Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 08 năm 2024
Thời kỳ kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp, tổ chức hay các khu vực cần có năng lực cạnh tranh nhất định. Vậy bạn đã biết năng lực cạnh tranh là gì hay chưa? Cùng timviec365.vn tìm hiểu các thông tin về năng lực cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh này ra sao nhé!
Năng lực cạnh tranh (trong tiếng Anh là Competitiveness) là những thực lực và lợi thế của chủ cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh về việc thỏa mãn và làm hài lòng khách hàng để thu về lợi nhuận cao hơn.
Năng lực cạnh tranh cần so với các đối thủ có cùng sản phẩm cụ thể và các đối thủ cạnh tranh cũng cần cụ thể cùng một thời điểm và cùng thị trường.
Hiện nay, có thể coi cạnh tranh giữa nhà sản xuất là cuộc chiến khốc liệt nhất trên thị trường, các doanh nghiệp cần cạnh tranh để tồn tại và thu về lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, cạnh tranh cũng giúp các doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời thực hiện tốt lợi ích của khách hàng và cộng đồng.
Chẳng hạn như hai thương hiệu lớn Coca-Cola và Pepsi luôn cạnh tranh nhau để trở thành tập đoàn lớn nhất trong ngành đồ uống không cồn. Vì vậy, hai tập đoàn này luôn tìm kiếm nhu cầu thị trường và thị hiếu người dùng, phát triển sản phẩm của mình tốt nhất và đa dạng nhất, cũng như thu về nguồn lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp của mình.
Hiện nay, có 3 cấp độ của năng lực cạnh tranh, đó là: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Cùng tìm hiểu cụ thể thông tin về các cấp độ của năng lực cạnh tranh nhé!
Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng đạt được những thành tích, thành quả vượt trội, nhanh chóng và bền vững về mức sống của một đất nước. Hiểu một cách đơn giản, đấy là những thành quả về kinh tế, mức độ về gia tăng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của một đất nước theo thời gian.
Xét về góc độ quốc gia thì năng lực cạnh tranh ở cấp độ này có thể hiểu là các hiệu quả sản xuất trong quốc gia đó. Năng lực này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hiệu suất sử dụng các nguồn vốn, nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên trong quốc gia đó. Bởi vì năng lực và hiệu suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân thông qua tiền lương, tỷ suất lợi nhuận từ việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và các tỷ suất lợi nhuận đã thu được từ các nguồn vốn đã bỏ ra.
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia sẽ không dựa vào việc quốc gia đó sử dụng lĩnh vực nào để phát triển và cạnh tranh, mà sẽ nằm ở việc quốc gia đó sử dụng nguồn lực trong các lĩnh vực như thế nào để cạnh tranh hiệu quả.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp liên quan đến việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài như thế nào trong việc tạo ra các sản phẩm, thu hút các khách hàng, mục tiêu, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của khách hàng; giúp doanh nghiệp thu về nhiều doanh thu và lợi nhuận; cải thiện các vị thế của doanh nghiệp trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh.
Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp.
Thị phần trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực của doanh nghiệp đó. Mỗi doanh nghiệp sẽ có thị trường kinh doanh riêng, thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp của bạn chiếm lĩnh trên tổng thị trường kinh doanh.
Vì vậy, thị phần ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có thị phần càng cao trên thị trường thì vị thế và sự chiếm lĩnh của doanh nghiệp đó trên thị trường càng lớn.
Năng suất lao động sẽ được tính dựa theo số lượng sản phẩm và giá trị tạo ra sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Năng suất lao động sẽ đánh giá trình độ làm việc của người lao động, trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo và trình độ phát triển trong doanh nghiệp đó,
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí hoạt động của doanh nghiệp đó. Tỷ suất lợi nhuận chính là hiệu quả doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đó trên mức các mức lợi nhuận tạo ra.
Doanh nghiệp nào có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó càng có chỗ đứng rộng lớn và năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.
Trong trường hợp, công ty có lợi nhuận cao hơn hoặc thấp hơn so với tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp đó cần xem xét các yếu tố bên trong của công ty, cụ thể;
- Nếu doanh nghiệp của bạn lợi nhuận cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại quá thấp, có thể thấy doanh nghiệp đó sử dụng nguồn vốn hiệu quả chưa cao. Doanh nghiệp có thể đã dựa vào nguồn vốn do các cổ đông, chỉ cần nguồn vốn của doanh nghiệp có biến động nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận không cao, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận lại rất cao thì có thể thấy doanh nghiệp đó sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhưng chưa thực sự tối ưu, có thể là chi phí sản xuất, chi phí nguồn lực hoặc chi phí nguyên vật liệu, vật tư,... Do đó, doanh nghiệp cần xem xét lại các vấn đề của mình để tăng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Ngày nay, thương hiệu của các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số. Các dịch vụ lừa đảo và tin giả công nghệ ngày càng tăng cao khiến khách hàng ngày càng trở nên khó tính và nghi ngờ.
Vì vậy, thương hiệu nào càng nhận được nhiều lòng tin từ công chúng, khách hàng thì thương hiệu đó càng có năng lực cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng để có thể nắm bắt được thông tin khách hàng, thị hiếu của người dùng, giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm sẽ được tính bằng phần trăm thị phần của các sản phẩm trên thị trường. Các sản phẩm sẽ được các nhà nghiên cứu đánh giá dựa theo chi phí và năng suất sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Sản phẩm có năng lực cạnh tranh càng cao trên thị trường càng giúp doanh nghiệp đó gia tăng năng lực cạnh tranh, và nếu sản phẩm đó có tầm ảnh hưởng trên thị trường quốc tế thì nó sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trên các thị trường quốc tế.
Các chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng, cụ thể như sau:
- Các chỉ tiêu định tính: Chất lượng của sản phẩm, mức độ hấp dẫn của sản phẩm đó đến khách hàng về mẫu mã, màu sắc, chủng loại, bao bì, hình ảnh thương hiệu, mức độ nhận biết sản phẩm và lòng tin của khách hàng về sản phẩm,... so với đối thủ cạnh tranh.
- Các chỉ tiêu định lượng gồm có: Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, sản lượng sản xuất và tiêu thụ theo từng năm, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thu được. Các chỉ tiêu này sẽ được tính theo từng năm để dễ dàng so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tất cả các cấp độ của các năng lực cạnh tranh đều có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau. Do đó, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến những cấp độ còn lại.
Nếu năng lực cạnh tranh của sản phẩm tốt, nó cũng chính là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng sẽ dựa vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoặc hoạt động của lĩnh vực nào đó. Vậy nên năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ tăng cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao.
Hoặc năng lực cạnh tranh của quốc gia tốt, chắc chắn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tốt lên. Khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao thì càng chứng tỏ hiệu suất sản xuất, năng lực nhân viên và trình độ công nghệ sẽ tăng theo, giúp doanh nghiệp có được vị thế tốt trên thị trường. Khi đó, năng lực cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng theo.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được “năng lực cạnh tranh là gì” cùng với các cấp độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Cấp độ của năng lực cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và cả đất nước. Các môi trường tự do thể hiện những chính sách về kinh tế càng thoáng thì các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm càng cao.
Zalo Official Account là gì
Zalo là ứng dụng quen thuộc của người dùng Việt Nam, những năm trở lại đây Zalo đã tạo ra Zalo Official Account để dễ dàng truyền tải, kết nối, tương tác thông tin với người dùng. Vậy Zalo Official Account là gì và cách tạo tài khoản Zalo OA ra sao? Bạn hãy click bài viết dưới đây để biết thông tin về Zalo OA.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc