Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 06 năm 2025
Nếu một người luôn luôn dành rất nhiều thời gian và tâm trí cho công việc, thậm chí dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nghĩ đến công việc thì rất có thể đó là một Workaholic. Nếu bạn thấy mình có biểu hiện tương tự, hãy tìm hiểu rõ workaholic là gì để “chẩn trị” những vấn đề xoay quanh nó.
Workaholic là thuật ngữ chỉ một người nghiện công việc, luôn ở trạng thái tham công tiếc việc, say mê công việc quá mức cần thiết. Những người như vậy họ luôn làm việc không biết mệt mỏi và đạt tâm trí vào công việc 24/24h, ngay cả khi nghỉ ngơi, giải trí. Một số người mắc chứng này còn có thể rơi vào trạng thái không thể kiểm soát được tâm trí nên khi không ở trong công việc, họ sẽ sinh ra cảm giác có lỗi.
Thuật ngữ workaholic đã xuát hiện từ rất lâu và được coi là một dạng chủ nghĩa việc làm từ năm 1971 trong cuốn sách được viết bởi một nhà tâm lý học người Mỹ, Wayne Oates. Trong cuốn sách này ông đã có những lý giải workaholic là gì, qua mô tả của ông, workaholic chính là một sự bắt buộc, là nhu cầu làm việc không ngừng nghỉ.
Về sau có nhiều nghiên cứu về workaholic và đưa ra đánh giá bất đồng với nhau, kèm theo đó có bổ sung thêm nhiều đặc điểm của chứng workaholic. Có người nhận định đó là một bệnh lý về sự nghiên công việc, có người chỉ coi đó là một quyết tâm cao độ, một động lực to lớn để có thể làm việc khi cốt lõi không có thích thú với công việc. Chỉ với một vài định nghĩa được nêu ra cũng đã chứng tỏ workaholic nằm trong khá nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng xâu chuỗi lại toàn bộ trong đó thì workaholic có 3 đặc điểm nổi bật như sau:
- Xuất phát từ những áp lực bên trong, người workaholic cảm thấy rằng bản thân bắt buộc phải làm việc.
- Luôn có suy nghĩ dai dẳng về công việc trong mọi lúc, cảm thấy bứt dứt khi không làm việc.
- Cường độ làm việc vượt mong đợi, bất chấp các nguy cơ ảnh hưởng, ví dụ như không màng đến việc ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dựa trên định nghĩa workaholic là gì và phân tích về workaholic qua các nghiên cứu đã nổ ra, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết dấu hiệu của workaholic, từ đó xác định bản thân hay những người xung quanh có đang mắc chứng nghiện việc này hay không. Cùng Timviec365.vn gọi tên cụ thể các biểu hiện của workaholic nhé.
Những dấu hiệu sau đây về chứng workaholic được chỉ ra có cơ sở khoa học dựa trên các nghiên cứu của nhà tâm lý học và trị liệu Ana Jovanovic.
Mặc dù thường không yêu thích công việc hiện tại đang làm nhưng đối với workaholic, được làm việc sẽ đem đến cho họ cảm giác thư giãn, thoải mái và có ý nghĩa cuộc sống. Điều này khác với những người bình thường, thường cảm thấy công việc áp lực và luôn mong chờ giây phút được nghỉ ngơi, giải trí. Nếu không được làm việc, workaholic sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu và tự thấy bản thân thật vô dụng. Với tâm lý đó, người nghiên việc luôn suy nghĩ đến công việc một cách quá mức, dù thực tế khối lượng công việc chỉ có ít nhưng họ sẽ không cho phép bản thân được nghỉ ngơi.
Do ở trạng thái của một chứng tâm lý, cho nên người workaholic sẽ luôn chịu sự chi phối của công việc dù họ ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù là ngày nghỉ, khi tụ họp cùng gia đình bè bạn hoặc thậm chí cả những lúc ốm đau thì họ vẫn luôn đặt tâm trí vào công việc. Đến chính bản thân họ cũng không thể kiểm soát được điều này và dù sức khỏe hiện tại có thực sự mệt mỏi nhưng đối với họ, không làm việc sẽ còn mệt hơn.
Vì ưu tiên công việc ngoài sự kiểm soát cho nên nhiều khi, workaholic thường bị hiểu lầm là “người ham kiếm tiền”, tham công tiếc việc. Sâu xa bên trong đôi khi họ bị mâu thuẫn và mệt mỏi với chính trạng thái đó của mình, họ cũng muốn bứt ra khỏi điều này nhưng lại không có cách.
Toàn bộ tâm trí, thời gian đều dành cho công việc nên rõ ràng không có thời gian dành cho những việc khác bên ngoài cuộc sống. Với người nghiện việc, họ chẳng có thời gian rảnh rỗi vì bản thân không cho phép có điều đó tồn tại. Lúc không có việc họ cũng làm mọi việc có thể. Có thể nói đây là tinh thần chủ động cao, do đó đặc điểm của workaholic chính là độc lập làm việc, không dựa dẫm vào đồng nghiệp và cũng không thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào, đặc biệt là công việc trong đội nhóm.
Đã hết giờ nhưng vẫn cảm thấy thiếu thời gian để làm việc, sẵn sàng ngồi lại bàn làm việc để làm quên thời gian hoặc mang cả việc về nhà để làm trong thời gian nghỉ ngơi của buổi tối. Đó là đặc trưng của người nghiện việc mà chúng ta hay thấy. Nếu bạn ở cùng một người như thế bạn sẽ hiểu họ tập trung cho công việc cao như thế nào ngay cả khi ở nhà.
Có một sự thật rằng dù nghiện việc nhưng không hạnh phúc trong khi làm việc. Mặc dù họ có thể chìm đắm vào công việc giống như một cách thể hiện sự đam mê nhưng workaholic lại hoàn toàn khác với trạng thái làm việc vì đam mê. Họ chỉ lao vào công việc mọi lúc để giải tỏa những cảm giác tiêu cực như sự bất an, cảm thấy bản thân vô dụng, cảm thấy thời gian không đủ cho công việc nếu không làm việc. Trong khi người đam mê với công việc sẽ luôn cố gắng nỗ lực vì mục tiêu và khi đạt được rồi, họ thực sự cảm thấy thành tựu của sự chiến thắng, họ sẵn sàng cho phép bản thân được tận hưởng cảm giác nghỉ ngơi thư giãn sau những nỗ lực vừa qua.
Nếu bạn là một workaholic bạn có nguy cơ gặp phải các tác động rất lớn lên tâm lý và sức khỏe. Điều này đã được khẳng định và chứng minh bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Nghiện việc dẫn đến làm việc quá sức, không dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý nên đem đến các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe là điều dễ hiểu. Biểu hiện nhẹ nhất là cảm giác lờ đờ, mệt mỏi thường xuyên, nghiêm trọng hơn là ghi dấu những căn bệnh rõ ràng cho cơ thể như tăng huyết áp, làm tăng cao lượng cholesterol trong máu.
Bên cạnh đó, trong suy nghĩ luôn nghĩ đến công việc ở trạng thái tiêu cực theo kiểu “workaholic” thì còn mang đến tâm trạng bất ổn, lo lắng thường xuyên, sa sút và thậm chí là rối loạn tinh thần, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm, mất kiểm soát với cảm xúc của mình.
Ngoài các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tinh thần, mắc phải chứng workaholic còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh bạn. Phạm vi gắn kết xã hội của bạn sẽ thu hẹp đến mức nhỏ nhất. Ngay cả các mối quan hệ thân sơ cũng không được kết nối bởi bạn ít dành thời gian cho người thân, bạn bè. Bạn chấp nhận để bao quanh lấy bạn chỉ là công việc. Như thế, cuộc sống của bạn dần trở nên đơn diệu. Khi có những khó khăn bạn khó tìm được người cùng san sẻ vì sự xa cách lâu ngày.
Có thể nói, workaholic là một trạng thái tiêu cực mà con người cần phải tìm cách để loại bỏ càng sớm càng tốt. Chuyên tâm cho công việc để gặt hái thành công hoàn toàn khác với workaholic, một bên đem đến sự trọn vẹn cuộc sống với đa dạng các tư vị, sắc màu thú vị, một bên chỉ đối diện với một màu xám xịt và tiêu cực. Như thế, bạn phải biết cân đối lại trạng thái của chính mình trong công việc.
Mục tiêu chúng ta cần hướng đến chính là có sự kết nối vừa đủ với công việc, dành thời gian hợp lý cho công việc để có thời gian dành cho cả những mảng khác của cuộc sống. Làm sao xây dựng được điều đó và yêu công việc đúng cách chứ không “nghiện”? Dưới đây, chuyên gia tuyển dụng và việc làm giàu kinh nghiệm trong dẫn dắt nghề nghiệp sẽ chỉ ra cho bạn.
Nếu bạn đang quá bận rộn và cảm thấy áp lực, hãy dừng lại để xem xét mọi vấn đề trong đó và đặc biệt xem bản thân mình cảm thấy như thế nào trong sự bận rộn này. Lúc này chính là lúc bạn tạo cơ hội cho bản thân mình được lên tiếng thay vì ép mình phải đi theo guồng quay của công việc. Có thể sự bận rộn là nguyên nhân ban đầu đưa bạn vào guồng quay bận rộn và rồi từ cơ thể đến tâm trí bạn dần bị bị nghiện sự bận rộn đó đến một lúc trở thành workaholic chính hiệu. Vậy nên ngay từ đầu luôn theo sát cảm xúc của bản thân, dù có những ngày bạn thực sự bận.
Như đã nói, áp lực deadline cũng khiến chúng ta trở thành một workaholic vì cái cách chúng ta quen với bận rộn. Tuy nhiên để không bị deadline chi phối dẫn đến hệ lụy về chứng workaholic, bạn cần làm chủ bản thân bằng cách kiểm soát deadline đúng cách, đặt ra kế hoạch cụ thể rõ ràng cho quy trình hoàn thành deadline, vừa giúp công việc không bị chồng chất vừa không bị rối trong quá trình xử lý.
Để làm được điều này, bạn cần lập kế hoạch cho các hoạt động sống bên cạnh kế hoạch công việc. Hãy sắp xếp thời gian cho việc chơi thể thao, gặp gỡ giao lưu bạn bè, hoạt động với gia đình và thời gian dành cho sự thư giãn, nghỉ ngơi. Với các khung thời gian như vậy, rõ ràng bạn cũng đang bận rộn nhưng đó lại là sự hạnh phúc và cảm giác thư giãn vì có làm và có chơi, cơ thể được xoa dịu sau các áp lực công việc khiến bạn luôn hướng tới điều tích cực và cảm nhận được các sắc màu thú vị của cuộc sống.
Từ việc làm sáng tỏ workaholic là gì, chúng ta đặt ra vấn đề về việc yêu công việc cũng phải đúng cách. Ở đây không phải cứ lao vào công việc bất chấp thời gian, sức khỏe là tốt, nó có thể không đem lại cả chất lượng công việc cần đạt. Do đó, mọi thứ từ công việc đến cuộc sống phải được cân bằng. Những lúc rảnh rỗi bạn có thể ghé blog của Timviec365.vn để học hỏi nhiều kinh nghiệm, mẹo vặt để làm việc thành công, ngay cả khi bạn đang chưa có việc làm, hãy bình tĩnh nhờ sự hỗ trợ của timviec365.vn để xây dựng mẫu CV online ưng ý nhất để nộp và tìm một công việc chất lượng ngay chính từ trang web. Đó cũng là cách bạn đang làm việc có hiệu quả mà tránh khỏi những áp lực tiêu cực và gạt bỏ ngay nguy cơ mắc chứng workaholic từ đầu.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thị Trung - Như Quỳnh - Hưng YênHotline: 0973.067.853
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thị Trung - Như Quỳnh - Hưng YênHotline: 0973.067.853
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc