Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mentor là gì? Làm thế nào để thực sự trở thành một mentor giỏi?

Tác giả: Vũ Thoa

Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong thời gian gần đây, trào lưu khởi nghiệp đang tạo ra một sức hút mạnh mẽ với cộng đồng, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Cùng với trào lưu khởi nghiệp, những khái niệm như Mentor, Mentee, Coach cũng thường xuyên được đề cập tới.

1. Mentor là gì?

Nếu bạn từng tìm hiểu hay biết đến những thông tin liên quan đến sự thành công của Mark Zuckerberg, thì chắc chắn bạn sẽ thấy được vai trò của quan trọng của mentor trong sự thành công của ông.. Những lời khuyên và sự truyền cảm hứng của Steve Jobs đã giúp Mark “hướng đông” và thay đổi cả định hướng phát triển và kết quả là sự thành công của facebook.

Vậy tại sao các Mentoring lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp? Câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là bởi: Khởi nghiệp là một quá trình đơn độc và dễ mất phương hướng nghề nghiệp, chính vì vậy, khởi nghiệp không phải là con đường bạn có thể tham gia một mình, bạn cần một mentor để có thể có được định hướng nghề nghiệp bản thân để phát triển tốt nhất!

Mentor là gì?

Mentor là ai?

Chúng ta có nhiều cách hiểu về các Mentoring cả trong những vấn đề cuộc sống lẫn vấn đề của sự nghiệp, vì thế, chúng ta có có thể phân biệt được giữa Mentor Consultant (hoạt động của người tư vấn), hay Coach (những huấn luyện viên) nếu chỉ sử dụng định nghĩa theo cách đơn thuần. Hiện nay các Mentoring khó trong cách giải thích về nghĩa hơn bởi vì chúng ta không tìm được từ nào tương ứng về nghĩa trong từ điển tiếng Việt..

Mentor là từ được sử dụng để chỉ những người tìm hiểu và đưa ra những định hướng chung nhằm giới thiệu các cơ hội, và hỗ trợ cho những người đang trong quá trình khởi nghiệp có phương hướng đi một cách thành công. Tuy nhiên để giải thích đầy đủ ý nghĩa của từ Mentor này thì chúng ta cũng cần đề cập thêm là quá trình để con người tạo dựng được kết quả.

Có vị trí quan trọng hơn một người bạn hay một chuyên gia cố vấn viên, các Mentor còn lắng nghe cả những băn khoăn của các bạn về những vấn đề mà các doanh nghiệp, công ty, tổ chức phi lợi nhuận đang gặp phải, đưa ra cho bạn những lời khuyên đến từ những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn của các Mentor này.

Không giống Coach – những người có nhiệm vụ giám sát công việc của bạn, họ là những người chỉ cho bạn kỹ năng sống và kỹ năng trong công việc cả về kỹ năng mềm, kỹ năng cứng cung cấp thêm những kiến thức thực sự cần thiết trong công việc để giúp các bạn có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề thực tế của doanh nghiệp.

2. Mentoring program là gì?

Mentor Program là cụm từ dùng để chỉ những chương trình, kế hoạch được thiết lập bở Mentor khi có sự kết hợp với các mentee. Mentor Program luôn có được những cơ hội để tạo nên những kế hoạch phù hợp, những kế hoạch này được làm cẩn thận, rõ ràng và chi tiết để những người thực hiện có thể dễ dàng thực hiện. Làm việc có kế hoạch định hướng trước sẽ nâng cao được hiệu quả và kết quả công việc. Sự thành công luôn luôn đến từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Việc làm it phần cứng - mạng

3. Mentor trong khởi nghiệp là gì?

Trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, những câu hỏi được đặt ra rất nhiều, đặc biệt các bạn thường tự đặt ra những trăn trở cho riêng mình đó là có nên từ bỏ công việc đang làm hiện tại để chuyển hướng khởi nghiệp hay không? Làm sao để chắc chắn được rằng con đường mà mình đang đi là đúng đắn và không có nhiều rủi ro? Những Mentor trong khởi nghiệp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này, mang đến cho bạn một cái đầu tỉnh táo và suy nghĩ tích cực cho tất cả các vấn đề đang diễn ra trong đầu bạn, giúp bạn loại bỏ những tiêu cực trong suy nghĩ và có định hướng để phát triển sự nghiệp của chính mình.

Mentor là gì?

Vai trò của Mentor trong khởi nghiệp rất quan trọng. Vì sao khởi nghiệp cần Mentor? Chúng ta có thể thấy rất rõ, trong quá trình khởi nghiệp, làm ăn hay có kế hoạch để phát triển một công việc nào đó thì các bạn cần một người nào đó ở bên cạnh để có thể chia sẻ những suy nghĩ của bản thân đang rối lên trong đầu. Bạn không cần một người vẽ ra con đường cho bạn sẵn đi mà bạn cần ở đây là người có thể kích thích bạn nhận ra bạn nên đi con đường nào đúng đắn.

Trong quá trình khởi nghiệp, các vấn đề khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh sẽ bắt đầu xuất hiện từ khả năng của con người, như khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại trong quá trình bán hàng, tài chính, hoặc giải quyết xung đột nhóm... Khi bất kỳ sự cản trở nào xảy ra, đều ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp của bạn.

Ngay cả khi doanh nghiệp đó đã có sự phát triển mạnh, câu hỏi thường trực trong đầu bạn sẽ luôn là tiếp tục như thế nào để đưa doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, đảm bảo sự bền vững hơn hoặc có ích hơn đối với xã hội. Những lúc các bạn mất phương hướng như vậy thì cũng chính là khi các bạn cần một Mentor ở bên cạnh. Bạn cần người bên cạnh giúp bạn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết đang cháy hừng hực trong bạn. Bạn cần một người bạn không phán xét bạn, đưa ra những lời khuyên chân thành cho bạn, người đó chỉ đưa ra cho bạn câu hỏi giúp bạn tìm kiếm các câu trả lời đúng đắn nhất và không ngừng giúp bạn nhìn rõ hơn đường đi của chính mình.

Xem thêm: Master plan là gì

4. Công việc của mentor

4.1. Put the relationship before the mentorship

Put the relationship before the mentorship: Điều này có nghĩa là bạn cần đặt các mối quan hệ giữa con người lên trên cả quan hệ chỉ đơn thuần là người cố vấn: để việc Mentor thành công thì các bạn cần phải tạo ra được mối quan hệ gần gũi giữa người cố vấn và người đang khởi nghiệp. Mối quan hệ tốt đẹp này sẽ được xây dựng vững chắc dựa trên những giá trị thiết thực của người mentor.

Họ chỉ chọn những người có giá trị giống như họ để tương tác, hỗ trợ và cùng đồng hành trên con đường sự nghiệp mà thôi. Ngược lại, nếu như bạn đang có mentor mà phát hiện giá trị giữa bạn và mentor của bạn có giá trị khác nhau thì sẽ khó có thể hợp tác, mối quan hệ này nên dừng lại để tạo điều kiện cho những quan hệ khác phát triển hơn.

Công việc của mentor là gì?

4.2. Focus on character rather competency

Focus on character rather competency có nghĩa là tập trung vào nét tính cách của cả hai người (người cần được mentor và người mentor) chứ không phải chỉ tập trung vào khả năng. Điều đó có nghĩa là bạn nên lựa chọn những người mentor có tâm, họ thực sự rất quan trọng và sẽ giúp cho bản thân người cần được mentor có thể hình thành nét tính cách phù hợp, có giá trị, có sự nhận thức rõ ràng về bản thân, có được sự thông cảm đối với nhiều trường hợp và sự tôn trọng người khác.

Những người mentor giỏi luôn luôn hiểu được rằng con đường họ cần phải đi phía trước thực sự rất xa, và chỉ khi bạn thực sự có những phẩm chất tốt và phù hợp thì mới có thể nâng con người bạn, giá trị của bạn lên một tầm cao mới. giá trị trong con người bạn giúp bạn thành công chứ không phải chỉ dựa vào khả năng hay kỹ thuật.

4.3. Shout loudly with your optimism, and keep quiet with your cynism

Nói về sự lạc quan, giữ im lặng với những ngờ vực: Khi chúng ta có buổi gặp với một người mentor và trình bày một ý tưởng nào đó mang tính mới mẻ, khi đó người mentor giỏi sẽ là người truyền thêm nguồn năng lượng cho bản thân ta. Điều quan trọng ở đây chính là họ đã sử dụng chính sự lạc quan của mình để truyền cảm hứng cho người cần được mentor.

Trong cuộc trò chuyện nào cũng vậy, khi chúng ta có được sự lạc quan cũng đồng nghĩa với việc sẽ lây lan và ảnh hưởng đến những người xung quanh, chúng ta mang đến cảm xúc tích cực sẽ giúp lan tỏa sự tích cực, chúng ta đối diện với vấn đề và hoàn cảnh một cách tiêu cực sẽ mang đến cho những người xung quanh cảm giác tiêu cực và chán nản, u tối.

4.4. More loyal to their mentee than they are to their company

Những người Mentor thường nghĩ nhiều hơn cho người cần được metor hơn là những lợi ích của một tổ chức lớn. Họ sẽ định hướng đúng đắn cho người đang cần được mentor và để họ khởi nghiệp với chính khả năng tiềm ẩn trong con người họ, những người mentor cần có cái nhìn tinh mắt để nhìn ra được điều này và giúp người cần được mentor phát huy được những thế mạnh vốn có để đạt được sự thành công nhất định.

5. Những phẩm chất cần có của mentor

Những phẩm chất cần có của mentor

Để trở thành một người Mentor giỏi thì nhất định các bạn cần phải có bí quyết và cách làm việc, kiến thức và đặc biệt là những phẩm chất phù hợp đối với nghề. Vậy những phẩm chất đó là gì?

Đầu tiên chúng ta cần nói tới kinh nghiệm: những người metor thông thường được biết tới là có tuổi đời /tuổi nghề nhiều hơn, lớn hơn những người làm mentee. Những người mentor cần phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển của sự nghiệp, họ hiểu và thấu cảm được sự khó khăn, sự nỗ lực không ngừng để trở thành người thành công trong khởi nghiệp. Do đó kinh nghiệm chính là thế mạnh và cũng là điều quan trọng giúp họ trở thành một Mentor giỏi giang.

Tiếp theo, tính cách là điều quan trọng mà người Mentor cần phải chú ý. Họ cần có nét tính cách chững chạc, tự tin và điềm tĩnh để những người cần được mentor kính trọng. Trong công việc, họ cần là người làm tấm gương cho những người xung quanh, gây ảnh hưởng lớn đến những người mentee.

Những người mentor và người cần được mentor cần có cùng mục tiêu với nhau. Nhờ vào điều này mà họ sẽ tăng lên sự kết hợp ăn ý và con đường dẫn tới thành công là vô cùng gần, rộng mở và dễ đi. Đồng thời những người Mentor luôn luôn ưu tiên thời gian cho công việc, đam mê và bất cứ khi nào công việc cần thì họ đều có mặt.

Ngoài ra, họ cần có cái đầu mở, tức là lối tư duy mở và không ngại đổi mới, họ cần có sự quan tâm đến các vấn đề xung quanh như các mối quan hệ, những cách thức để khiến họ trở nên gần gũi và thân thiện hơn đối với những người đang hợp tác với họ. Họ cũng cần là người luôn lạc quan, sống tích cực và tinh thần hăng hái, nhờ vào sự lạc quan mà sẽ có ảnh hưởng lớn tới công việc theo hướng tích cực.

Điều đó có nghĩa là, những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở đây sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về khái niệm mentor và những cơ hội để thành công trong quá trình khởi nghiệp thông qua sự kết hợp ăn ý giữa mentor và người cần được mentor.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;