Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

UNDP là tổ chức gì? Mối quan hệ thực tế giữa Việt Nam và UNDP

Tác giả: Thảo Ngọc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 03 năm 2023

Theo dõi timviec365 tại google new

Các tổ chức do Liên hợp quốc lập nên đều có mục đích nhất định đối với đời sống con người, trong đó không thể không kể đến chương trình phát triển UNDP. Vậy thực chất UNDP là tổ chức gì? Mối quan hệ hợp tác giữa UNDP và Việt Nam như thế nào? Bạn hãy cập nhật các thông tin ngay tại bài viết này của timviec365.vn nhé.

1. Tổng quan về chương trình UNDP

1.1. UNDP là tổ chức gì?

UNDP là tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc được thành lập năm 1965 tại thành phố New York. UNDP là viết tắt của từ tiếng Anh United Nations Development Programme có nghĩa là Chương trình phát triển Liên hợp quốc. UNDP được hình thành năm 1965 tại NewYork dựa trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức nhỏ của Liên hợp quốc là Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật mở rộng (EPTA) và Quỹ Đặc biệt của Liên hợp quốc.

UNDP là tổ chức gì?
UNDP là tổ chức gì?

Vì là tổ chức thuộc Liên hợp quốc nên các thành viên trong Liên hợp quốc đều có thể trở thành thành viên của tổ chức UNDP. Đây cũng là chương trình có vai trò viện trợ lớn nhất hiện nay liên quan đến chuyển giao công nghệ và đầu tư theo từng chu kỳ. UNDP tuyên truyền về sự đổi mới và là cầu nối, là mục tiêu chung của 166 quốc gia thành viên.

1.2. Mục đích hình thành UNDP

Tổ chức UNDP ra đời với mục đích đưa ra những chính sách và kế hoạch để giúp đỡ tất cả các quốc gia thành viên, giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải đồng thời đạt được những mục tiêu, định hướng của mình. Song đó, mục tiêu cuối cùng vẫn là hướng đến con người, hướng đến một cuộc sống phát triển một cách bền vững.

Mục đích to lớn này được phân chia thành những mục tiêu nhỏ hơn đó là: xoá đói giảm nghèo; xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, màu da, sắc tộc; giải quyết được các vấn đề thất nghiệp; tạo ra các việc làm đem lại thu nhập cho người dân; bảo vệ quyền và địa vị của người phụ nữ trong xã hội, chính trị và các lĩnh vực khác. Cơ bản, các nước thành viên của UNDP đều đã và đang được hưởng những đặc quyền với mục đích hoạt động của tổ chức.

2. Chi tiết chương trình UNDP

2.1. Về cơ cấu tổ chức

UNDP là tổ chức trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc nên sẽ chịu chi phối của Đại hội đồng và ECOSOC (Hiến chương Liên hợp quốc). Trong đó, Đại hội đồng sẽ quyết định các chính sách lớn còn ECOSOC sẽ xác định các nguyên tắc và quy chế hoạt động của tổ chức.

Người đứng đầu UNDP được gọi là Tổng Giám đốc do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm. Cơ quan quyền lực nhất là Hội đồng chấp hành gồm 36 thành viên được phân bổ tại các quốc gia như sau: Châu phi – 8, Châu Á- 7; Trung Âu – 4; Mỹ Latinh và Caribe – 5; Tây Âu, các nước khác – 12 và có nhiệm kỳ 3 năm. Việt Nam vinh dự được là thành viên Hội đồng chấp hành nhiệm kỳ từ 2000 – 2002 và được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành năm 2000 và 2001.

Cơ cấu tổ chức của UNDP
Cơ cấu tổ chức của UNDP

2.2. Về nguồn vốn tài trợ

Nguồn vốn tài trợ chủ yếu xuất phát từ các nguồn đóng góp của các nước thành viên hoặc các cá nhân, tổ chức khác. Nguồn viện trợ sẽ không hoàn lại và được thực hiện dưới dạng chương trình quốc gia có thời hạn 5 năm đối với hầu hết các lĩnh vực từng quốc gia. Cách làm này có thể đảm bảo được hoạt động liên tục của tổ chức.

Xem thêm: Tổ chức phi chính phủ là gì? Từ thông tin đến việc làm cho bạn

2.3. Về phương hướng hoạt động

UNDP hướng đến mục tiêu xây dựng cuộc sống con người ấm no, hạnh phúc và phát triển bền vững. Vì thế, các chính sách hoặc phương hướng hoạt động đều xoay quanh mục đích này. Cụ thể gồm các danh mục như dưới đây nhé.

2.3.1. Triệt để đẩy lùi nghèo đói bần cùng

Hoạt động đầu tiên mà UNDP luôn muốn hướng tới đó chính là xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là các trường hợp đến bần cùng. Khi người ta nghèo đói sẽ vô cùng thiếu thốn, đáng thương và có thể xuất hiện những suy nghĩ, hành vi lệch lạc, phạm pháp và tiêu cực. Chính vì thế, để người dân cảm thấy hạnh phúc thì trước tiên phải ấm no và có thu nhập ổn định.

Theo sát định hướng của UNDP, nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Từ năm 1990 đến năm 2015 tỷ lệ người có thu nhập dưới 1 đô la/1 ngày đã giảm đi một nửa, giảm hẳn tình trạng thiếu ăn và người lao động nghèo đã có công ăn việc làm ổn định.

2.3.2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tất cả trẻ em

Dù thế nào đi chăng nữa thì việc học hành vẫn rất quan trọng đối với tương lai của một con người. Khi có học thức, con chữ thì bạn mới có thể có tiếng nói và chỗ đứng trong xã hội, tự nâng cao giá trị bản thân và còn có thể giúp đỡ người khác. Do đó, việc hoàn thành phổ cập giáo dục đối với các quốc gia là điều cần thiết. Với chiến dịch này của UNDP mà đến năm 2015 đã có rất nhiều trẻ em bao gồm cả trai và gái trên toàn thế giới tốt nghiệp cấp tiểu học.

Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học

2.3.3. Thực hiện bình đẳng giới, đề cao vai trò phụ nữ

Người phụ nữ có nhiều công lao và phẩm chất tốt đẹp nhưng lại bị coi thường, đối xử bất công từ trước đến nay. Vậy nên phía tổ chức UNDP đã thực hiện kế hoạch bình đẳng giới, ai cũng có quyền lợi như nhau, không phân biệt trai gái và đặc biệt luôn đề cao giá trị của người phụ nữ. Đầu tiên, cần thực hiện ngay ở môi trường giáo dục, xoá bỏ sự chênh lệch về giới tính khi tất cả trẻ em không phân biệt trai gái đều được đi học và hoàn thành cấp bậc như nhau. Ngày nay, phụ nữ ở một số quốc gia còn được đề bạt lên các vị trí trong bộ máy chính trị để thể hiện bình đẳng giới và người phụ nữ cũng có vai trò quan trọng vô cùng.

2.3.4. Cải thiện sức khoẻ sinh sản cho thai phụ

Sinh đẻ là việc phát triển nòi giống nhưng vô cùng nặng nhọc và nguy hiểm nhưng những người phụ nữ bé nhỏ, yếu ớt lại luôn kiên cường làm điều này từ thuở xưa. Vậy mà nhiều người mang thai còn bị đối xử bạo hành, làm việc nặng nhọc, sau khi sinh thì không được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. 

Thấy được sự vô lý này, UNDP đã định hướng các hoạt động hỗ trợ cải thiện sức khoẻ sinh sản cho các thai phụ bao gồm các chính sách hỗ trợ mang thai, sinh sản, nghỉ thai sản để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho những người phụ nữ vỹ đại này. Nhờ đó mà tỷ lệ tử vong của thai phụ hoặc trẻ sơ sinh đã được giảm đi rất nhiều, giúp người phụ nữ có được tâm trạng thoải mái hơn khi mang thai.

2.3.5. Phòng chống bệnh hiểm nghèo, bệnh dịch

Bên cạnh đó, chúng ta không thể quên đi những nhiệm vụ phòng chống các bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS hoặc các bệnh sốt rét, dịch bệnh lây lan. UNDP đã bắt tay vào việc cải thiện môi trường sống đầu tiên để thu hẹp mức độ lan truyền của dịch bệnh. Đồng thời họ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ về mặt kinh tế để hỗ trợ người bệnh và phòng chống thiên tai xảy ra.

Phòng chống dịch bệnh, thiên tai
Phòng chống dịch bệnh, thiên tai

3. Mối quan hệ thực tế giữa Việt Nam và UNDP

Việt Nam chúng ta đã ký Hiệp định hợp tác với UNDP vào ngày 21 tháng 3 năm 1978. Kể từ đó, UNDP đã thực hiện cho nước ta tổng cộng 6 chương trình viện trợ với số vốn khoảng 430 triệu USD. UNDP đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách đổi mới liên quan đến kinh tế, chính trị nước ta.

Quan hệ hợp tác Việt Nam và UNDP có thể chia làm ba giai đoạn chính.

3.1. Giai đoạn 1977 đến giữa thập kỷ 80

Giai đoạn này, UNDP hỗ trợ thiết lập lại đất nước và chuyển giao công nghệ để theo kịp xu hướng thế giới. Các dự án của UNDP chủ yếu tập trung theo yêu cầu vào hỗ trợ phục hồi và nâng cấp năng lực sản xuất và đẩy mạnh sản xuất các hàng hoá thiết yếu để phục vụ đời sống bà con nhân dân.

3.2. Giai đoạn giữa thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90

Sau khi đã phục hồi lại đất nước, UNDP tiếp tục hỗ trợ Việt Nm thực hiện tiến trình đổi mới và mở cửa trở lại. Dường như UNDP đã làm giúp Việt Nam tất cả những công việc cần thiết như: quy hoạch tổng thể, đánh giá, xây dựng quy hoạch phát triển các vùng lãnh thổ có đặc thù kinh tế như đồng bằng sông Hồng hoặc đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, UNDP còn dựa vào các báo cáo về du lịch, sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp và cả giáo dục để đưa ra các chiến lược phát triển trong dài hạn. 

3.3. Giai đoạn giữa thập kỷ 90 đến nay

Từ giữa thập kỷ 90 cho đến nay thì UNDP đã giúp Việt Nam tập trung vào việc cải cách xã hội, xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững về mọi mặt. Theo đó, Việt Nam thường xuyên tham gia các buổi diễn đàn nhóm các nhà tài trợ của UNDP để cs thêm hiểu biết chung cũng như có nhiều hơn các giải pháp cải cách tài chính, sử dụng ODA hiệu quả, cải cách pháp luật, thương mại, v.v…

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNDP
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNDP

Tóm lại, UNDP là tổ chức phát triển Liên hợp quốc với nhiều dự án và hoạt động hỗ trợ các quốc gia thành viên. Qua bài báo trên của timviec365.vn chắc hẳn bạn đã hiểu được UNDP là tổ chức gì cũng như cụ thể định hướng hoạt động và mối quan hệ giữa UNDP với Việt Nam. Hy vọng bạn lấy đó làm nền tảng để tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn nhé.

Giải đáp câu hỏi UNESCO là tổ chức gì?

UNESCO có lẽ là cụm từ được rất nhiều người biết đến. Nhưng các bạn có biết được thực chất đây là tổ chức gì và mục đích hoạt động của tổ chức này hay không? Hãy cùng timviec365.vn đi tìm đáp án nhé.

UNESCO là tổ chức gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý