Tác giả: Nguyễn Hằng
Chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào. Hoạt động cung ứng này không chỉ đơn thuần là khâu chuyển thành phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà nó còn bao hàm cả quá trình tìm kiếm nguyên liệu đầu vào và biến chúng thành những sản phẩm hoàn thiện. Cùng timviec365.vn đi tìm hiểu 5 yếu tố cơ bản của chuỗi cung ứng để hiểu thêm về hoạt động này nhé!
Trước khi đi tìm hiểu 5 yếu tố cơ bản của chuỗi cung ứng thì chúng ta cùng đi tìm hiểu vai trò của hoạt động này, từ đó hiểu rõ hơn tại sao chuỗi cung ứng lại được cấu thành từ 5 yếu tố và sự đóng góp của từng yếu tố này trong chuỗi cung ứng nhé!
Chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế ở mọi nơi trên thế giới, không có chuỗi cung ứng thì mọi hoạt động sản xuất cũng như hoạt động bán hàng đều không thể diễn ra một cách bình thưởng. Đối với một doanh nghiệp thì chuỗi cung ứng có vai trò quyết định một cách trực tiếp tới phương hướng phát triển của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, hoạt động bán hàng và đương nhiêu điều này tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sở hữu các mắt xích trong chuỗi cung ứng tốt sẽ nâng cao được hoạt động kinh doanh của mình đồng thời là giảm thiểu các rủi ro về dịch vụ và sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo hoạt động sản xuất của mình không bị gián đoạn trước các tác động từ thị trường cũng như có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Thêm vào đó việc có một quy trình đầy đủ 5 yếu tố cũng giúp cho doanh nghiệp chuyên nghiệp hóa chuỗi cung ứng, tối ưu hóa được các khoản chi từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào tới khâu đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Khi doanh nghiệp có một ngành sản xuất có chuỗi cung ứng diễn ra thuận lợi thì doanh nghiệp có thể dựa vào đây và làm bàn đạp cho sự phát triển của đa dạng các sản phẩm khác.
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình sản xuất của một doanh nghiệp. Thật vậy, không chỉ hoạch định trong chuỗi cung ứng mà giai đoạn hoạch định trong bất kỳ công việc gì cũng vô cùng quan trọng. Hoạch định mà chúng tôi nhắc đến ở đây là việc xây dựng một kế hoạch chi tiết và cụ thể cho toàn bộ quy trình cung ứng của doanh nghiệp.
Trong yếu tố thứ nhất của quy trình cung ứng thì nhà quản lý cần tiến hành các công việc như nghiên cứu về cầu thị trường, hành vi của người tiêu dùng sau đó đưa ra các dự đoán về lượng sản phẩm mà người tiêu dùng có thể sử dụng là bao nhiêu từ đó hoạch định kế hoạch cho việc sản xuất và lưu kho, đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần lên kế hoạch về giá bán và sẽ sử dụng những kiểu kênh phân phối nào để có thể đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Sau khi đã hoạch định được cần bao nhiêu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chất lượng của nguyên vật liệu cần đảm bảo những yêu cầu gì thì doanh nghiệp cần tiến hành bước tìm kiếm nhà cung cấp các nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu đề ra, đồng thời là xác định được nhà cung cấp cung cấp nguyên vật liệu có giá thành phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Tìm kiếm được nhà cung cấp phù hợp sẽ là các để đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra doanh nghiệp cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.
Sau khi kế hoạch sản xuất đã được thiết kế chi tiết từ khâu hoạch định ban đầu và nguồn nguyên vật liệu đã được cung ứng một cách đầy đủ thì công việc tiếp theo mà một doanh nghiệp cần phải thực hiện đó là sản xuất thành phẩm. Tưởng chừng yếu tố này không có liên quan đến hoạt động cung ứng nhưng nó lại là bước quan trọng đóng vai trò quyết định toàn bộ chuỗi cung ứng diễn ra có hiệu quả hay không.
Vì giai đoạn này tạo ra sản phẩm lưu thông trong chuỗi cung ứng. Do đó, dù mạng lưới bán hàng của bạn có phủ khắp đi nữa mà sản phẩm của bạn không đạt yêu cầu thì chúng tôi chắc chắn rằng người tiêu dùng sẽ không sử dụng sản phẩm của bạn.
Sản phẩm mà doanh nghiệp bạn sản xuất ra phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ giai đoạn hoạch định. Mà các yêu cầu về sản phẩm này phải được dựa trên việc nghiên cứu thị trường trước đó. Sản phẩm giải quyết được đúng nhu cầu của khách hàng và kết hợp với một chuỗi bán hàng rộng khắp nữa thì sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ được đón nhận và tiêu thụ một cách nhanh chóng.
Bước quan trọng khác trong chuỗi cung ứng chính là đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Trong giai đoạn này doanh nghiệp của bạn cần phải đảm bảo được các yếu tố như là chất lượng sản phẩm trong toàn bộ kênh phân phối, khả năng quản lý, điều phối nguồn hàng đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất và đạt chất lượng tốt nhất.
Thêm vào đó, trong giai đoạn này doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị các đối sách cụ thể khi có sai sót xảy ra, đảm bảo rằng doanh nghiệp mình kịp thời đổi trả hàng hóa cho khách hàng khi chúng không đạt yêu cầu để có thể đem đến sự hài lòng ở mức cao nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất và phân phối.
1.2.5. Yếu tố thông tin trong chuỗi cung ứngThông tin là yếu tố cơ sở liên quan và điều tiết 4 yếu tố cơ bản còn lại trong mô hình chuỗi cung ứng. Nhờ có thông tin thì hoạt động bên trong 4 yếu tố mới có sự kết nối kịp thời. Khi kết nối này là một mối quan hệ vững chãi, thông tin được cung cấp tới các giai đoạn khác trong chuỗi cung ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác thì khi đó các quyết định trong chuỗi sẽ đảm bảo được tính chính xác hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.
Khả năng truyền thông tin trong doanh nghiệp diễn ra tốt chính là cơ sở để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa doanh thu, việc thông tin được truyền đi nhanh chóng giúp người quản lý đưa ra các quyết định nhanh chóng và có khả năng dự đoán các yếu tố thuộc về thị trường một cách tốt hơn.
Xem thêm: Chuỗi cung ứng là gì? Tối ưu quy trình vận hành chuỗi
Điều này giúp cho thông tin trong doanh nghiệp được truyền đi một cách kịp thời và chính xác đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động đang được diễn ra trong doanh nghiệp là thống nhất để hoàn thiện mục tiêu chung đã đề ra trong hoạt động hoạch định.
Dù việc xây dựng hệ thống truyền tải thông tin có là vô cùng tốn chi phí đi chăng nữa thì những hiệu quả mà nó đem lại cho doanh nghiệp về lâu về dài là vô cùng to lớn. Thêm vào đó, đây là một yếu tố đóng góp một phần thành công to lớn cho doanh nghiệp.
Đây là một hệ thống có vai trò vô cùng quan trọng vì nó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình của các đơn hàng hay là những vấn đề phát sinh trong toàn bộ các kênh phân phối của doanh nghiệp. Xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng giúp cho doanh nghiệp nhận được đánh giá cao hơn từ phía người tiêu dùng. Sự hài lòng của khách hàng luôn là một mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Xã hội số hóa đem đến cho bạn rất nhiều công cụ hay ho để có thể theo dõi và quản lý hệ thống vận chuyển hàng hóa một cách tốt hơn. Do đó, hãy tận tối đa lợi thế mà công nghệ đem lại cho doanh nghiệp bạn. Ứng dụng thêm phần mềm DMS để quản lý đơn hàng một cách hiệu quả hơn.
Bạn hoàn toàn có thể thêm hệ thống chip vào sản phẩm của bạn để có thể theo dõi và quản lý chúng dễ dàng hơn. Đây cũng là một cách để giúp cho doanh nghiệp bạn tránh khỏi việc thất thoát đơn hàng.
Thông qua ngòi bút của chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc đã có hình dung rõ ràng hơn về 5 yếu tố cơ bản của chuỗi cung ứng. Từ đây có những chính sách hợp lý cho doanh nghiệp mình.
Cách quản lý đơn hàng
Click vào liên kết bên dưới để chúng tôi chia sẻ với bạn đọc một vài thông tin hay ho về Cách quản lý đơn hàng nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục