Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Các món ăn chế biến từ vó bò phổ biến nhất trong gia đình

Tác giả: Kim Xuyến

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Vó bò là một bộ phận của con bò được người dân Việt Nam chú trọng và chế biến các món ăn từ đó. Cùng timviec365.vn tìm hiểu xem những món ăn đó là gì và cách chế biến ra sao nhé!

1. Tìm hiểu về vó bò

1.1. Khái niệm vó bò 

Vó bò là tên gọi khác của gân bò, là những miếng gân và lọc ra từ gót và lòng bàn chân của con bò. Vó bò là bộ phận của con bò mà người Việt rất ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn bằng hình thức luộc. Vó bò luộc ăn sần sật, rất ngon và giòn, phù hợp làm mồi nhậu với những người có sở thích nhậu nhẹt, lai rai.

Khái niệm vó bò
Khái niệm vó bò 

1.2. Món ăn vó bò

Vó bò là một món ăn khá phổ biến của người Việt Nam do có nét đặc trưng là sự dai giòn của thịt con bò. Cách làm món ăn từ bộ phận này của con bò cũng khá dễ dàng, không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến việc lọc sạch vỏ bò từ chân con bò, làm sạch lông rồi đem luộc chín, sau đó dùng dao để lấy gân.

Món ăn vó bò
Món ăn vó bò

Vó bò được xem là những miếng gân bò và da được lọc ra từ chân bò, mang rửa thật sạch bằng chậu nước vo gạo hay chậu nước muối loãng rửa cho đến khi hết mùi đặc trưng của bò. Cho vó bò vào một nồi nước với tiêu chí là lượng nước phải đủ ngập . Cho thêm vào đó 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm cùng với 1 mẩu gừng đập dập để khử bớt mùi của vó bò .Đun tới khi nào thấy vó bò nở chín mềm là được.Khi chín vớt ra để ngâm trong bát nước nguội sau đó cho ra rổ để cho ráo rồi thái thật mỏng. Qua những lát vó bò chín thái thật mỏng, ta có thể chế biến rất nhiều món ăn khác nhau

2. Những món ăn và cách chế biến vó bò

 2.1. Vó bò luộc chấm tương

2.1.1. Nguyên liệu

- Vó bò: 600g

- Gừng

- Hạt nêm, muối hạt

- Tương bần

2.1.2. Cách chế biến

- Vó bò mang rửa thật sạch có thể cho vào chậu nước sau khi đã vo gạo hay chậu nước muối loãng đã chuẩn bị từ trước để có thể rửa thật sạch cho hết mùi đặc trưng của con bò. Đây là công đoạn làm sạch của vó bò.

Vó bò luộc chấm tương
Vó bò luộc chấm tương

- Cho vó bò vào một nồi nước với lượng nước vừa đủ ngập vó bò .

- Tiếp tục cho thêm vào 1 thìa muối, 1 thìa nêm, 1 mẩu gừng đã được đập dập để khử mùi của vó bò.

- Đun trên bếp nước sôi tới khi vó bò chín nở mềm là được.

- Khi vó bò chín thì vớt ra, ngâm trong một bát nước sôi khoảng 5 phút, sau đó để ra rổ cho ráo nước

- Thái vó bò thật mỏng rồi xếp ra đĩa đi cùng với tương bần.

Qua các công đoạn trên, vậy là ta đã chế biến xong món vó bò luộc chấm tương bần rồi. Tuy món vó bò luộc đơn giản nhưng lại rất dễ ăn và thưởng thức, phù hợp với những người hay ăn nhậu đấy ạ

2.2. Vó bò nộm

2.2.1. Nguyên liệu

- 400g vó bò

- 1 quả khế chua

- 1 quả chuối xanh

- Mè

- 1 quả ớt

- Đương, mắm

- 1 nhánh gừng

– Tương bần

2.2.2. Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Vó bò để cả miếng rửa sạch cùng với nước muối loãng trộn đều với nước sạch. Có thể bổ sung thêm xoay quanh miếng thịt bò những lát thái để cho đẹp.

- Cho nồi vào bếp, cho nước sao cho ngập vó bò, chờ nước sôi và thả vó bò vào. Luộc trong khoảng thời gian 30 phút cho vó bò chín đều. Vớt ra, cho vào nước sôi khoảng 5 phút, sau đó để nguội và ráo nước.

- Chuối xanh và khế chua rửa sạch, thái lát từng miếng mỏng.

- Mè rang bỏ sẵn ra bát

- Gừng cạo vỏ sẵn và thái ra từng lát

- Bò sau khi để nguội thái lát thật mỏng cả thịt và bì

- Ớt đã chuẩn bị băm nhỏ (tùy theo khẩu vị của những người ăn mà chuẩn bị lượng ớt vừa phải).

Vó bò nộm
Vó bò nộm

Bước 2: Chế biến món ăn

Các bạn trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó như:

- 2 thìa nước mắm ngon

- 1 thìa đường

- ½ thìa cà phê bột ngọt

- Ớt băm và gừng cắt lát từ trước

Trộn hỗn hợp khế chua, chuối xanh, gừng, ớt sau đó đổ chúng vào hỗn hợp đều ở bên trên vừa chuẩn bị xong. Trộn đều tất cả lên với nhau.

Tương bần đổ ra bát lắc đều với 1 thìa đường khuấy thật đều, có thể vừa ăn vừa làm nước chấm đi kèm. Chuẩn bị thêm rau thơm như ngổ và húng nếu bạn cảm thấy mình có thể ăn được kèm cùng nhé.

Cách chế biến nộm vó bò sẽ mang cho chúng ta một món ăn tráng miệng hoặc có thể là chính thức rất bổ và ngon.

2.3. Vó bò ngâm chua cay

Món vó bò ngâm chua cay ở đầu lưỡi sẽ đem cho người ăn hương vị giòn ngon sần sật tạo nên nét đặc trưng của món ăn này. Nếu như những món ăn làm từ dầu mỡ khiến bạn chán ngấy thì món ăn này là một sự lựa chọn để cả gia đình bạn cùng thưởng thức. Món ăn này sẽ làm thay đổi khẩu vị của cả gia đình bạn và kiến cho bạn đỡ ngán hơn trong việc thưởng thức các món ăn.

Làm món vó bò muối chua cay cũng tương tự như cách làm món tai heo ngâm mắm hoặc món móng giò ngâm chua ngọt. Quy trình cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần dành chút thời gian để ngâm khoảng 3-4 ngày là có thể thưởng thức được. Bởi vậy, bạn hãy vào bếp ngay trong hôm nay để trổ tài làm món ăn này cho gia đình mình nhé.

2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

- Vó bò: 500g. Chọn loại vó bò, nếu được thì chọn loại vó chữ Y là ngon nhát

- Gừng: 500g

- Tỏi: 5 củ to

- Ớt: 3-4 quả

- Hạt nêm

- Giấm 

- Nước mắm

- Đường

- Muối hạt, muối ăn

2.3.2. Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế

- Vó bò được sơ chế bằng cách dùng dao lọc hết phần mỡ, bèo nhèo không dính ở trên phần bề mặt. Cần làm kỹ trong việc loại bỏ hết mỡ và bèo nhèo. Sau đó rửa sạch và để ráo nước.

- Chọn loại tép to, bọc vỏ

- Ớt chọn loại chín đỏ, cắt lát, bỏ hạt. Nếu quả quá nhỏ thì có thể để nguyên quả.

- Gừng rửa sạch, thái mỏng

Bước 2: Cách chế biến

- Cho vó bò vào nồi với nước lạnh ngập mặt gân, cho gừng đã thái vào để khử mùi hôi của gân bò. Tiếp theo cho thêm  1 thìa muối và  1 thìa hạt nêm cho miếng gân được đậm đà. Sau đó đậy vung, luộc vó bò trong 2 tiếng.

Vó bò chua cay
Vó bò chua cay

- Sau thời gian luộc trên, mở vung và kiểm tra xem miếng vó bò đã nở to và trong đều chưa. Nếu vó bò chưa trong, chưa trương nở tức là chưa chín. Bạn có thể cắt phần chưa chín ra tiếp tục luộc tiếp cho đạt yêu cầu. Kiểm tra phần vó bò đã chín xem còn sót lại phần mỡ và phần bèo nhèo không. Nếu còn phải lọc tiếp. Sau đó, bạn ngâm vó bò vào nước lạnh.

- Lấy một cái nồi sạch cho nước lạnh, nước mắm, giấm, đường, hạt nêm, muối ăn vào và đun sôi lên, nêm nếm vị nước ngâm cho vừa miệng tùy thuộc vào khẩu phần của bạn. Phần nước ngâm này rất quan trọng bởi nó chính là tạo nên hương vị đậm đà của món vó bò ngâm tỏi ớt.

- Thái vó bò thành những miếng mỏng vừa ăn. Vó bò đạt yêu cầu phải có màu vàng trong, nở đều, khi ăn thấy sần sật tạo hương vị ngon miệng và cảm giác chín.

- Trộn đều vó bỏ, ớt, tỏi và cho vào lọ thuỷ tinh, sau đó cho nước ngâm vào ngập phần vó bò. Rồi đậy kín lọ thủy tinh ấy, để trong ngăn mát tủ lạnh 1-2 ngày là ăn được.

Món ăn vó bò dai giòn ngâm với tỏi ớt để được nhiều ngày, rất phù hợp với những người trưởng thành, tạo nên sức hấp dẫn từ vó bò.

Qua bài viết trên, timviec365.vn hy vọng bạn đã rút ra được những công thức chế biến vó bò riêng cho bản thân cũng như gia đình của mình. Vó bò là một trong món ăn rất đáng để ăn trong cuộc sống hằng ngày. Hi vọng bạn có những trải nghiệm thú vị về những món ăn được chế biến từ vó bò.

Giải đáp tôm thẻ là tôm gì?

Có thể bạn đang quan tâm tơi việc giải đáp những thắc mắc về tôm thẻ là tôm gì. Hãy cùng timviec365.vn giải đáp thắc mắc của bạn ngay tại đây nhé

Giải đáp tôm thẻ là tôm gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;