Quay lại

​Ngành học quản lý khách sạn đáng mơ ước lấy bao nhiêu điểm?

Tác giả: Nguyễn Nhung

Quản lý khách sạn là một ngành nghề thuộc top những ngành nghề hot nhất hiện nay bởi mức lương cao, môi trường làm việc linh hoạt, năng động. Vấn đề lớn nhất ở đây mà chúng tôi biết các bạn quan tâm, đặc biệt là những bạn học sinh, sinh viên, chính là ngành học quản lý khách sạn này lấy bao nhiêu điểm?

Việc làm Khách sạn - Nhà hàng

1. Thi tuyển ngành quản lý khách sạn

1.1. Ngành quản lý khách sạn là gì?

Hiện nay, Ngành quản lý khách sạn là gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm không chỉ qua việc truyền miệng mà còn trên các diễn đàn thảo luận trực tuyến. Vậy, ngành quản lý khách sạn là ngành học về cách quản lý và tổ chức các hoạt động thuộc về khách sạn sao cho đạt hiệu quả và năng suất cao nhất. Nhìn chung, học ngành quản lý khách sạn ra trường, bạn sẽ có cơ hội ứng tuyển vào các vị trí quản lý chung của khách sạn để vận hành cả một bộ máy.

Ngành học quản lý khách sạn là ngành học rất phù hợp đối với những bạn có phong thái năng động, nhạy bén với công việc, có niềm đam mê, nhiệt huyết mạnh mẽ, có khả năng quan sát tốt và am hiểu tâm lí khách hàng. Đặc biệt hơn, các quản lý khách sạn cần phải biết cách ứng biến, thích nghi và xử lí các tình huống phát sinh trong công việc.

Khi học ngành quản lý khách sạn, các bạn sinh viên sẽ được học hỏi tất cả các nghiệp vụ chuyên môn về nhà hàng khách sạn cũng như các kĩ năng về quản lý hệ thống phòng ban, nhân sự, có trách nhiệm giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị và tổ chức các sự kiện, hội thảo cho khách sạn nhằm hỗ trợ truyền thông,… Hơn thế, các bạn quản lý khách sạn cần phải có sự am hiểu sâu về rượu cũng như thực phẩm của khách sạn. Có thể nói, tất cả các khía cạnh, lĩnh vực thuộc về khách sạn, các quản lý khách sạn đều phải nắm rõ được và am hiểu tường tận về chúng, đồng thời có kiến thức về những nền văn hóa khác nhau để có thể phục vụ khách hàng đến từ các quốc gia khác nhau một cách tốt nhất có thể.

Việc làm sale khách sạn

1.2. Ngành quản lý khách sạn lấy bao nhiêu điểm?

1.2.1. Ngành quản lý khách sạn thi khối nào ?

Ngành quản lý khách sạn thi khối nào cũng là điều mà các bạn học sinh, sinh viên quan tâm tới không hề kém cạnh. Đây đang là một trong những ngành nghề có xu hướng hot nhất trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng mở rộng và có nguồn nhân lực chất lượng ở tất cả các khối thi thì ngành quản lý khách sạn đã và đang cho phép thí sinh thi tuyển ở hầu hết các khối ngành:

  • Khối A (Toán - Lý - Hóa)
  • Khối A1 (Toán - Lý - Anh)
  • Khối C (Văn - Sử - Địa)
  • Khối D1 (Toán - Văn - Anh)

Bên cạnh đó, có một số trường đại học, cao đẳng còn xét tuyển thí sinh ở các khối ngành D3 (Toán – Văn – tiếng Pháp) hay khối D4 (Toán – Văn – tiếng Trung).

Sau khi thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, các bạn sẽ được lựa chọn chuyên ngành học cụ thể thuộc ngành quản lý khách sạn. Cụ thể một số chuyên ngành phổ biến và thu hút nhiều sinh viên chọn lựa như:

Chuyên ngành Quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn

Chuyên ngành Văn hóa du lịch – Quản trị du lịch khách sạn – Hướng dẫn du lịch

Quản trị khách sạn du lịch

-        Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

-        Quản trị kinh doanh

-        Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

-        …

Các bạn sinh viên có thể lựa chọn chuyên ngành học trên thuộc ngành quản lý khách sạn để theo đuổi đam mê và tìm kiếm cho mình một công việc tốt nhất vfa phù hợp nhất với bản thân mình.

1.2.2. Tỉ lệ chọi khi thi quản lý khách sạn các khối

Như các bạn đã biết, ngành quản lý khách sạn là một ngành hot nhất, thu hút rất nhiều các bạn sinh viên đầu vào ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Minh chứng rõ nhất chính là điểm xét tuyển các ngành quản lý khách sạn ở tất cả các trường đều lấy điểm rất cao, thậm chí là cao nhất trường. Không chỉ vậy, đầu ra của ngành học này cũng đóng góp rất lớn một nguồn nhân lực dồi dào, có đào tạo tốt, có trình độ tốt vào thị trường tuyển dụng.

Cũng chính vì đó mà tỉ lệ chọi của ngành quản trị khách sạn rất cao. Trước hết, chúng ta có thể nói tới tỉ lệ chọi vào các trường đại học, cao đẳng. Thông thường, trung bình một trường có ít nhất tỉ lệ chọi xét tuyển đầu vào thường là 1 chọi 2, đó là đối với các trường lấy mức điểm trung bình, chưa kể tới những trường top hàng đầu như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại,… đều có tỉ lệ chọi thường là 1 chọi từ 3-4 bạn. thậm chí là hơn trong những năm thi đại học trở lại gần đây. Thứ hay, ta có thể xét trên tỉ lệ chọi đầu ra, có nghĩa là trong các vòng phỏng vấn và vòng đơn tại các nơi tuyển dụng. Theo nhận xét và số liệu lấy được từ các nhà tuyển dụng, hầu hết vòng đơn đều có từ 200 đơn nộp bao gồm cả CV và hồ sơ xin việc và tỉ lệ chọi có thể là 1 chọi 10 để đi tiếp vào các vòng tiếp theo. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng vòng phỏng vấn thường chỉ lấy số lượng rất ít, từ 5-6 người và với một số lượng lên đến vài trăm đơn xin việc thì tỉ lệ chọi rất là cao đối với ngành quản lý khách sạn. Hơn thế, vị trí quản lý khách sạn chỉ có một và là duy nhất ở các khách sạn ở hầu hết các nơi, có những nơi có thể có 2 quản lý ở các lĩnh vực nhưng rất ít. Chính vì vậy, bạn có thể thấy tỉ lệ chọi ở ngành quản lý khách sạn rất gay gắt và cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, bạn cần phải trau dồi bản thân không ngừng ở tất cả các nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng, trình độ chuyên môn và tác phong làm việc để có thể ứng tuyển được vào các khách sạn nổi tiếng như Daewoo, Metropole, Melia,… và có thể là cả những khách sạn ở môi trường nước ngoài nữa.

Việc làm quản lý khách sạn

2. Đào tạo ngành quản lý khách sạn

2.1. Học quản lý khách sạn ở đâu

2.1.1. Các trường đại học

Theo thống kê, hiện nay có tới hơn 40 trường đang có chương trình đào tạo cho ngành quản trị khách sạn ở khắp cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng và bận tâm tới vấn đề Ngành quản lý khách sạn học trường nào.

Đối với các trường đại học ở phía Bắc, bạn có thể tham khảo các trường đại học dưới đây:

  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Tài nguyên và môi trường

Đối với các trường đại học ở phía Nam, bạn có thể tham khảo các trường đại học dưới đây:

  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Tài chính – marketing
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Văn hóa TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học công nghiệp thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Kinh tế - tài chính
  • Đại học Tôn Đức Thắng

2.1.2. Các trung tâm đào tạo kỹ năng

Ngoài các trường đại học về ngành quản lý khách sạn, các bạn có thể tham khảo các địa chỉ trung tâm đào tạo thêm về kĩ năng các ngành quản trị khách sạn, lữ hành và du lịch. Bên cạnh đó không chỉ nhất thiết là trường đại học bạn có thể tham khảo thêm về trường quản lý khách sạn Việt Úc

Một số kĩ năng và nghiệp vụ chuyên môn mà các trung tâm có thể đào tạo các bạn chính là: nghiệp vụ về quản trị, kĩ năng mềm, nghiệp vụ về khách sạn, tâm lí khách hàng, kỹ năng tiếng anh chuyên ngành lễ tân khách sạn,…

Đối với các trung tâm đào tạo kĩ năng, các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc môi trường thực tế tốt hơn, gần gũi hơn và có các chứng chỉ ghi nhận cho quá trình học của bạn.

2.2. Thời gian học ngành quản lý khách sạn

Thời gian đào tạo ngành quản lý khách sạn chủ yếu để ở tất cả các trường thông thường kéo dài 4 năm (đối với hệ đại học), lâu nhất là 6 năm. Đối với hệ trung cấp là 2 năm và đối với hệ cao đẳng là 3 năm.

2.3. Các môn học ngành quản lý khách sạn

Các môn học chủ yếu của ngành quản lý khách sạn liên quan tới:

  • Nghiệp vụ quản trị khách sạn
  • Kĩ năng về quản lý hệ thống phòng ban, nhân sự
  • Tâm lí học về khách hàng
  • Các môn thuộc về kĩ năng mềm
  • Kĩ năng tổ chức sự kiện

3. Việc làm sau tốt nghiệp nghiệp ngành quản lý khách sạn

3.1. Tổng quan về nghề quản lý khách sạn

3.1.1. Mô hình quản lý khách sạn

Hệ thống quản lý khách sạn đi theo môi hình chung bao gồm các phòng ban phục trách:

  • Bộ phận bên ngoài: Chăm sóc khách hàng, kinh doanh và lễ tân
  • Bộ phận bên trong: Thu ngân, kiểm toán, kế toán
  • Người quản lý khách sạn
  • Ban lãnh đạo và chủ đầu tư

Nếu xét trên môi hình quản trị khách sạn cơ bản, tức hệ thống phục vụ khách hàng làm công ăn lương thì người quản lý khách sạn giữ vị trí cao nhất.

Việc làm nhân viên khách sạn 5 sao

3.1.2. Lương của quản lý khách sạn

Lương của các quản lý khách sạn trung bình dao động từ 15-30 triệu/tháng, tùy thuộc vào quy mô của khách sạn. Đối với những khách sạn top đầu và nước ngoài, các quản lý khách sạn thậm chí có thể nhận mức lương cao hơn đó.

>> Xem thêm: Hospitality là gì

3.2. Nhu cầu tuyển quản lý khách sạn

3.2.1. Yêu cầu về nghiệp vụ quản lý khách sạn

Ngành quản lý khách sạn yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực rất cao về cả nghiệp vụ chuyên môn lẫn kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng quản trị.

Đối với các nhà quản lý khách sạn, bạn phải nắm rõ và am hiểu tất cả các khe tường kẽ tóc của khách sạn. Đặc biệt hơn, các nhà quản trị khách sạn cũng cần có kĩ năng thích ứng và xử lí tất cả các tình huống phát sinh trong công việc.

>> Xem thêm: Horeca là gì

3.2.2. cách quản lý khách sạn hiệu quả

Cách quản lý khách sạn hiệu quả nhất mà các quản lý khách sạn cần tuân thủ theo chính là các bước sau:

Bước 1: Bộ phận kinh doanh xác nhận đặt phòng, dịch vụ. Trong đó bao gồm các loại phòng như phòng dormphòng deluxephòng bungalow (chỉ có tại các resort), phòng đôiphòng standardphòng suitephòng executive,...

Bước 2: Bộ phận kinh doanh chuyển các đặt phòng, dịch vụ qua bộ phận lễ tân

Bước 3: Khi phát sinh các chi phí, khách sẽ thanh toán trực tiếp tại outlet hoặc chuyển hóa đơn (bill) về phòng

Bước 4: Kiểm toán thực hiện kiểm tra giám sát các đặt phòng vào cuối mỗi ngày

Bước 5: Thu ngân (Cashier) theo dõi tài chính dựa trên dịch vụ của khách hàng

Bước 6: Thu ngân chuyển hóa đơn và chứng từ về kế toán

Bước 7: Các bộ phận dịch vụ liên kết với kế toán quan chứng từ “phiếu nhập kho”

Bước 8: Kế toán nết nối dữ liệu với các bộ phận khác

Bước 9: Bộ phận chăm sóc khách hàng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-