Quay lại

Quy trình và quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng mới nhất

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Trong quá trình xây dựng, quản lý chất lượng công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo được chất lượng, kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình. Để quá trình quản lý diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, các đơn vị thi công cần thực hiện đúng yêu cầu, chỉ dẫn do bên thiết kế cùng với quy định của công trình thi công, cuối cùng cần nghiệm thu các hạng mục trong công trình xây dựng. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhé!

1. Bạn biết gì về quản lý chất lượng công trình xây dựng?

1.1. Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?

Quản lý chất lượng công trình trong xây dựng là các hoạt động quản lý do nhiều chủ thể tham gia quá trình xây dựng do Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, cùng với những luật pháp khác liên quan đến quá trình chuẩn bị, thực hiện quá trình đầu tư về xây dựng trong công trình. Đồng thời, các chủ thể này khai thác và sử dụng công trình cần đảm bảo được yêu cầu về an toàn và chất lượng của công trình.

Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý chất lượng trong công trình thuộc 1 trong 6 nội dung về quản lý thi công trong công trình xây dựng gồm có: Quản lý tiến độ thi công của công trình, quản lý chất lượng trong công trình xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công, quản lý khối lượng thi công công trình, quản lý an toàn lao động và môi trường đang xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng.

1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng có nội dung, nguyên tắc nào?

1.2.1. Về nội dung

Trong quản lý chất lượng thi công trong công trình xây dựng, gồm có các nội dung sau:

- Lập các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tinh chất, yêu cầu cùng với quy mô của các công trình xây dựng. Trong quá trình thực hiện, quy định rõ trách nhiệm của bộ phận, nhà thầu thi công và cá nhân thi công trong công trình xây dựng.

- Lập và kiểm tra quá trình thực hiện thi công cũng như tiến độ thi công, cùng với lập và ghi lại nhật ký đúng quy định trong quá trình thi công xây dựng.

Ghi lại nhật ký trong quá trình thực hiện thi công

- Trước khi lắp đặt và xây dựng công trình xây dựng theo đúng tiêu chuẩn đưa ra và yêu cầu thiết kế, cần thực hiện kiểm tra cấu kiện, nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình.

- Thực hiện kiểm tra về vệ sinh môi trường bên trong, ngoài công trường, đảm bảo an toàn lao động.

- Thực hiện nghiệm thu trong nội bộ, sau đó tiến hành lập cho bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng hoàn thành và hạng mục công trình xây dựng bản vẽ hoàn công.

- Thực hiện theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư về báo cáo tiến độ, khối lượng, chất lượng, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong thi công xây dựng.

- Chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu cho từng loại công việc để làm căn cứ nghiệm thu.

1.2.2. Về nguyên tắc

Trong quản lý chất lượng xây dựng công trình, các nguyên tắc cần thực hiện là:

- Công trình xây dựng cần được kiểm soát về chất lượng từ các khâu chuẩn bị, thực hiện đầu tư, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng và Luật xây dựng, Nghị định quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn cho tài sản, người, công trình, thiết bị cùng các công trình phụ cận.

Đảm bảo an toàn cho người và những công trình liên quan

- Chỉ sử dụng và khai thác các hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành khi được nghiệm thu và đảm bảo đúng chất lượng trong thiết kế xây dựng. Đồng thời, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng trong công trình, các yêu cầu của hợp đồng và quy định của luật pháp cần được thực hiện đúng.

- Nhà thầu thi công cần có biện pháp quản lý chất lượng các công việc mà mình thực hiện và đủ năng lực theo đúng quy định, tổng thầu và nhà thầu chính cần có trách nhiệm quản lý chất lượng về công việc thực hiện bởi nhà thầu phụ

- Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng theo nghị định này, chủ đầu tư cần có trách nhiệm trong việc quản lý chất lượng trong công trình xây dựng để có thể phù hợp với hình thức quản lý dự án, đầu tư, giao thầu, nguồn vốn đầu tư và quy mô. Nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư có quyền thực hiện các hoạt động trong xây dựng.

Chủ đầu tư có quyền thực hiện hoạt động trong xây dựng

- Các cơ quan chuyên môn trong xây dựng cần thực hiện kiểm tra công tác và hướng dẫn trong quá trình cá nhân, tổ chức tham gia công trình xây dựng về chất lượng công trình, cùng với đó là kiểm tra công tác và thẩm định thiết kế, tổ chức thực hiện giám sát chất lượng, kiến nghị và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Những người tham gia công trình xây dựng cần chịu trách nhiệm về chất lượng trong công việc mà mình thực hiện như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan chuyên môn… 

- Sử dụng và ứng dụng các công nghệ thông tin mạnh mẽ để quản lý chất lượng công trình dễ dàng như các hệ thống thông tin về công trình BIM, phần mềm quản lý chất lượng công trình GXD, một số giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud) cùng với thời gian thực…

Một phần mềm quản lý công trình xây dựng miễn phí mà chúng tôi muốn đề xuất tới bạn là phần mềm quản lý công trình 365, giúp bạn quản lý công trình xây dựng một cách chất lượng và đảm bảo hiệu quả nhất.

- Những người tham gia vào việc quản lý chất lượng trong công trình cần phải được tham gia đào tạo, huấn luyện về công trình xây dựng.

Những người tham gia quản lý chất lượng cần được đào tạo

2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng có quy trình thế nào?

Quy trình quản lý chất lượng công trình trong xây dựng còn có tên khác là trình tự quản lý chất lượng thi công trong xây dựng được quy định trong nghị định 46 năm 2015 tại điều 23 do Chính phủ ban hành như sau: Các chất lượng thi công trong công trình cần được tiến hành kiểm soát từ giai đoạn mua sắm, chế tạo sản phẩm, sản xuất sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị và cấu kiện được đưa vào sử dụng trong công trình, cuối cùng là thi công xây dựng. Các công trình trước khi đưa vào xây dựng cần được chạy thử và nghiệm thu.

Về trình tự quản lý chất lượng công trình và trách nghiệm chủ thể được quy định như sau:

- Quản lý chất lượng đối với các nguyên vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị sử dụng trong công trình xây dựng và nhà thầu cần quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình.

Nhà thầu cần quản lý chất lượng trong quá trình thi công

- Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đẩu từ cần giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và nghiệm thu các công việc thực hiện.

- Giám sát nhà thầu thiết kế gồm có tác giả trong thi công, thực hiện thí nghiệm đối chứng và thử tải cùng kiểm định xây dựng trong quá trình thi công công trình xây dựng.

- Nghiệm thu các hạng mục công trình, giai đoạn thi công xây dựng (nếu có) và các công trình, hạng mục đã hoàn thành cần nghiệm thu để đưa vào sử dụng, khai thác.

- Kiểm tra các công tác nghiệm thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện về công trình xây dựng.

- Lập các hồ sơ khi hoàn thành công trình xây dựng, sau đó tiến hành lưu trữ hồ sơ và bàn giao lại công trình xây dựng.

Xem thêm: Ngành xây dựng thi khối nào? Đáp án cho kỹ sư tương lai

3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng có quy định ra sao?

Theo Nghị định mới nhất do Chính phủ vừa ban hành năm 2021 là 06/2021/NĐ-CP có quy định về quản lý chất lượng và thi công xây dựng. Cụ thể, các nhà thầu thực hiện thi công trong xây dựng cần đảm bảo mặt bằng xây dựng được quản lý, bảo quản mốc giới công trình và mốc định vị, quản lý các công trình, công trình theo đúng quy định.

Nhà thầu thực hiện thi công cần đảm bảo được quy định về xây dựng

Các nhà thầu thi công trong quá trình xây dựng cần phải xác định được vùng nguy hiểm trong quá trình thi công và thi công xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng (nếu có) và hợp đồng xây dựng, cùng với thiết kế công trình xây dựng. Nếu phát hiện sai khác trong hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng so với thực tế, nhà thầu cần báo cáo ngay cho chủ đầu tư.

Đồng thời, nhà thầu thực hiện thi công cần kiểm soát được chất lượng của công trình do mình thực hiện và đảm bảo đúng yêu cầu về thiết kế và trong hợp đồng. Thời gian làm việc thực tế các công trình xây dựng cần khớp với hồ sơ quản lý chất lượng liên quan đến các công việc tại công trình.

Khi phát hiện có khiếm khuyết, sai sót về chất lượng hay xảy ra sự cố trong công trình, hạng mục thi công thì các bộ phận, hạng mục cần dừng thi công công việc trong xây dựng để khắc phục những sự cố, sai sót và khiếm khuyết.

Phát hiện sai sót trong công trình cần khắc phục ngay

Trong trường hợp xảy ra sự cố khiến mất an toàn lao động hay phát hiện ra nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, các bên liên quan cần tìm ra biện pháp để khắc phục tai nạn và đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thực hiện thi công. Nếu trong quá trình thi công xây dựng công trình có tai nạn xảy ra, các bộ phận cần khắc phục được các hậu quả và sự cố khiến mất an toàn lao động.

Ngoài ra, bộ phận thi công và các bên liên quan cần thực hiện trắc đạc và quan trắc công trình theo đúng yêu cầu thiết kế; sau đó, tiếp tục thực hiện các thí nghiệm và kiểm tra các quá trình chạy thử liên động, đơn động theo đúng kế hoạch trước khi thực hiện đề nghị nghiệm thu.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng, cùng với nội dung và nguyên tắc, quy trình và quy định trong quá trình quản lý chất lượng công trình. Các nhà thầu thi công, đơn vị thi công, chủ đầu tư và các bên liên quan cần thực hiện đúng quy định và quy trình trong quá trình quản lý, thi công để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn chất lượng và đảm bảo công trình an toàn.

Công trình xây dựng là gì

Bạn có biết công trình xây dựng là gì hay không? Phân loại các công trình xây dựng ra sao? Câu trả lời về công trình xây dựng sẽ có trong bài viết dưới đây!

Công trình xây dựng là gì

Bạn có biết công trình xây dựng là gì hay không? Phân loại các công trình xây dựng ra sao? Câu trả lời về công trình xây dựng sẽ có trong bài viết dưới đây!

Công trình xây dựng là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-