Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

BỘ CÂU HỎI XÁC MINH THÔNG TIN ỨNG VIÊN

Đăng bởi Timviec365.vn
Xác minh thông tin ứng viên là bước cực kì quan trọng giúp bạn có được những thông tin cần thiết về ứng viên, đủ hiểu được nhiều hơn những gì mà ứng viên cho bạn thấy. Hãy đặt ra những câu hỏi để có thể khai thác thông tin ứng viên một cách rõ ràng nhất có thể. Mời các bạn tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn nhằm xác minh thông tin ứng viên dưới đây
Việc làm Hành chính - Văn phòng

 

bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên

BỘ CÂU HỎI THAM CHIẾU THÔNG TIN ỨNG VIÊN

Câu 1: A (Tên ứng viên) đã làm việc tại công ty của bạn từ khi nào và ở vị trí gì?

Câu hỏi này để nhà tuyển dụng có thể nắm được thông tin cơ bản về thời gian làm việc cuẩ ứng viên mà họ đang xác minh. Từ đó có thể xác định được người ứng viên đó là người như thế nào, có tính kiên trì hay không. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá một ứng viên rất tốt nếu như họ có sự gắn bó với công ty cũ lâu dài, chứng tỏ được sự kiên trì, bền bỉ của ứng viên. Đó là một trong những đức tính tốt cần có ở một ứng viên.

+ Trả lời:

  • A đã làm việc ở công ty của tôi kể từ khi A còn là thực tập sinh. Sau khi tốt nghiệp thì A được nhận vào làm việc tại đó luôn do A đã quen với công việc và cũng có một số thành tích tốt trong công việc. Vị trí làm việc của A xuất phát từ một thực tập sinh cho đến nhân viên chính thức. Sau đó cũng phấn đấu để có được những thành tích làm việc đáng kể.

Câu 2: Anh/chị biết gì về năng lực làm việc hoặc đã từng làm việc với A chưa?

Nhà tuyển dụng muốn hỏi bạn về câu hỏi này để nắm rõ hơn và muốn hỏi thêm bạn về những điều khác. Bạn hãy cứ thẳng thắn trò chuyện và kể về A như những gì bạn thấy và những gì A đã làm được.

+ Trả lời:

  • A là một nhân viên có tính cách rất hòa đồng và vì thế mà có mối quan hệ rất tốt đối với tất cả những nhân viên trong các bộ phận của công ty tôi. A là người có tinh thần làm việc tốt, vì thế tôi cũng luôn tin tưởng để giao những nhiệm vụ quan trọng cho A giải quyết. Tôi đã làm việc với A rất nhiều lần về những dự án làm việc khác nhau. A quả thực là một người ham học hỏi và trung thực.

Câu 3: Tại sao A rời công ty của bạn?

Nhà tuyển dụng muốn soi chiếu lý do nghỉ việc của A trong hồ sơ so với những gì mà bạn trả lời. Trong trường hợp này thì bạn hãy trả lời một cách thẳng thắn về lý do nghỉ việc. Nếu như bạn biết lý do nghỉ việc đó là gì thì hãy trả lời. Còn nếu không nắm chắc chắn thì bạn có thể nói rằng bạn không chắc chắn, bạn không biết.

+ Trả lời:

  • Khi A rời khỏi công ty của tôi là lúc A gặp phải một số vấn đề cá nhân từ phía gia đình khiến A bắ buộc phải nghỉ. Chứ câu/cô ấy cũng không hề có ý định muốn nghỉ việc ở công ty của tôi.

Câu 4: Những nhiệm vụ chính của A trong công ty là gì?

+ Trả lời:

  • Nhiệm vụ chính của bạn là thực hiện công việc chuyên môn theo ngành học của bạn. Đồng thời, bạn cũng có trách nhiệm hỗ trợ các bộ phận khác khi tham gia các dự án đòi hỏi làm việc nhóm. Hàng ngày A phải hoàn thành công việc theo sự phân công của cấp trên và báo cáo lại tình hình công việc.

​Câu hỏi phỏng vấn

Câu 5: Bạn có thể cho biết một vài dự án làm việc nhóm mà A đã tham gia không? Vai trò của A là gì và A đã cộng tác với đồng nghiệp như thế nào?

Câu hỏi này có 3 ý chính, đó là:

_ Dự án làm việc nhóm mà A đã tham gia

_ Vai trò của A trong dự án đó

_ Thái độ làm việc của A trong nhóm

Với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng mong muốn có thể biết được tinh thần làm việc nhóm của A ra sao, xem xét về việc A có khả năng làm việc nhóm hay không và thái độ đối với công việc, thái độ với các đồng nghiệp khi làm việc.

+ Trả lời:

  • Theo những gì mà tôi quan sát được trong suốt quá trình A làm việc nhóm thì A có sự học hỏi, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và còn hỗ trợ cho các đồng nghiệp khác khi họ gặp phải khó khăn.

A có vai trò giải quyết những công việc liên quan đến chuyên môn của A và đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp để hoàn thiện những yếu tố cần thiết trong dự án.

Câu 6: A phản hồi như thế nào khi được đồng nghiệp hoặc cấp trên góp ý?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá về thái độ tiếp nhận sự góp ý của đồng nghiệp/cấp trên đối với A. Nếu A là người luôn khó chịu trước sự góp ý đó thì chứng tỏ được rằng, A là người không kiên trì, không tiếp thu… Còn nếu ngược lại, A có thái độ vui vẻ, chân thành nhận sai và có thái độ mong muốn được sửa đổi và rút kinh nghiệm thì A sẽ là một ứng viên có tiềm năng.

+ Trả lời:

  • A là một trong những nhân viên có thái độ tiếp thu và học hỏi cực kì tốt,. Trước những nhận xét và góp ý của đồng nghiệp hay cấp trên thì A đều vui vẻ đón nhận những luồng ý kiến đó. Điều quan trọng là A có sự sửa đổi và có tiến bộ hơn trong những lần sau để không mắc lỗi nữa.

Câu 7: Một vài điểm mạnh và điểm yếu của A là gì.

Câu hỏi này được đặt ra để khai thác thông tin về ưu và nhược điểm của A. Nhà tuyển dụng mong muốn có được những nhận xét từ những người đã làm việc với A trước đấy, nhận xét của họ sẽ khách quan hơn so với bản tự thuật mà bản thân A khai báo.

Người được hỏi chỉ cần nêu ra những ưu điểm của A cũng như những nhược điểm. Tuy nhiên khi hỏi ưu điểm và nhược điểm của một người nào đó thông qua người đồng nghiệp trước đây thì chỉ mang tính tham khảo và đối chiếu với bản tự thuật của ứng viên thôi. Bởi nhà tuyển dụng không thể căn cứ vào cái nhìn của người khác về một ứng viên mà đánh giá người ứng viên ấy theo cái nhìn đó.

Câu 8: Bạn nghĩ A có kĩ năng nào nổi bật?

Người được hỏi nên suy nghĩ một chút để trả lời câu hỏi này của nhà tuyển dụng, bởi vì khi nói lên kĩ năng nổi bật của A thì bạn cũng nên nói chi tiết hơn về kĩ năng đó.

Câu 9: A xử lý các tình huống căng thẳng như thế nào? Xin đưa ra các ví dụ cụ thể.

+ Trả lời:

  • Trước đây A cũng có xử lý một số tình huống căng thẳng. Hầu hết trước những tình huống căng thẳng đó, A đều rất bình tĩnh. A không dùng thái độ căng thẳng để nói chuyện với mọi người về vấn đề đang diễn ra, bạn ấy thường nói chuyện riêng với từng người để tìm hiểu về những khúc mắc mà họ gặp phải. Cách làm đó khiến A hiểu rõ ràng về từng vấn đề mà mọi người đang vướng mắc.

Ví dụ trong một lần bàn luận về các hướng phát triển cho website, cuộc họp có nhiều người từ những bộ phận khác nhau nhưng hỗ trợ cho nhiều. Cuộc tranh luận bắt đầu diễn ra khi không có sự thống nhất về quan điểm, hướng làm. Mọi người từ các bộ phận đều bảo vệ quan điểm riêng của mình và vì thế mà

Câu 10: A có phong cách quản lí thế nào? Bạn có thể kể lại một lần A bất hòa với các thành viên trong nhóm?

+ Trả lời:

  • A có phong cách quản lý tự do, đối với những nhân viên khác, A để họ tự do phát triển ý tưởng sau đó đưa ra cùng bàn luận để đi đến ý kiến thống nhất cuối cùng.
  • Có lần, các thành viên trong nhóm đều được phân công làm các công việc, nhưng đến thời hạn phải hoàn thành thì một số thành viên trong nhóm không hoàn thành công việc. A đã không cảm thấy hài lòng với tình hình này nên đã đưa ra một số lời nhắc nhở, làm cho mọi thứ trở nên căng thẳng hơn.

Câu 11: A có hành vi nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc không? (ví dụ như: đi làm trễ, không hoàn thành deadline đúng hạn hoặc tranh cãi với đồng nghiệp)

Bạn hãy cứ thẳng thắn chia sẻ với nhà tuyển dụng nếu như A có những hành vi làm ảnh hưởng đến công việc.

+ Trả lời:

  • Trong quá trình làm việc tôi nghĩ ai cũng sẽ ít nhất 1 lần có hành vi không mấy thiện cảm khiến ảnh hưởng đến công việc, và đương nhiên A cũng nằm trong số đó. A không mắc quá nhiều hành vi không dễ thương, A chủ yếu gặp phải vấn đề đi làm muộn.

Câu 12: Nếu có cơ hội, bạn có thuê A lần nữa không?

Nhà tuyển dụng muốn chứng thực giá trị của A trong mắt đồng nghiệp/sếp của A ra sao. Bởi vì hiện nay có rất nhiều tình trạng nhân viên nghỉ việc là do có bất đồng với sếp cũ. Và khi nghỉ việc rồi thì sẽ rất khó để có thể nói chuyện lại với nhau. Nếu đồng nghiệp hay sếp của A trả lời muốn hợp tác lại với A khi có cơ hội thì không còn gì để phủ nhận về con người A.

TẠI SAO CẦN XÁC MINH THÔNG TIN ỨNG VIÊN?

bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên

Trong bộ hồ sơ của ứng viên cùng với bản tự khai của ứng viên thì chỉ có một phía ứng viên tự khai thông tin của mình. Trong các vòng phỏng vấn thì cũng chỉ là các thông tin từ ứng viên nói cho các bạn biết. Vì vậy bạn cần xác minh lại các thông tin của mình thông qua những người khác. Việc tham chiếu thông tin ứng viên thông qua người khác sẽ giúp bạn thu thập được thông tin ứng viên một cách khách quan hơn, có thể xác định được hiệu quả làm việc

Vậy, bạn xác minh thông tin ứng viên từ những ai ? Bạn có thể xác minh thông tin của ứng viên thông qua sếp cũ của ứng viên, các đồng nghiệp cũ, những người đã từng tiếp xúc với người ứng viên này.

Mục đích của việc xác minh thông tin ứng viên:

  • Để đảm bảo nhân cách của ứng viên thì bạn cần xác mình được những thông tin ứng viên khai là đúng. Nhà tuyển dụng cần dựa vào những thông tin mà ứng viên khai trong bộ hồ sơ, bao gồm: Thông tin về công việc đã từng làm, chức vụ, trách nhiệm, thời gian gắn bó với công việc đó…
  • Có được những nhận xét của một số người đồng nghiệp cũ để thấy được tính cách và năng lực của ứng viên đó.
  • Phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm của ứng viên sẽ giúp các bạn phát hiện ra những hành vi không dễ thương của ứng viên.

Tiến hành xác minh thông tin ứng viên

  • Bạn cần tiến hành xác mình thông tin ứng viên ở chính giai đoạn cuối cùng của vòng phỏng vấn. Vào khoảng thời gian trước khi bạn nhận ứng viên vào làm việc.
  • Hãy thông báo cho ứng viên của của bạn về việc bạn sẽ tiến hành tham chiếu xác minh thông tin của họ.
  • Điều chỉnh những câu hỏi của bạn tùy vào các quan hệ của người tham chiếu thông tin ứng viên. Các để tham chiếu, xác minh thông tin thông qua điện thoại là nhanh chóng nhất, đồng thời, bạn có thể gửu các câu hỏi xác minh thông qua việc gửi email là một sự lựa chọn tốt nhất.

​Người tìm việc

Những lưu ý sau khi tham chiếu ứng viên

  • Thông tin ứng viên không khớp với thông tin xác minh: Nếu bạn nhận được những thông tin xác minh mang hướng tiêu cực hơn so với thông tin tự khai của ứng viên thì bạn nên xem xét thật kĩ trước khi đưa ra quyết định.
  • Thiếu dẫn chứng cụ thể: Có nhiều trường hợp các ứng viên khai về người xác minh sẽ là người nói tốt cho bạn. Vì thế khi xác minh thông tin thì bạn hãy khéo léo yêu cầu họ chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể chứng minh năng lực đó của ứng viên.

Trên đây là bộ câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn, những điều cần lưu ý khi xác minh thông tin của ứng viên. Hãy đọc kĩ những điều trên đây để có thể xác minh một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Tôi hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những tin tức và tài liệu hữu ích để phục vụ công việc của mình.