Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐỘ PHÙ HỢP VỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA ỨNG VIÊN

Đăng bởi Timviec365.vn
Ứng viên phù hợp với văn hóa công ty sẽ có nhiều ưu điểm hơn là ứng viên giỏi giang mà không phù hợp. Vì thế, các nhà tuyển dụng cần nghiên cứu và đưa ra những câu hỏi để kiểm tra độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của ứng viên. Từ đó mà có quyết định tuyển chọn được người vừa có tài vừa có tâm để có thể gắn bó với doanh nghiệp của bạn lâu dài.
Việc làm Hành chính - Văn phòng

Timviec365.vn sẽ cung cấp cho các bạn bộ câu hỏi được nghiên cứu kỹ để có thể chọn được những ứng viên phù hợp nhất với công ty của các bạn. 

Bộ câu hỏi kiểm tra độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của ứng viên

BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐỘ PHÙ HỢP CỦA ỨNG VIÊN VỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Câu 1: Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm? Tại sao?

Đối với câu hỏi này, ngoài việc khai thác thông tin về phong cách làm việc của ứng viên thì Nhà tuyển dụng còn muốn tìm hiểu xem khả năng làm việc của ứng viên này như thế nào, liệu ứng viên có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập hay không. Dù là thiên hướng làm việc theo nhóm hay độc lập thì ứng viên cũng sẽ có những điểm mạnh riêng, điểm mạnh đó có thể được phát huy trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Khi trả lời, các bạn hãy thể hiện rằng bản thân bạn hoàn toàn có khả năng làm việc với cả hai loại hình đó là làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, đó cũng chính là yếu tố cần thiết cho bất kỳ công việc  cũng như môi trường làm việc nào. Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần khảng định và nêu rõ là bạn có khả năng thích nghi cũng như hoàn thành các công việc được giao. Đồng thời, đây cũng là câu hỏi mở để ứng viên có thể trình bày những ưu điểm của 2 cách làm việc này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có thực sự là người có thể làm việc độc lập hay theo nhóm. 

+ Trả lời:

  • Tôi đã từng tham gia vào các dự án làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Một số nhiệm vụ/dự án yêu cầu tinh thần đồng đội và cống hiến từ toàn bộ nhóm, trong khi có những công việc chỉ cần một người thực hiện đã có thể đạt hiệu quả. Tùy vào từng tính chất công việc mà tôi sẽ phát huy hết khả năng làm việc của mình, qua đó mỗi loại hình làm việc giúp tôi khám phá ra những điều thú vị riêng, giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn và có thêm kinh nghiệm làm việc.

Câu 2: Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?

Nhà tuyển dụng muốn bạn nêu rõ quan điểm về loại hình làm việc độc lập hay làm việc nhóm mà bạn đã từng trải nghiệm. Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn không nên khẳng định hay phủ định hoàn toàn về 2 loại hình làm việc này. Hãy nêu ra những ưu điểm của cả 2 loại hình làm việc và sau đó hãy đưa ra quan điểm về một loại hình phù hợp với bạn trong trường hợp khác nhau và trong từng môi trường làm việc.

+ Trả lời:

  • Tôi từng có cơ hội trải nghiệm và làm việc với cả 2 loại hình làm việc cả làm việc nhóm và cả làm việc làm việc độc lập. Tôi thấy việc chúng ta tìm hiểu và biết về 2 loại hình làm việc này là điều cần thiết tron bất kỳ công ty hay môi trường làm việc nào. Dù làm việc theo loại hình môi tường nào thì chúng ta đều cần hoàn thành công việc đúng thời gian và đảm bảo hiệu quả công việc. Đối với tôi, tùy vào từng dự án mà tôi lựa chọn loại hình làm việc thích hợp. Có dự án cần tôi làm việc độc lập và đó cũng là lúc mà tôi cảm thấy tôi chính là chủ dự án, vì thế tinh thần trách nhiệm của tôi cao hơn, những, tôi sẽ tìm mọi phương án để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả dựa vào sức lực của cá nhân mình. Cũng có những dự án mà tôi phải lựa chọn phương án làm việc theo nhóm thì tôi mới có thể hoàn thành dự án đó một cách có hiệu quả nhất. Dù làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập thì cá nhân tôi cũng sẽ cần có sư nỗ lực hết mình sao cho công việc được hoàn thành một cách tuyệt vời nhất. 

​Câu hỏi phỏng vấn

Câu 3: Bạn muốn sếp của mình góp ý công việc cho bạn vào các cuộc họp thường niên hay các cuộc họp ngắn hạn hàng ngày, hàng tuần? Tại sao?

Đây là câu hỏi nhằm khai thác về khả năng học hỏi của bạn như thế nào. Bạn có phải là người biết tiếp thu hay là người chối bỏ, sợ bị người khách đánh giá hay chê bai. Qua cách trả lời câu hỏi phỏng vấn của bạn mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người mong muốn có những góp ý dành cho bản thân mình thường xuyên hay không.Với câu hỏi này thì bạn hãy cứ trả lời nhà tuyển dụng như những gì bạn nghĩ, nếu như bạn mong muốn được sếp góp ý trong các cuộc họp thường niên thì hãy cứ thẳng thắn chia sẻ.

+ Trả lời:

  • Công việc diễn ra thường xuyên, trong quá trình làm việc sẽ thường xuyên có những vấn đề phát sinh không mong muốn. Vì thế, nếu có sự đóng ý kiến thường xuyên thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Bởi sự góp ý luôn là những kinh nghiệm quý báu để chúng ta hoc hỏi và trau dồi thêm nhiều kiến thức hay,
  • Tôi thực sự mong muốn sếp của tôi sẽ góp ý các vấn đề về công việc cho tôi ngay trong các cuộc họp ngắn hạn hàng ngày. Mỗi ngày làm việc tôi nghĩ sẽ có những vấn đề xảy ra, và vấn đề đó vần được khắc phục ngay để nó không biến thành thói quen. Những lỗi sai dù nhỏ cũng cần được góp ý thẳng thắn ngay để tôi có thể sửa sai và rút kinh nghiệm ngay. Nếu để đến các cuộc họp thường niên mới có sự góp ý từ sếp thì tôi sợ rằng tôi cũng như bất cứ đồng nghiệp nào khó có thể sửa sai và khó tránh khỏi không mắc sai lầm đó lần nữa.

Câu 4: Bạn mong muốn mình đạt được những gì trong sáu tháng đầu làm việc tại công ty?

Đây là câu hỏi mở nhằm để bạn thể hiện rõ dược mục tiêu làm việc của cá nhân, mục tiêu đó cần phù hợp với mục tiêu chung của công ty hoặc những mục tiêu ngắn hạn mà công ty đề ra. Câu trả lời thông minh là câu trả lời mà bạn hướng đến lợi ích của công ty nhiều hơn lợi ích của cá nhân. Trong thời gian 6 tháng làm việc không hẳn là thời gian ngắn và cũng không phải là quãng thời gian dài. Vì thế chúng ta đủ thời gian để hiểu về công ty, có quyết định về việc có gắn bó lâu dài với công ty hay không.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Sau khoảng thời gian 06 tháng làm việc tại công ty, tôi thực sự thấy đươc bản thân mình cần cố gắng nhiều hơn nữa và hi vọng bản thân mình có thể đóng góp được cho công ty, góp phần giúp công ty phát triển hơn nữa cùng với các đồng nghiệp khác. Tôi mong tôi có thể trau dồi và học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn, mở rộng quy mô tìm hiểu về kiến thức, có khả năng đưa ra được những sáng tạo mới mẻ để góp phần hoàn thành tố các dự án, dù là dự án làm việc độc lập hay dự án làm việc theo nhóm. Hi vọng tôi sẽ là một phần có ích cho sự phát triển của công ty.

Câu 5: Lí do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên?

Đây là câu hỏi mẹo khiến nhiều người bị mắc bẫy của nhà tuyển dụng. Thực chất câu hỏi này để kiểm tra tính kiên trì của bạn đối với công việc. Nếu bạn vội vàng chỉ ra hàng loạt những lý do tồi tệ khiến bạn nghỉ việc thì quả là thiếu thông minh. Đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe, họ muốn thấy được tính kiên trì giải quyết khó khăn trong công việc để vượt qua nó, thay vì việc bạn thấy có những khó khăn nào đó mà sớm từ bỏ công việc, không có khả năng giải quyết khó khăn.

+ Trả lời:

  • Trong tháng làm việc đầu tiên, tôi nghĩ tôi sẽ còn cần tìm hiểu khá nhiều về công việc cũng như văn hóa công ty. Đồng thời tôi cũng sẽ phải học hỏi nhiều ở những đồng nghiệp khác về chuyên môn, vì thế mà sẽ khó tránh gặp phải những thiếu xót trong công việc. Nhưng không phải vì thế mà làm tôi nản hay có ý định nghỉ việc. Từ những sai xót ấy tôi sẽ cố gắng khắc phục, sửa đổi để hoàn thiện hơn, rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Câu 6: Trong một dự án khó khăn, để động viên mọi người trong nhóm, bạn sẽ nói gì hoặc làm gì?

Câu hỏi này nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn để kiểm tra về khả năng làm việc nhóm và khả năng quản lý nhóm của ứng viên. Người ứng viên xuất sắc là người biết cách giải quyết xung đột nhóm để đưa họ vào một quỹ đạo thống nhất, có sự đóng góp ý kiến lành mạnh và nâng cao hiệu quả làm việc nhóm lên.

Trong dự án khó khăn mà bạn có thể dẫn dắt đội của bạn vượt qua để hoàn thành được nhiệm vụ và mang lại kết quả cao thì ban sẽ là người ứng viên được coi trọng và lựa chọn nhiều nhất. Hãy đưa ra phương án phù hợp với hoàn cảnh và môi trường làm việc nhé.

+ Trả lời:

  • Khi làm việc nhóm thì chúng ta không thể tránh khỏi có những lúc bất đồng quan điểm và có những lúc tinh thần làm việc bị đi xuống. Chính vì thế mà ai trong nhóm cũng sẽ có trách nhiệm để làm cho nhóm của mình có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn. Riêng đối với bản thân của tôi, để khích lệ tinh thần các thành viên trong nhóm khi dự án gặp khó khăn. Tôi sẽ dùng chính sự phấn đấu và nỗ lực của mình để mọi người trong nhóm thấy được tinh thần làm việc của tôi mà có được chút động viên. Đồng thời tôi và cả nhóm sẽ có những cuộc họp ngắn với nhau hàng ngày để tìm ra những vấn đề đang vướng mắc và những hướng giải quyết thích hợp nhất. Thỉnh thoảng sẽ cùng cả nhóm có cuộc gặp gỡ riêng bên ngoài công việc để lấy lại tinh thần thoải mái, thấy được tinh thần đoàn kết của cả nhóm.

Câu 7: Điều bạn thích ở công việc hiện tại (hoặc công việc trước đây) mà bạn muốn công ty chúng tôi cũng có được là gì?

+ Trả lời:

  • Tôi thực sự rất thích một môi trường làm việc có sự đoàn kết, chuyên nghiệp và hỗ trợ lẫn nhau trong các bộ phận. Điều mà tôi tâm đắc nhất trong công việc trước đây chính là sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc. Tất cả những thành viên trong các bộ phận có thể hỗ trợ công việc cho nhau thì họ đều rất nhiệt tình. Nếu có cơ hội làm việc tại công ty mình, tôi cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp mình khi cần thiết, và tôi cũng sẽ sẵn lòng hỗ trợ cho bất cứ bộ phận nào về các công việc nằm trong khả năng của tôi.

​Tuyển dụng

Câu 8: Đã bao giờ bạn thấy rằng chính sách của công ty không công bằng và không hiệu quả? Nếu có thì đó là chính sách nào và tại sao? Bạn đã làm gì hoặc sẽ làm gì trong trường hợp này?

Nhà tuyển dụng muốn tham dò xem bạn có phải là người thường xuyên có sự bất đồng với những chính sách đặt ra của công ty hay không. Những chính sách mà công ty đưa ra đều đã được bàn bạc kĩ và hướng vào mục đích chung là phát triển công ty. Vì thế bạn không nên đánh giá gì về chính sách của công ty, nếu có thì hãy thể hiện rằng bạn sẽ có thể nhanh chóng thích nghi với những chính sách mà công ty đưa ra.

Câu 9: Quản lý giao cho bạn khối lượng công việc khá lớn ngay trước khi hết ngày làm việc. Bạn sẽ trả lời như thế nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn sắp xếp công việc như thế nào cho hơp lý, muốn xem bạn có phải là người quan tâm đến số lượng công việc mà bỏ qua chất lượng công việc hay không. Trong tình huống nhà quản lý giao cho bạn một lượng công việc khá là lớn ngay trước khi hết ngày làm việc bạn không nên tỏ thái độ không hài lòng hay khó chịu, thay vào dó hãy đề cập tới chất lượng công việc. Nếu đó là những công việc gấp cần được giải quyết ngay thì bạn hãy ưu tiên giải quyết trước, thậm chí mang công việc về nhà làm. Nhưng hãy chú ý đến hiệu quả của công việc, chưa thể giải quyết ngay thì hãy đề cập với nhà quản lý số lượng công việc còn lại sẽ được ưu tiên giải quyết vào đầu ngày hôm sau.

Câu trả lời mẫu:

  • Tôi có thể lọc ra những đầu việc có mức độ quan trọng cần được ưu tiên hơn, thậm chí tôi sẽ mang việc về nhà để giải quyết. Tuy nhiên, tôi không sẽ bám theo số lượng công việc mà bỏ qua chất lượng của chúng. Tôi sẽ giải quyết những công việc đó trong khả năng của tôi để đảm bảo hoàn thành một cách có hiệu quả. Những đầu việc khác chưa xong tôi xin phép được giải quyết vào ngay đầu ngày hôm sau.

Câu 10: Nếu như bạn nghĩ rằng có một cách giải quyết vấn đề tốt hơn, nhưng khi góp ý thì nhân viên cũ lại bảo "Trước giờ vẫn toàn làm như thế", bạn sẽ nói gì?

Đây chính là câu hỏi mà nhà tuyển dụng sử dụng để khai thác khả năng quản lý và điều hướng hiệu quả công việc của bạn. Điều bạn làm không phải là bắt nhân viên phải làm theo cách này vì bạn biết cách này tốt hơn, bạn hãy giải thích và so sánh hiệu quả của 2 phương pháp, khẳng định có căn cứ với nhân viên về hiệu quả công việc mang lại là tốt hơn.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Khi nhân viên cũ nói với tôi rằng: Trước giờ vẫn toàn làm như thế” khi tôi đưa ra một hướng làm mang lại hiệu quả tốt hơn. Tôi sẽ nói với họ rằng: “Bạn thực sự muốn nhận thức của mình ở mức độ vậy thôi sao. Hãy tin ở tôi, các bạn hãy cứ giải quyết theo cách này và tôi sẽ chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.

TẠI SAO CẦN KIỂM TRA ĐỘ PHÙ HỢP CỦA ỨNG VIÊN VỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP?

Bộ câu hỏi kiểm tra độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của ứng viên

Văn hóa là nét tiêu biểu và là đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty, có vai trò hình thành nên khuôn khổ làm việc của nhân viên và tạo môi trường làm việc riêng biệt. Văn hóa là bản sắc riêng, vì thế chúng ta không thể khẳng định được nét văn hóa đó là đúng hay sai. Nếu bạn tuyển được ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp bạn thì sẽ giúp công ty/doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu tốt hơn, gia tăng tỉ lệ giữ chân nhân viên và thúc đẩy khả năng gắn kết tập thể. Sự phù hợp giữa nhân viên và công ty cũng sẽ tạo nên sự phù hợp giữa các nhân viên đó với nhau.

Trước khi phỏng vấn các ứng viên thì các bạn hãy xác định mục tiêu dài hạn mà công ty đề ra. Sau đó cần đánh giá mục tiêu của ứng viên so với mục tiêu của công ty có phù hợp hay không. Vì thế, việc sử dụng những câu hỏi phỏng vấn đánh giá sự phù hợp với văn hóa công ty dành cho các ứng viên là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn không nghiên cứu kỹ các câu hỏi để đánh giá ứng viên mà chỉ dựa vào quan sát bên ngoài, ấn tượng yêu thích hay ghét bỏ mà đưa ra quyết định có nhận ứng viên đó hay không thì công ty bạn không những không phải triển mà còn tụt lùi vì việc phải giải quyết những vấn đề do sự không phù hợp đó gây ra.

Mẹo đánh giá sự phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp

  • Nếu như công ty bạn đã gây dựng được nét văn hóa bền vững và tích cực thì hãy tuyển những ứng viên có khả năng thích nghi và phát huy tốt văn hóa doanh nghiệp bạn. Một nhân viên mới cũng rất có thể làm xáo trộn nét văn hóa của công ty, cũng có thể hòa hợp với văn hóa công ty. Bạn hãy chọn một ứng viên có sự đồng tình với văn hóa công ty bạn.
  • Khi phỏng vấn, hãy ưu tiên những ứng viên có khả năng quản lý nhóm, đó là những người có khả năng dẫn dắt tập thể của bạn đi đúng hướng theo mục tiêu dài hạn của công ty.
  • Câu hỏi của bạn đảm bảo nêu bật được nét đặc thù của từng bộ phận.
  • Hãy chọn những người có thái độ thân thiện và lịch sự bên cạnh khả năng chuyên môn. Đừng vội đánh giá người sống hướng nội rằng họ không thân thiện, chỉ là họ không thích tham gia vào nhiều cuộc trò chuyện phiếm mà thôi.

Những lưu ý về ứng viên không phù hợp

Bộ câu hỏi kiểm tra độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của ứng viên

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần nghe kĩ những chia sẻ, những câu trả lời của ứng viên để có cái nhìn khách quan và đánh giá đúng nhất về ứng viên. Rất nhiều ững viên mắc phải một hay nhiều trong số các trường hợp cần lưu ý sau đây:

  • Ứng viên không trung thực: Những ứng viên cố tạo ra ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thay vì sự tự nhiên từ con người của họ. Nhiều ứng viên đã chuẩn bị trước những câu trả lời theo kịch bản mà không phản ánh đúng bản chất con người của họ. Nếu bạn nhận thấy họ chỉ là đang cố gắng để có thể lấy lòng bạn, gây ấn tượng với bạn thì hãy yêu cầu họ đưa ra các ví dụ cụ thể hơn.
  • Giá trị của ứng viên không phù hợp với giá trị công ty: Một ứng viên có giá trị sẽ luôn biết khai thác những giá trị của công ty, có cùng mục đích phát triển với công ty, cùng phương pháp làm. Còn đối với một ứng cử viên quá cứng nhắc chỉ biết làm việc theo quy trình thì sẽ có thể không phù hợp với công ty bạn. Tương tự như thế, nếu ứng viên đó chỉ quan tâm đến vấn đề thăng tiến vượt trên cả vấn đề hiệu quả công việc và sự phát triển của công ty thì chắc chắn sẽ không phù hợp với công ty của bạn.
  • Phong cách lãnh đạo: Đối với mỗi công ty sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau. Ứng viên cũng sẽ có người này người nọ, có người có phong cách lãnh đạo đọc tài, có người có phong cách lãnh đạo tự do và dân chủ. Vậy, công ty bạn cần những người có phong cách lãnh đạo như thế nào. Một người có phong cách lãnh đạo độc tài luôn không phù hợp với nhiều công ty hay doanh nghiệp đâu nhé. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không nên nhầm lẫn hay đánh đồng giữa độc tài và quyết đoán.