Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giá trị ích lợi áp lực mang tới cho công việc của bạn là gì?

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 10 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong một tuần lễ đi làm của mình chắc hẳn bạn cũng có ít nhất 1,2 ngày rơi vào trạng thái stress khi có cả tấn áp lực đổ lên đầu. Những lúc như thế suy nghĩ của bạn ra sao? Đa phần chúng ta đều nghĩ rằng áp lực là thứ thật kinh khủng và muốn thoát khỏi nó càng nhanh càng tốt. Thế nhưng có bao giờ bạn suy nghĩ theo một cách khác, rằng áp lực trong công việc cũng đem đến những giá trị không ngờ tới cho bản thân bạn? Cách nghĩ này làm tôi nhớ đến một câu nói khá thú vị và ý nghĩa, rằng “Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lý do để khóc, hãy cho nó thấy bạn có cả ngàn lý do để cười.”

Tuyển dụng

1. Không có áp lực, không có kim cương

Bạn biết đấy, kim cương là một kim loại quý hiếm, đẹp đẽ và thuộc hàng kim loại đắt đỏ nhất mà bất cứ kim loại nào cũng không sánh kịp, thứ mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu. Kim cương được cấu thành từ nguyên tố hóa học cacbon. Dừng lại một chút, có phải bạn cũng nhớ ra rằng than chì cũng được tạo nên bởi cacbon hay không? Chính xác là như vậy. Nhưng sự khác biệt ở đây chính là kim cương thì vô cùng giá trị và quý hiếm nhưng than chì lại có vẻ ngoài rất xấu xí và đen sì. Dưới độ sâu tận 150km và áp suất khoảng 5 gigapascal, nhiệt độ mà mọi thứ đều có thể nóng chảy, những viên kim cương quý giá được hình thành. Kim cương sinh ra ở môi trường vô cùng khắc nghiệt vậy nên nó đắt giá đúng theo cách mà nó đã trải qua.

Tôi muốn lấy kim cương là hình ảnh mà mỗi chúng ta đều phải học tập. Con đường sự nghiệp là một hành trình dài đầy rẫy khó khăn và áp lực. Chọn cách đương đầu với khó khăn thế nào là ở bạn. Thay vì dùng thái độ chối bỏ áp lực hay cố gồng mình lên chịu đựng tại sao chúng ta không biến áp lực trở thành “đồng minh”, là thứ mang lại giá trị lợi ích cho ta? Áp lực thật sự khó để thay đổi hay trốn tránh tuy nhiên nếu không thay đổi được nó thì hãy thay đổi thái độ của bạn với nó.

Không có áp lực, không có kim cương

Hãy có suy nghĩ tích cực rằng áp lực được tạo ra để tôi luyện ý chí vững vàng, là thử thách xem khả năng chúng ta giải quyết nó ra sao. Bạn đừng sợ hãi khi công việc, deadline, ý tưởng, nhiệm vụ dồn lên cùng một lúc. Hãy lập ra một kế hoạch cụ thể và danh sách những việc cần hoàn thành trước và từng bước thực hiện chúng. Đó chính là cách bạn đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, xác định rõ ràng, có thời hạn hoàn thành cụ thể. Sau mỗi công việc đã hoàn thành bạn nên đánh giá hiệu quả của công việc đó để rút ra kinh nghiệm. Làm việc với một thái độ vui vẻ, nhiệt huyết, tích cực lạc quan sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm khi vượt qua thử thách. Tin tôi đi những khó khăn mà bạn kiên cường trải qua luôn tỷ lệ thuận với giá trị thành quả bạn muốn đạt được. Muốn trở thành một viên kim cương đáng giá hay một viên than chì? Tất cả phụ thuộc vào hành động của bạn từ bây giờ.

“Nếu bạn định bước qua địa ngục, hãy cứ tiếp tục.” – đó là một câu nói mà tôi khá tâm đắc của Winston Churchill. Để thành công trong sự nghiệp không thể chưa từng gặp qua thất bại. Những điều khó khăn và tồi tệ chỉ muốn giúp bạn rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ nỗ lực hơn nữa. Con đường đến thành công không trải đầy hoa hồng mà chỉ trải đầy mồ hôi nước mắt thậm chí là cả máu. Trên thực tế những người thành công nổi tiếng đều đã từng chịu những áp lực lớn hơn gấp nhiều lần áp lực chúng ta đang phải gánh. Tổng thống Mỹ Donald Trum trước đây là một tỷ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 4,5 tỷ USD. Thế nhưng bạn sẽ phải há miệng ngạc nhiên rằng cũng chính Dolnan Trump từng được ghi tên vào sách kỷ lục Guiness rằng là con nợ khủng hất lịch sử tài chính với số nợ 1 tỷ USD. Hay như Henry Ford – nhà sáng lập ra hãng ô tô thành công nhất nhì thời đại. Ông là một minh chứng cho việc thất bại nhiều lần và phải chịu những áp lực từ việc phá sản liên tục ở những năm 1899, 1901. Đam mê về ô tô đã dẫn dắt và thôi thúc Henry Ford đạt tới đỉnh cao của thành công trong cuộc cách mạng ngành công nghiệp ô tô. Và còn rất nhiều tấm gương khác chúng ta cần học tập về cách họ lấy áp lực làm động lực để thành công.

Việc làm quản trị kinh doanh

2. Cách biến áp lực thành “đồng minh”

Không phải ai cũng có thể kiểm soát được những áp lực và hậu quả mà stress công việc gây ra với nhiều người thật kinh khủng. Ngày nay chúng ta bị áp lực và mệt mỏi không những vì công việc mà còn do sự giá tăng cường độ cùng số lượng công việc. Con người phải chịu sự đè nặng của công việc nhưng cách thức tổ chức công việc lại không có gì thay đổi. Thống kê của ILO cho biết trên thế giới có xấp xỉ 20% dân số bị căng thẳng quá mức trong công việc và tỷ lệ đàn ông cao hơn phụ nữ.

Nhật Bản là quốc gia có cường độ lao động siêng năng bậc nhất thế giới. Quốc gia này áp dụng một loạt các chế độ hà khắc như nhân viên phải gửi kế hoạch trước giờ làm việc, luôn phải viết báo cáo và kế hoạch sau mỗi 2 giờ, làm báo cáo cuối ngày/cuối tuần, thậm chí đang họp cũng phải báo cáo. Nếu báo cáo muộn phạt 50 nghìn, không làm phạt 100 nghìn. Số tiền phạt có thể bằng 2 đến 3 ngày lương. Nhìn sơ qua một vài quy tắc làm việc này của người Nhật có lẽ bạn vẫn chưa thấy kinh khủng bằng con số thống kê lượng người tự tử vì áp lực quá lớn ở đất nước này. Đó là cứ 3 giây lại có một người Nhật tìm đến cái chết.  Thật kinh khủng! Tất nhiên mỗi một môi trường lại có những áp lực riêng nhưng tôi muốn nói rằng nếu không có giải pháp đón nhận những áp lực thì bất kỳ ai cũng sẽ dễ dàng rơi vào bế tắc, chán nản và thậm chí là những hành động dại dột.

2.1. Đón nhận mọi khó khăn, biến cố một cách bình tĩnh và lạc quan

Công việc là một chuỗi những thuận lợi, khó khăn đan xen nhau. Chúng ta cảm thấy áp lực khi không thể kiểm soát được công việc quá tải. Điều bạn nên làm đầu tiên đó là hãy bình tĩnh đón nhận nó, cân bằng lại sự tập trung và quản lý năng lượng đang có khi gặp áp lực công việc. Chúng ta không thể ước áp lực biến mất ngay lập tức, thay vì gồng lên chống lại nó bạn thử chọn cách tĩnh tâm để thấu hiểu các vấn đề từ từ rồi đưa ra hành động giải quyết thấu đáo. Như vậy vừa không làm mất đi năng lượng đang có, vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh để làm mọi việc hiệu quả nhất.

Cách biến áp lực thành “đồng minh”

2.2. Nhận biết và quản lý cảm xúc

Giải pháp thứ hai mà tôi muốn mách bạn đó là quản lý cảm xúc hiệu quả. Liệu rằng bạn đã biết cách quản lý cảm xúc của chính mình?

Đầu tiên hãy gọi tên đúng cảm xúc đang diễn ra bên trong. Tiếp đó khi đã gọi đúng tên cảm xúc hãy tìm cách giải tỏa cảm xúc bằng một số cách như thả lỏng, tĩnh tâm và thiền. Thiền là một cách giúp bạn cân bằng lại cảm xúc và năng lượng. Thiền nghĩa là bạn tập trung duy nhất vào một công việc, không để bị các cảm xúc hay dòng suy nghĩ khác cắt ngang. Đây là cách mà các thiền sư luôn tĩnh tâm và không bị dao động bởi bất cứ thứ gì xung quanh. Hoặc bạn có thể ra ngoài chơi một số môn thể thao hoặc làm những thứ bạn vẫn thích như ca hát hay vẽ tranh, đi làm từ thiện, cắm hoa...Những công việc này sẽ làm bạn cảm thấy thư giãn và lấy lại năng lượng giải quyết công việc.

Việc làm bán hàng

2.3. Chia sẻ với bạn bè, gia đình

Có những người sẽ chọn cách tự mình chịu đựng và trải qua áp lực. Thế nhưng với những người được chia sẻ những căng thẳng mà họ đang gặp phải, họ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc thực sự. Chia sẻ với những người thân thiết bạn sẽ phần nào trút bỏ được những mệt mỏi áp lực. Thậm chí có lúc họ còn có thể đưa ra giải pháp giúp đỡ bạn. Gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất và an toàn nhất. Họ chính là liều thuốc xoa dịu mọi thứ đè nặng lên bạn.

Mọi tiêu cực, áp lực và thử thách đều tiềm ẩn những cơ hội để bạn vươn lên. Hãy nhớ rằng bạn chỉ cảm thấy mệt mỏi áp lực khi bạn đang lên dốc, ngược lại quá thoải mái nghĩa là đang tuột dốc. Đừng đánh mất niềm tin nơi mình và từ bỏ. Thành công hay không, phụ thuộc vào việc bạn chịu được bao nhiêu áp lực. Chúc bạn luôn bình tĩnh, lạc quan và biến những áp lực hiện tại thành một “mỏ kim cương” giá trị nhé!

>>> Xem thêm: Học ngay những kỹ năng buông bỏ để công việc hiệu quả

>>> Bạn có thể quan tâm: Bạn có thể truy cập ngay việc làm IT phần mềm tại Đà Nẵng để có những bản tin tuyển dụng và thông tin của các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này nhanh nhất.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý