Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 06 năm 2024
Trong thời gian gần đây, giới kinh doanh Việt nam đã quá quen thuộc với chương trình Sharktank Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư là chủ của các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Họ tham gia chương trình và sẵn sàng đầu tư cho những mô hình kinh doanh mà founder hay co - founder thuyết phục được họ về tiềm năng phát triển của mô hình. Vậy các founder ở đây là ai? CO – founder là gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu nhé!
Không khó để mọi người có thể giải nghĩa founder và CO – founder. Đây chỉ là hai từ tiếng Anh có bản được Việt Nam mượn sử dụng để gọi tên các start up. Giải nghĩa cơ bản thì:
- Founder: Dùng để gọi những người sáng lập hay người thành lập ra một thương hiệu, một sản phẩm/ dịch vụ hay một Công ty,…
- CO – founder: Có nghĩa là đồng sáng lập tức là cùng nhau tạo nên một sản phẩm mới, sản phẩm đó ra đời dựa trên sự nỗ lực của trên 1 người.
Hiện nay kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều lợi thế. Chúng ta tự hào khi nước Việt là một trong những quốc gia có “rừng vàng – biển bạc – đất phì nhiêu”, có tình hình chính trị ổn định, hoạt động kinh tế nhận được nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ, đặc biệt là có đội ngũ lao động trẻ dồi dào phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Cùng với đó là chủ trương hội nhập với nền kinh tế quốc tế, tiếp thu nền văn minh hiện đại, nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Đó là cơ hội làm giàu cho giới trẻ Việt Nam ngày nay lập nghiệp hay còn gọi với cái tên phổ biến hơn là start – up, thành lập thương hiệu với sản phẩm mới đưa tham gia vào thị trường kinh doanh đầy sôi động.
Từ những mô hình kinh doanh mới đó, những thuật ngữ founder hay CO – founder dần trở nên quen thuộc hơn không chỉ với người trong giới mà cả với sinh viên kinh tế hay những người thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế hiện nay. Hai danh từ này đặc biệt ghi dấu ấn và trở thành phổ biến hơn với sự ra đời của một chương trình truyền hình mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây - Sharktank Việt Nam. Trong chương trình có sự tham gia của các nhà đầu tư được gọi là Shark và các Shark thường gọi người kêu gọi vốn là Sharktank Việt Nam founder nếu họ là người duy nhất tạo ra sản phẩm, sáng lập ra một mô hình kinh doanh hay CO – founder nếu họ là người đồng sáng lập ra sản phẩm hay mô hình kinh doanh kêu gọi vốn tại chương trình.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các CO – founder là những người sáng lập ra sản phẩm tiện ích được ưa dùng trên khắp thế giới. Bạn có biết công cụ tìm kiếm Google không? Nó được ra đời từ Sergey Brin và Larry Page và họ được gọi là CO - founder của Google. Còn Instagram thì sao? Một trang mạng xã hội lừng lẫy không thua kém Facebook nhận được sự tham gia của của hàng triệu người dùng đặc biệt là người nổi tiếng trên khắp thế giới. Đây là sản phẩm được ra đời từ Kevin Systrom và Mike Krieger, họ được gọi là CO - founder của Instagram.
Việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội
Ngay từ khi giải nghĩa đã thấy được sự khác nhau giữa founder và CO – founder. Tuy nhiên nó còn khác nhau chi tiết hơn, sâu xa hơn ở cả vai trò và hoạt động. Cụ thể:
- Founder – Người sáng lập: Dùng để gọi tên những nhà sáng lập một mình tạo nên thành công, đó là các chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân. Công việc quản lý điều hành mọi hoạt động trong công ty đều do họ trực tiếp điều hành. Mọi vấn đề thì Founder đều có thể quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của ai cả và họ cũng không cần dùng đến dòng vốn của người khác.
Là một Founder bạn hoàn toàn nắm quyền và tự quyết định mọi vấn đề mà không cần phải bàn bạc với bất kỳ ai, vì thế sẽ không xảy ra những cuộc tranh cãi giữa những người lãnh đạo. Nhưng bù lại Founder lại không sử dụng được dòng vốn người khác, không được tham khảo ý kiến của nhiều người, khi gặp vấn đề khó khăn đôi khi rất khó để họ giải quyết lúc này họ nghĩ nếu có một cộng sự thì việc cùng nhau bàn bạc, giải quyết có thể sẽ dễ dàng hơn. Các nhà sáng lập nổi tiếng thế giới như:
+ Howard Schultz – nhà sáng lập thương hiệu Starbucks từ năm 1971
+ Amancio Ortega – nhà sáng lập thương hiệu thời trang ZARA.
+ William Henry "Bill" Gates – nhà sáng lập Microsoft, ông là nhà sáng lập thành công nhất thế giới khi trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản hàng chục tỷ đô la Mỹ.
+ Richard Branson là nhà sáng lập, chủ tịch tập đoàn Virgin
- CO – founder: Người đồng sáng lập tức là một doanh nghiệp, một công được thành lập bởi nhiều người và họ cùng nhau điều hành các hoạt động của công ty. Ban đầu họ có thể là một founder, là người khởi đầu các dự án, sáng tạo các ý tưởng độc đáo nhưng do một vài lý do họ không đủ năng lực làm một mình và bắt đầu tìm kiếm đồng đội cùng đam mê với mình để tuyển người đồng sáng lập. Và rồi sau đó trở thành một phần trong thành công của Công ty.
Các CO – founder có lợi thế không phải làm việc một mình mà họ luôn có người chung tay giúp sức đưa ra quyết định, như vậy sẽ hạn chế được những sai lầm. Bên cạnh đó nguồn vốn kinh doanh còn được bổ sung từ các CO – founder do đó lợi nhuận phải được chia ra theo tỷ lệ phần trăm góp vốn chứ không phải của riêng cá nhân nào.
Các CO – founder khi thành lập công ty, phát triển mô hình kinh doanh, dự án hay sáng lập một thương hiệu mới cho sản phẩm mới cùng một đội nhóm đôi khi khó khăn bởi những ý kiến không đồng nhất nhưng cũng có không ít thuận lợi nếu đồng đội chung ý tưởng có thể hỗ trợ, bổ sung ý kiến cho nhau.
Để công việc khởi nghiệp được suôn sẻ các CO – founder cần phải tích lũy thật nhiều kiến thức, học hỏi kinh nghiệm mở công ty riêng từ người đi trước, đó là các doanh nhân nổi tiếng thế giới hay từ cả những doanh nhân trong nước. Dưới đây sẽ là kinh nghiệm dành cho các CO – founder:
- Cổ phần phải được phân chia rõ ràng theo trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi CO – founder
- 10% cổ phần là con số thấp nhất mà các CO – founder cần được hưởng
- 4 CO – founder là số lượng đối đa cho một công ty startup
- 4 năm là thời gian mỗi CO – founder nên được nhận quyền điều hành quản lý doanh nghiệp
- Kỹ năng và kinh nghiệm điều hành phát triển công ty là yếu tố không thể thiếu ở một CO – founder
- Đồng đội cùng hợp tác nên tìm kiếm những người cùng chung ý tưởng, quan điểm và chí hướng.
Nếu bạn là sinh viên kinh tế hay bất cứ sinh viên thuộc các nhóm ngành có đam mê kinh doanh với nhiều ý tưởng độc đáo thì CO – founder là hình thức bạn nên lựa chọn để khởi nghiệp bởi bạn sẽ được hỗ trợ phát triển từ đồng đội cùng chí hướng. Họ sẽ cùng bạn bước lên đỉnh cao của sự nghiệp. Đồng thời nguồn vốn kinh doanh cũng được tăng lên, phục vụ hoạt động kinh doanh.
Trên đây là những thông tin tìm hiểu “CO – founder là gì?” mà Timviec365.vn cung cấp tới đọc giả. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đều hữu ích và đáp ứng nhu cầu kiếm thông tin của hầu hết các độc giả.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc