Tác giả: Vũ Thoa
Một ngày bạn bước chân đến văn phòng, thay vì đón nhận những câu chuyện phiếm vui vẻ của đồng nghiệp, những tin tức đáng mừng về thành tích của công ty là một tin dự - bạn vị nằm trong danh sách giảm biên chế. Vậy, ngay lúc đó, bạn sẽ và nên ứng xử như thế nào? Lựa chọn cách ứng xử bình tĩnh và thông minh chính là cách mà chuyên gia của Timviec365.vn gửi tới các bạn và rất mong các bạn sẽ làm tốt
Bạn đã đi làm và đôi khi quyết định buộc thôi việc không phải là thước đo đánh trình độ năng lực của bạn kém nên bạn không cần phải quá lo lắng về sự việc này. Có thể bạn chưa thực sự là người phù hợp với công ty, hoặc cũng có thể là công ty đang gặp khó khăn về tài chính nên buộc họ phải cắt giảm bớt người. Và dù họ không muốn nhưng cũng vẫn phải cắt giảm bạn.
Vậy nên, bạn đừng bực bội, nóng nảy. Thường khi giận quá sẽ mất khôn. Bạn chưa suy xét kỹ các lý do thì nên cố gắng bình tĩnh, làm chủ tình huống như thế này trước. Cho đến khi gặp sếp để nói chuyện, lúc đó bạn sẽ được biết lý do. Có thể lý do đó là lời lý giải, sẽ tháo gỡ được những bực dọc trong bạn và bạn thỏa hiệp với quyết định không hay này. Nhưng cũng có thể lý do đó hết sức vô lý, bạn biết có kẻ nào đó cố gắng đẩy bạn ra khỏi công ty, hoặc sếp không thích bạn. Bạn đừng vội nản chí hay khó chịu nhé. Hãy cứ thoải mái chấp nhận điều đó như một cách nhẹ nhõm nhất có thể. Nghĩ rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng gặp may, đôi khi trong cái rủi nào đó sẽ mang tới cái may mắn đến cho chúng ta thì sao. Lúc này bạn nên chuẩn bị tạo cv xin việc để tiến hành xin việc mới khi đã có quãng thời gian thư giãn khi bị thôi việc bất đắc dĩ. Biết đâu vào một thời điểm không xa chúng ta sẽ tìm được một công việc mới, một công việc mà mọi thứ đều tốt hơn công việc cũ. Nên hãy tận dụng thời gian thôi việc bất đắc dĩ này để đi du lịch một vài hôm để xả stress và cũng để lên dây cót tinh thân cho một chặng đường mới.
Nói tới bàn giao công việc, chắc hẳn nhiều người đang liên tưởng đến một khuôn mặt rầu dĩ, đầy tâm sự. Và nếu một trong số chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó, chắc cũng như vậy. Đứng trước tình trạng mất việc, ai cũng buồn. Tuy nhiên, chẳng thể nào kéo dài mãi một nỗi buồn quá lâu. Một khi đã giữ được tâm lý bình tĩnh để đón nhận tin chẳng lành này rồi thì bạn cũng sẽ chấp nhận ra đi. Vậy thì chẳng có lý do gì mà lại không vui vẻ chào tạm biệt nơi đã sa thải mình.
Cách tốt nhất, các bạn hãy cứ giữ cho bản thân mình vẻ bình thường như mọi ngày đồng nghiệp vẫn thấy. Không cần phải tỏ ra quá vui vẻ vì như vậy, đồng nghiệp sẽ thấy bạn đáng thương hơn đó. Nhưng cũng chẳng cần phải quá buồn chán vì như vậy, chính bạn đang thương chính mình mà không đủ can đảm hoạch định dần cho tương lai. Mỗi thái độ khó chịu hay những lời phát ngôn bừa bãi, vừa bàn giao công việc, vừa tức tối, đổ lỗi cho sếp cũng chỉ làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Nếu như bạn là người có tình cảm tốt với đồng nghiệp ở chỗ làm, và khi bạn phải ra đi, chắc hẳn điều bạn phải bận tâm không chỉ là vấn đề việc làm mà còn là chuyện tình đồng nghiệp. Bởi trong suốt quãng thời gian vừa qua, bạn và họ đã có những ngày tháng kề vai sát cánh cùng nhau, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc cũng như sự gắn bó trong cuộc sống. Thế nên, hãy chia tay họ một cách ý nghĩa nhất. Nếu mối quan hệ rất khăng khít, chúng ta có thể tổ chức một buổi liên hoan chia tay thật vui. không nói chuyện buồn, không nói chuyện công việc. Buổi liên hoan chỉ để mọi người được ở bên nhau đầy đủ như khi còn làm chung và cho nhau những lời khuyên, lời động viên chân thành. Điều này sẽ giúp cho mọi người nhận được rất nhiều động lực để cố gắng, dù là người ở lại hay ra đi. Còn nếu như không có thời gian để gặp mặt. bạn hãy dành một vài phút trước khi ra về để chào tạm biệt đồng nghiệp của mình. Một lời chào nhẹ nhàng, thoải mái để mọi người có thể nhớ tới hình ảnh đẹp của nhau.
Trong cơn tức tối và không đành lòng nhận quyết định buộc thôi việc thì nhiều người đã nảy sinh ngay tà niệm - trả thù công ty. Do đó, nhiều người sẽ thực hiện việc sao chép tài liệu, các data quan trọng của công ty để làm “của” riêng. Hành động này không những sai trái với đạo đức nghề nghiệp mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Có thể trong lúc mất bình tĩnh bạn làm như vậy mà không màng tới điều gì khác, nhưng bất cứ điều gì làm trái lương tâm cũng có nhân có quả của nó. Thậm chí bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề truy cứu pháp luật.
Và nếu như bạn đã hoàn toàn chấp nhận được điều này, cũng đừng nặng nề quá. Có thể vui vẻ và nhờ cậy sếp với một bức thư giới thiệu, một sự gợi ý việc làm nào đó chẳng hạn. Chắc chắn, chúng ta sẽ được thoải mái và dù sao này có gặp gỡ nhau thì cũng không bị khó xử
>>> Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục