Tác giả: Nguyễn Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 04 năm 2024
Ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần nghe được các khái niệm như Giáo sư, phó giáo sư, chủ tịch, phó chủ tịch, bác sĩ, dược sĩ,... Các từ trên được gọi là gì? Đó chính là chức danh của mỗi người. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất thực sự của thuật ngữ này. Vậy. chức danh là gì?
Khái niệm về chức danh
Khái niệm: Chức danh (tên tiếng anh là TITLE) là chức phận, nhiệm vụ, quyền hàn, tầm hạn quản lý và sự ghi nhận về danh tính của một người thông qua sự cấp phép được công nhận một cách hợp pháp.
Ví dụ: giáo sư, tiến sĩ, chủ tịch, trưởng phòng,...
Mục đích của chức danh
Chức danh được trao cho mỗi người nhằm mục đích nêu lên nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm họ nắm giữ và cũng để phân biệt từng cá nhân trong tổ chức, tập thể.
Cách sử dụng
Chức danh được sử dụng ví dụ trong doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học,... hay cụ thể chính xác là một cộng đồng, tập thể tổ chức gồm nhiều bộ phận nhiệm vụ khác nhau.
Phân loại chức danh: được chia thành 2 loại chính là: Chức danh khoa học và chức danh nghề nghiệp
Tầm quan trọng to lớn của “chức danh” trong công ty là điều dễ hiểu. Vì vậy, các chức danh này cũng cần được thực hiện và quản lý tốt để phát huy hiệu suất công việc một cách tốt nhất, như thế cũng sẽ đảm bảo được một cách thống nhất hệ thống bộ máy nhân lực tránh việc tự phát, tùy tiện, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình vận hành. Việc phong chức danh cần đáp ứng và theo các yêu cầu sau:
Như vậy việc quy định các vấn đề liên quan đến chức danh sẽ đảm bảo được tính thống nhất, sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý điều hànhTránh việc thực hiện một cách tùy tiện, không đúng chuẩn và không chính xác.
Khái niệm: Chức danh khoa học của một người là tên gọi cần được viết đúng và theo thứ tự học hàm - học vị - ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (nếu cần) và khi cần thiết thì viết cụ thể ngành học hoặc chuyên ngành đào tạo kèm theo.
Ví dụ: Thay vì viết tiến sĩ-bác sĩ thì phải viết tiến sĩ y khoa (TS. Y khoa), thay vì viết thạc sĩ-kiến trúc sư thì viết thạc sĩ- kiến trúc (ThS. Kiến trúc) hoặc Giáo sư - tiến sĩ Y khoa, Phó Giáo sư - Cử nhân kinh tế…
Được cấu tạo từ học hàm, học vị và ngành (chuyên ngành đào tạo) nên để viết đúng trước tiên chúng ta cần hiểu rõ xem cấu tạo đó là gì là như thế nào? Chức danh học hàm chỉ cần căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện đề ra, căn cứ vào tài năng, uy tín, cống hiến khoa học của từng người và do Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm để đề nghị Nhà nước quyết định công nhận mà không cần qua đào tạo hay thi cử. Trái với học hàm, học vị nhất định phải qua một quá trình đào tạo bồi dưỡng đó chính là quá trình tham gia vào hệ thống giáo dục ở bậc Đại học và trên Đại học của mỗi quốc gia, sau đó tham gia thi hoặc bảo vệ thành công luận văn, luận án tốt nghiệp, người học được Nhà nước cấp văn bằng và danh vị khoa học tương ứng; sau đó sẽ được cấp các văn bằng liên quan đến lĩnh vực tham gia đào tạo.
Nhưng một thực trạng cho thấy trong những năm gần đây chúng ta sử dụng không chính xác những tên chức danh khoa học gây nên sự sai theo một hệ thống, làm ảnh hưởng không tốt tới sự kính trọng của ta dành cho họ. Chúng ta thường bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài), trên các bảng hiệu (văn phòng luật sư, kiến trúc sư,…), thậm chí trong các văn bản khoa học, tồn tại cách viết tùy tiện như tiến sĩ-bác sĩ (TS-BS), bác sĩ-thạc sĩ (BS-ThS), luật sư- tiến sĩ (LS-TS). Thạc sĩ- kiến trúc sư (ThS-KTS)… Và điều đó dẫn đến một tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa, thừa khi sử dụng hai cấp học vị mà thiếu đi chuyên ngành đào tạo (khi cần thiết).
Chính vì thế để sử dụng đúng chức danh khoa học, chúng ta cần hiểu rõ và chính xác về chúng để tránh tình trạng sai nối tiếp sai mà tạo nên sự thiếu chuyên nghiệp.
Khái niệm:
Chiếu theo khoản 1 điều 2 thông tư số 12/2024/TT - BNV, chức danh nghề nghiệp được biết đến như là cách để diễn tả trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của từng cá nhân trong từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Ví dụ như trong một công ty thì các thứ hạng chức danh nghề nghiệp cũng đã được phân chia cụ thể tới mỗi người như là: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, tổ trưởng, nhân viên,...
Mục đích: được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Tiêu chuẩn, kết cấu chung của chức danh nghề nghiệp:
Tên, hạng của mỗi chức danh.
Nhiệm vụ: chỉ ra cụ thể, chi tiết những công việc phải thực hiện có tính chất phù hợp với mỗi chức danh.
Các tiêu chuẩn về đạo đức trong nghề.
Trình tự và thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp là:
Bộ quản lý chuyên ngành căn cứ vào các yêu cầu về đặc điểm, tính chất theo các hoạt động của nghề nghiệp mà chủ trì, phối hợp với các bên có thẩm quyền liên quan xây dựng và đưa ra Bộ tiêu chuẩn về chức danh của mỗi nghề nghiệp theo từng ngành, từng lĩnh vực được bàn giao theo từng bước sau:
Thực hiện việc điều tra, thu thập thông tin, đánh giá về số lượng và chất lượng của đội ngũ mỗi cá nhân trong ngành, lĩnh vực; tình trạng hiện tại của việc tổ chức đào tạo theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp; cũng như hệ thống và tiêu chí sử dụng cho các ngạch cá nhân.
Trên cơ sở kết quả đi thực nghiệm về hiện trạng đội ngũ cá nhân quy định theo Điểm a khoản này và định hướng hướng đi phát triển ngành, lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, xây dựng các bước đi mới cần thiết hoặc sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, đề xuất hạng mục, tiêu chí các cá nhân hiện đang được sử dụng;
Dự thảo Bộ tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp cần có của các cá nhân chuyên ngành;
Bộ Nội vụ cùng với Bộ quản lý viên chức chuyên ngành đưa ra quyết định về tiêu chuẩn dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của cá nhân chuyên ngành; cấp số hiệu cụ thể cho mỗi chức danh nghề nghiệp.
Bộ quản lý viên chức chuyên ngành nghiệm thu, hoàn chỉnh trên cơ sở lấy ý kiến từ Bộ Nội Vụ, theo đó ban hành tiêu chuẩn về các chức danh nghề nghiệp của các cá nhân theo quyền hạn.
Khái niệm: Chức vụ (tên tiếng anh là POSITION) là tên gọi thể hiện sự đảm nhận về một vị trí, vai trò, địa vị của mỗi cá nhân trong một tổ chức, tập thể.
Ví dụ: trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng tài chính,...
Nếu chức danh chỉ là về chức phận về danh tính của cá nhân thì ở đây chức vụ đã chỉ ra cụ thể công việc cá nhân đó cần làm là gì. Ở đây với mỗi chức danh sẽ gắn với một hoặc nhiều chức vụ khác nhau. Một cá nhân vừa có thể có được chức danh và vừa có được chức vụ, một số khác lại chỉ có chức danh mà chưa có chức vụ và cũng có những người chỉ có chức vụ mà không có chức danh.
Từ các khái niệm trên có thể thấy ví dụ là nhân viên thì chắc chắn đây là chức danh, nhưng nhân viên đó lại làm nhân viên sản xuất, nhân viên kỹ thuật, kế toán, tổ trưởng bộ phận sửa chữa, hay thậm chí là giám đốc công ty thì đó lại là chức vụ. Hay thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, vừa có chức danh là cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân, vừa có chức vụ là thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
Có một chức danh cao và đủ nội lực trong công việc sẽ tạo rất nhiều động lực cho chính người lao động, khiến họ cảm thấy mình có giá trị hơn, có tầm quan trọng với công ty hơn từ đó cho họ suy nghĩ ngầm rằng mình phải có trách nhiệm với nó mà hoàn thành tốt việc mình đảm nhiệm. Hơn nữa mình cũng sẽ cảm thấy có chỗ đứng hơn trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Ở phía đối tác khách hàng, họ cũng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng đồng thời cũng tôn trọng hơn người lao động của doanh nghiệp đó khi được trực tiếp với người có “địa vị”, người có chức có quyền. Bên cạnh đó cũng nâng tâm uy tín của phía doanh nghiệp trong mắt khách hàng chỉ muốn làm việc với nhân viên cấp cao hoặc nhà quản lý.
Người đảm nhận chức danh công việc cũng cảm thấy hào hứng, tự tin hơn so với các ứng viên khác khi có những cơ hội mới mở ra. Chẳng hạn như vị trí mà bạn đang xem xét tuyển dụng nhận được hàng trăm nghìn sơ yếu lý lịch, và nếu bạn đã có kinh nghiệm ở một chức danh tốt trước đó, chắc chắn sẽ gây ấn tượng và làm tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Trong doanh nghiệp, với mỗi chức danh còn xác định rõ nhiệm vụ, công việc được phân công được giao cho từng nhân viên. Giúp doanh nghiệp có một bộ máy quản lý rõ ràng, có cái nhìn tổng quan trực diện về năng suất hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, từ đó sẽ có phương án tốt nhất để phân bổ công việc sao cho hiệu quả.
Ngoài ra, việc phân tích đánh giá bộ máy nhân lực của công ty cũng sẽ cho công ty các thông tin về điều kiện môi trường làm việc của mỗi cá nhân, giúp cho ta biết chỗ nào mạnh chỗ nào yếu, chỗ nào thừa chỗ nào đủ để có thể luân chuyển công việc một cách có lợi nhất cho công ty và người lao động.
Việc sử dụng chức danh không chỉ đơn giản nhằm mục đích tạo địa vị, tư thế cho mỗi cá nhân, nhân viên trong hoạt động kinh doanh của công ty mang tính chủ trương tham mưu hoạch định theo các chính sách phát triển vĩ mô mà còn là chính sách chiêu mộ thu hút, giữ chân người tài người người có năng lực kinh có kinh nghiệm công tác; bên cạnh đó cũng là hình thức để khen thưởng tôn vinh các đóng góp cống hiến của nhân viên.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc