Tác giả: Nguyễn Loan
Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 06 năm 2024
Công chức, viên chức nhà nước có thể nói là một trong những ngành nghề đang được rất nhiều người theo đuổi. Không hẳn là vì tính chất năng động hay mức lương hấp dẫn của nó mà nó chính là vì sự ổn định. Ngạch công chức có thể đối với những người trong ngành không còn xa lạ nữa. Thế nhưng vẫn còn có rất nhiều người chưa biết ngạch công chức là gì? để hiểu hơn về nó và tìm hiểu thêm những thông tin mới khác nữa thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé.
Có thể nói trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người đang mong muốn trở thành công chức nhà nước, được làm việc cho nhà nước để thực hiện các công việc có ích cho xã hội. Thế nhưng đối với rất nhiều người mà nói, để thi vào làm công chức đã khó, để thi nâng ngạch công chức lại càng khó hơn. Trước tiên để hiểu được vấn đề này thì bạn cũng cần phải biết thế nào là công chức và ngạch công chức trước.
Có rất nhiều người đang hiểu một cách sai lầm giữa công chức và công chứng với nhau. Chúng ta không nên hiểu sai lệch một cách như vậy, hiểu theo một nghĩa rộng thì công chức chính là người thực hiện các công việc và làm việc trong các cơ quan nhà nước. Họ chính là những người có năng lực đã được bổ nhiệm hoặc được tuyển trực tiếp thông qua các kỳ thi tuyển cán bộ công chức vào tại các vị trí chức danh trong cơ quan nhà nước. Cán bộ công chức sẽ phải thực thi tất cả những hoạt động công vụ và được hưởng một mức tiền lương theo quy định của pháp luật từ chính ngân sách nhà nước.
Ngạch công chức được hiểu chính là một cái tên gọi để thể hiện và phân biệt cấp bậc, thứ bậc về năng lực cũng như về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức nhà nước. Tuy nhiên bạn cũng có thể hiểu ngạch công chức chính là một chức danh công chức và nó được phân chia theo từng công việc ngành nghề khác nhau. Thể hiện được cấp độ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình không thua kém bất kỳ ai.
Có thể nói ngạch công chức chính là cái mà ai cũng muốn đạt được nếu như đã là công chức nhà nước. Vì sẽ chẳng có ai muốn được làm việc mãi ở một vị trí cả. Nếu như bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ như vậy thì có thể bạn sẽ bị sa thải bất cứ lúc nào nếu như không chịu thay đổi và khẳng định chính bản thân mình trong công việc. Đặc biệt hơn đối với những người làm trong công chức nhà nước thì sẽ có rất nhiều trường hợp sẽ bị sa thải nếu như không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì thế mà thông thường họ sẽ lựa chọn cách thi nâng ngạch công chức để khẳng định năng lực của chính mình.
Như vậy thì bạn cũng đã hiểu thế nào là ngạch công chức rồi đúng không nào? Vậy còn đối với những kỳ thi nâng ngạch công chức thì bạn cần phải chú ý đến những điều gì?
>>>Xem thêm: Biên chế nhà nước là gì và những thủ tục xét tuyển biên chế
Có thể đây không phải là vấn đề đáng quan tâm của chính bạn, thế nhưng đối với những trong ngành hay những bạn quan tâm và mong muốn thi nâng ngạch công chức thì hãy cần càng cần phải chú ý theo dõi nội dung trong các phần sau đây.
Không phải ai cũng có thể đăng ký dự thi được ngạch công chức, để có thể tham gia được kỳ thi này thì điều đầu tiên bạn cần phải đáp ứng chính là những điều kiện sau đây:
- Bạn phải là người được đánh giá và phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm làm việc liền kề trước thời điểm bạn đăng ký tham gia thi nâng ngạch công chức. Không những thế mà còn phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức và kỉ luật tốt thì mới có thể đăng ký tham gia. Không những thế mà bạn còn phải là người không mắc bất kỳ lỗi nào, ngoài ra không trong những trường hợp chờ thời gian thi hành kỷ luật hoặc là đang xem xét xử lý kỷ luật.
- Phải có ít nhất một năm làm việc (đủ 12 tháng làm việc) công chức đó phải giữ được vị trí đó liền kề với vị trí ngạch mà bạn tính toán đăng ký thi cho đến hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
- Trong những năm làm việc, công chức đó phải được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong 3 năm liên tiếp gần nhất với kỳ thi nâng ngạch mà chuẩn bị nộp hồ sơ tham gia. Không những thế mà còn phải đáp ứng cả yêu cầu về chứng chỉ, văn bằng các loại liên quan đến công việc hàng ngày. Đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công việc.
Đối với điều kiện thi nâng ngạch công chức thì bạn cần phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện này thì mới có thể đăng ký và tham gia vào kỳ thi nâng ngạch công chức. Đối với các công chức nói riêng và các cơ quan nhà nước nói chung thì điều kiện dự thi rất quan trọng. Nó chứng tỏ một điều chính là tạo ra một môi trường công bằng với tất cả mọi người dự thi và để lọc ra được những công chức có điều kiện tốt nhất để tham gia thi nâng ngạch.
Xem ngay: Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất hiện nay
Trước đây trong các quy định của pháp luật thì không có nêu rõ về môn thi, hình thức thi và thời gian thi nâng ngạch công chức. Tuy nhiên cho đến những năm gần đây thì điều này đã được quy định rõ trong nghị định 24/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Các công chức đã đăng ký dự thi kỳ thi nâng ngạch công chức thì đều phải thực hiện và trải qua hai kỳ thi đó chính là thi trắc nghiệm trên máy tính và phần thi về chuyên môn và nghiệp vụ công chức. Cụ thể:
- Ở vòng thi thứ nhất: Thi trắc nghiệm khoanh trên máy tính, tuy nhiên cũng có những đơn vị tổ chức thi cho thi trên giấy. Trong phần thi này thì bạn cần phải trải qua 3 phần thi với những nội dung khác nhau.
+ Phần 1: Các công chức sẽ được thi với khối lượng kiến thức chung nhất gồm có 60 câu hỏi về hệ thống chính trị nhà nước, bộ máy nhà nước ta,....và rất nhiều câu hỏi có liên quan đến các vấn đề khác trong bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước. Với bộ đề 60 câu hỏi với nội dung vô cùng rộng và tổng quát này thì bạn sẽ được làm trong vòng 60 phút. Tức là mỗi phút tương ứng với một câu hỏi. Không những thế mà bạn còn phải có một khối lượng kiến thức khá rộng về bộ máy chính trị.
+ Phần thứ 2: Trong phần thi này thì các bạn sẽ được thi với bộ môn ngoại ngữ gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, ngoại ngữ sẽ không quy định cụ thể và có thể nó sẽ là một trong 5 thứ tiếng khá phổ biến trên thế giới và được nhiều quốc gia sử dụng, chính là: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung. Bộ câu hỏi này sẽ thi trong vòng 30 phút.
+ Phần thứ 3: Trong phần thi này thì bạn sẽ phải thi tin học, cũng sẽ gồm bộ 30 câu hỏi, thời gian thi tương tự như phần trên chính là thi trong vòng 30 phút.
Như vậy có thể nói trong vòng thi thứ nhất này các bạn phải thể hiện được phong độ của mình bằng khối kiến thức khá lớn và rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Không những thế mà còn phải nắm bắt kiến thức về tin học cũng như ngoại ngữ thật tốt. Với nội dung thi vòng một, các công chức sẽ có tổng thời gian làm bài là 120 phút.
- Vòng thi thứ hai đó chính là thi về chuyên môn nghiệp vụ của các thí sinh dự thi, trong vòng thứ 2 này sẽ phân ra thành nhiều phần khác nhau, cụ thể trong đó với mỗi một nội dung đăng ký thi riêng thì cũng sẽ có quy định khác nhau.
+ Đối với công chức đăng ký tham gia thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc có thể là những cấp tương đương thì: Phần thi viết đề án sẽ thực hiện trong vòng 8h đồng hồ liên tục, thi bảo vệ đề án đó sẽ được thực hiện và trình bày trong 30 phút. Trong 2 nội dung thi này thì sẽ là thang điểm 100 cho các phần.
+ Đối với công chức thi nâng ngạch lên chuyên viên chính (những cấp tương đương với chuyên viên chính). Thời gian để thi viết sẽ là 180 phút với thang điểm là 100 điểm.
+ Đối với các công chức đăng ký dự thi để nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên, các cấp tương đương ngang bằng thì sẽ thi viết với thời gian làm bài là 120 phút và thang điểm sẽ là 100 điểm.
Đó chính là quy định về hình thức và thời gian làm bài trong kì thi nâng ngạch công chức mà bạn cần phải biết. Khi đã biết rõ hơn về các quy định này thì bạn hãy chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi nâng ngạch của mình nhé.
Đối với trường hợp miễn thi ngoại ngữ cũng chính là đảm bảo cho kỳ thi của công chức được công bằng hơn. Vậy trường hợp nào thì được miễn thi ngoại ngữ:
- Đối với nam giới đủ 55 tuổi và nữ giới đủ 50 tuổi.
- Các công chức đang làm việc tại các khu vực là vùng dân tộc thiểu số và dân tộc ít người, công chức đã có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì sẽ không phải dự thi ngoại ngữ nữa.
- Các công chức đã có bằng tốt nghiệp đáp ứng đúng yêu cầu trình độ cao hơn so với trình độ chuyên môn thông thường cũng sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Có nghiệp vụ trong tiêu chuẩn dự thi học tập tại nước ngoài hoặc bằng tiếng nước ngoài nhưng tại Việt Nam.
Đó chính là các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ mà bạn cần phải biết để xem mình có nằm trong đối tượng này hay không.
Việc làm công chức viên chức tại Hà Nội
Đối với những công chức nếu như đã có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở nên trong chuyên ngành công nghệ tin học, toán – tin thì sẽ được miễn không phải thi tin học nữa.
Hy vọng với những thông tin trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về ngạch công chức là gì và những thông tin cần thiết về thi nâng ngạch công chức.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc