Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO VÒNG PHÒNG PHỎNG VẤN CUỐI CÙNG

Đăng bởi Timviec365.vn
Vòng phỏng vấn cuối cùng đặc biệt rất quan trọng để đưa ra được quyết dịnh cuối cùng về việc có nhận ứng viên đó vào làm việc tại công ty hay không. Vậy, làm thế nào để có thể chọn lọc được người ứng viên ưu tú nhất trong số những ứng viên đã được sàng lọc từ những lần phỏng vấn trước đây? Bộ những câu hỏi có tính phân loại cao dưới đây sẽ giúp các bạn có thể đưa ra được những quyết định nhanh chóng, chính xác.
Việc làm Nhân sự

 

Câu hỏi phỏng vấn dành cho vòng phỏng vấn cuối cùng

TOP CÂU HỎI CHUẨN DÀNH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG

Câu 1: Cho tới hiện tại, khi bạn đã nắm rõ về trách nhiệm của vị trí này, bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Với câu hỏi này, khi bạn đã lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng rồi thì lời khuyên dành cho bạn là hết sức cẩn thận. Nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũng được coi như một câu hỏi bẫy dành cho bạn. Thay vì thẳng thắn đưa ra câu trả lời về một mức lương nhất định, cụ thể nào đó thì bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng thêm về tính chất công việc, khối lượng công việc đối với vị trí này, quy mô làm việc của công ty.

Nếu bạn có thể hỏi như vậy thì đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao về con người bạn. Bạn tạo được ấn tượng tốt hoàn toàn từ phía nhà tuyển dụng.

+ Trả lời:

  • Lương đối với tôi cũng như tất cả mọi người đều rất quan trọng và là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Thế nhưng nó lại không phải là vấn đề quan trọng nhất. Vấn đề khiến tôi quan tâm hơn cả đó chính là hiệu quả công việc mà tôi có thể đạt được và cống hiến sức lực cho công ty ra sao.

Câu 2: Nếu bạn được tuyển dụng chính thức, bạn mong muốn mình có được cơ hội phát triển như thế nào trong công ty? Bạn sẽ thực hiện như thế nào để đạt được điều đó?

Câu hỏi này nhằm đánh giá xem bạn có phải là người tham vọng và cầu tiến trong công việc hay không, sự nỗ lực của bạn ra sao để đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn hãy thẳng thắn chia sẻ rõ quan điểm của bạn đối với nhà tuyển dụng về sự nỗ lực phấn đấu của mình trong công việc.

Câu 3: Ngoài công việc, sở thích của bạn là gì?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng hiểu được con người bạn thông qua những sở thích. Mỗi người sẽ có sự đánh giá riêng của mình. Đối với sở thích, ứng viên có thể thẳng thắn chia sẻ về những sở thích của mình. Tuy nhiên, hãy ưu tiên những sở thích có liên quan đến công việc mà bạn sẽ làm, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng nắm bắt được niềm đam mê đối với công việc của bạn ra sao, sự cố gắng của bạn dối với công việc .  

+ Trả lời:

  • Ngoài công việc, tôi còn một số sở thích nổ bật nhất như chơi thể thao, đặc biệt bộ môn thể thao mà tôi yêu thích nhất là cầu lông. Bên cạnh đó tôi rất thích đọc báo, đọc tin tức. Hiện nay có nhiều cách để đọc tin tức, với xu thế hiện đại ngày nay thì hình thức đọc báo tiện lợi nhất đối với thời gian biểu của tôi đó là đọc báo điện tử. Ngoài ra tôi thích được ở bên cạnh gia đình những thời gian rảnh rỗi.

Câu 4: Cho tới thời điểm này, bạn thấy được công ty của chúng tôi như thế nào? Tại sao bạn lại muốn tiếp tục ứng tuyển vào vị trí công việc này?

Nhà tuyển dụng muốn khai thác bạn về sự nhìn nhận hay những đánh giá của bạn đối với công ty. Sau quá trình tìm hiểu về công ty nếu bạn thực sự quan tâm đến công ty và coi trọng công việc này thì chắc chắn bạn sẽ đưa ra được những nhận xét chân thành.

Khi hỏi về câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng mong đợi một câu trả lời thể hiện được sự cân nhắc kĩ lưỡng của bạn đối với công việc này chứ không phải là người nộp cả tá hồ sơ đến nhiều công ty khác mà không cần hiểu mình sẽ làm những công việc như thế nào.

Để có thể trả lời thật tốt cho câu hỏi này thì các bạn cần chuẩn bị trước những vấn đề quan trọng như sau: Tìm hiểu trước về công ty mà bạn sẽ phỏng vấn, đọc kỹ về vị trí mà bạn mong muốn ứng tuyển với những yêu cầu đối với vị trí đó. Hãy chuẩn bị trước một số lý do mà bạn muốn làm việc cho công ty.

+ Trả lời:

  • Cho tới hiện tại, tôi thấy được đây đúng là môi trường làm việc tốt giúp tôi học hỏi được nhiều điều mới mẻ, đồng thời cũng sẽ là nơi để tôi có được cơ hội thể hiện khả năng của bản thân, cống hiến hết mình cho công ty để cùng các đồng nghiệp khác phấn đấu xây dựng công ty phát triển hơn. Tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí này thứ nhất vì niềm đam mê của tôi đối với công việc, thứ hai vì tôi muốn được làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp như ở đây.

Hoặc:

  • Đây là công việc có tính thách thức mới và sẽ giúp cho tôi có nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Hoặc:

  • Tôi được biết rằng công ty đã đưa ra nhiều chính sách tốt về đào tạo cũng như phát triển. Và đó thực sự là cơ hội tốt nhất cho tôi để có thể phát triển sự nghiệp của mình.

Câu 5: Điều gì sẽ khiến cho bạn nghỉ công việc này trong tháng thử việc đầu tiên?

Khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này tức là muốn biết được về khả năng gắn bó với công ty của bạn như thế nào. Đây có thể coi là một câu hỏi bẫy giúp nhà tuyển dụng nhận ra được điều đó. Vì thế bạn chớ có vội kết luận bạn sẽ nghỉ việc vì lý do gì. Hãy thể hiện bạn là người có ý chí phấn đấu trong công việc, và công việc nào cũng sẽ có những khó khăn mà chúng ta phải vượt qua, chứ không phải vì gặp bất cứ khó khăn nào cũng sẽ đi đến quyết định nghỉ việc.

+ Trả lời:

  • Khi quyết định ứng tuyển vào vị trí này vì tôi có hứng thú và muốn chinh phục công việc này. Vì thế không dễ gì khiến tôi có thể từ bỏ công việc vì bất cứ một lý do nào đó.

Hoặc:

  • Trước đây tôi cũng đã từng trải nghiệm, đã làm việc bằng chính niềm đam mê của mình. Vì thế tôi hiểu được mức độ phấn đấu của tôi ở mức nào đối với mỗi quyết định làm việc của tôi. Vì thế không dễ gì để tôi có thể từ bỏ công việc mà tôi đã đặt kì vọng trong tương lai.

Câu 6: Nếu được nhận vào làm, khi nào bạn có thể bắt đầu công việc ở công ty chúng tôi?

Câu hỏi này thật dễ dàng để trả lời và không phải đầu tư quá nhiều chất xám cho n. Nếu bạn có thể đi làm như trong khoảng thời gian nào tùy vào điều kiện hiện tại của bạ. Tuy nhiên có một lưu ý dành cho ban đó là hãy tìm hiểu kỹ càng về vị trí tuyển dụng, tìm hiểu xem mức độ cấp thiết mà công ty cần đối với vị trí này như thế nào. Nếu công ty đang cần tuyển gấp vị trí làm việc này vì công ty đang thiếu và cần đẩy nhanh chóng mà bạn lại đưa ra mốc thời gian khoảng từ 1 đến 2 tuần sau mới có thể đi làm thì bạn sẽ rất dễ bị lọt ra khỏi tầm ngắm của nhà tuyển dụng.

+ Trả lời:

  • Hiện tại tôi đang không vướng bận chuyện gì, vì thế tôi hoàn toàn có thể sẵn sàng làm công việc này ngay khi có kết quả phỏng vấn. Ứng tuyển vào vị trí này thì tôi cũng đã chuẩn bị trước tinh thần làm việc để sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào.

​Câu hỏi phỏng vấn

Câu 7: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Để khi tham gia phỏng vấn, bạn nên luôn sẵn sàng trước những câu hỏi bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều đó sẽ chứng tỏ bạn là một tài sản lớn đối với tổ chức đó mà những nhà tuyển dụng cần phải giữ lấy bạn, nhất lại là khi mà bạn đưa ra được những câu hỏi hay và cách bạn đặt câu hỏi chuyên nghiệp dành cho nhà tuyển dụng.

Cách để đặt câu hỏi tốt nhất và thích hợp nhất đó là hãy hỏi câu hỏi mở để tăng cơ hội trò chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng, từ đó bạn có thể trình bày những ý tưởng mới của mình.

Những câu hỏi này thường bắt đầu bằng từ hỏi: “Ai?”, “Tại sao”, “Khi nào?”, “Làm thế nào?”… Tránh đưa ra những câu hỏi khẳng định Yes/No.  

Nên đánh giá câu trả lời của ứng viên như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn dành cho vòng phỏng vấn cuối cùng

  • Cho dù bạn đã thảo luận với ứng viên ở các vòng trước đó về một vài vấn đề. Và vòng phỏng vấn cuối cùng với ứng viên tiềm năng chính là cơ hội tốt nhất để chúng ta bàn bạc lại các vấn đề về lương lậu, các chế độ đãi ngộ và điều kiện, thời gian làm việc…
  • Hãy đánh giá ứng viên ở mục tiêu nghề nghiệp của họ là dài hạn hay ngắn hạn. Nếu công ty tuyển phải người không có mục tiêu rõ ràng thì rất có thể họ sẽ rời bỏ công ty trong thời gian ngắn.
  • Đặt ra câu hỏi để thăm dò về sự hiểu biết về các mục tiêu của công ty để xem họ nói gì, họ có hiểu biết như thế nào về mục tiêu của công ty, liệu họ có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.

Các trường hợp cần lưu ý

Câu hỏi phỏng vấn dành cho vòng phỏng vấn cuối cùng

  • Ứng viên không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng: Cho dù bạn đã giới thiệu về công ty và công việc mà ứng viên sẽ có cơ hội làm, tuy nhiên, nếu ứng viên mà hỏi lại bạn một số câu hỏi về công ty thì chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của ứng viên đối với công ry của bạn.
  • Thái độ của ứng viên: Bạn và ứng viên đã gặp gỡ nhau vài lần trong quá trình phỏng vấn. Nhưng điều đó không có nghĩa là ứng viên trở nên cao ngạo hay tỏ ra quá thân thiết đối với nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong vòng phỏng vấn cuối lại có cả các quản lý chuyên môn khác nữa.
  • Quan sát hành động của ứng viên xem có nhất quán hay không: Bạn và ứng viên đã có những cuộc gặp gỡ và trò chuyện với nhau, nếu bạn thấy thái độ của ứng viên khác hoàn toàn so với những vòng phỏng vấn đầu tiên.  
  • Ứng viên thay đổi điều kiện trong vòng phỏng vấn cuối cùng: Với những ứng viên mà họ đưa ra những thay đổi về điều kiện trong vòng phỏng vấn cuối như: Thay đổi về thời gian làm việc không theo quy định của công ty, thay đổi mức lương mong muốn như thỏa thuận ban đầu. Điều đó chứng tỏ người ứng  viên này có dấu hiệu thiếu trách nhiệm.

Trên đây là bộ câu hỏi tuyển dụng dành cho các ứng viên lọt vào vòng cuối cùng. Các nhà tuyển dụng hãy chú ý thật kĩ từ cử chỉ, thái độ và cách mà họ đưa ra câu trả lời. trước những câu hỏi phỏng vấn của bạn.