Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[HƯỚNG DẪN] viết CV xin việc lập trình viên chuẩn không cần chỉnh

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí lập trình viên, nhưng chưa rõ tạo CV xin việc lập trình viên chuyên nghiệp như thế nào? Cần lưu ý những gì? Bài viết ngay sau đây của timviec365.vn sẽ giúp bạn làm được điều này trong một nốt nhạc. 

CV xin việc

1. Nắm bắt vai trò quan trọng của CV xin việc lập trình viên chuyên nghiệp

Vai trò của CV xin việc lập trình viên chuyên nghiệp
Vai trò của CV xin việc lập trình viên chuyên nghiệp

Mong muốn ứng tuyển vào vị trí nào cũng vậy, một bản CV là gì đó thật chuẩn chỉnh, khoa học luôn đóng vai trò là thứ vũ khí lợi hại giúp ứng viên chinh phục trái tim của nhà tuyển dụng. Để đầu quân cho một tập đoàn công nghệ hàng đầu với vị trí lập trình viên, điều đầu tiên trong hành trang mà bạn bắt buộc chuẩn bị không dừng lại là những kiến thức, kinh nghiệm code thành thục, khả năng debug cực đỉnh...mà còn là một bản CV lập trình viên chuyên nghiệp.

Bởi, đơn giản, CV lập trình viên chính là thứ tài liệu đầu tiên mà bạn “giao nộp” đến nhà tuyển dụng. Bạn chỉ có thể cầm chắc phần thắng trong tay nếu như trên bản CV đó “phơi bày”được những kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng quan trọng, những bằng cấp, chứng chỉ...hợp ý nhà tuyển dụng.

CV IT

Lời kết cho vai trò của một bản CV lập trình viên chuẩn từ kinh nghiệm làm việc cho website tuyển dụng nhân lực trực tuyến là, dù lập trình viên đang là vị trí hot, những ứng viên vẫn dễ dàng bị đánh trượt bởi những bản CV chung chung - “trăm mẫu như một” và thiếu khoa học. Vậy viết CV xin việc lập trình viên như thế nào mới khoa học và ưng lòng nhà tuyển dụng? Hãy khám phá trong nội dung ngay sau đây nhé.

2. Khám phá thành phần cần có trong một CV lập trình viên chuyên nghiệp

 Khám phá thành phần cần có trong một CV lập trình viên chuyên nghiệp
 Khám phá thành phần cần có trong một CV lập trình viên chuyên nghiệp

Tôi tin rằng, trước khi đưa mắt đọc đến những dòng tôi đang viết, chắc rằng, đã là dân IT đứng trước những cơ hội nghề nghiệp, đều ít nhất một lần hình dung về bản CV để ứng tuyển vị trí trong ngành IT cho mình. Bạn cũng có thể tìm thấy trên mạng nhan nhản những mẫu CV ngành IT hay đơn giản những mẫu CV được gắn mác chuyên nghiệp nhưng được dùng cho trăm ngàn những vị trí công việc.

Dĩ nhiên, chúng cũng hữu ích phần nào đó, khi cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về CV cũng như vai trò của CV chung chung như thế nào. Nhưng để có một “khúc dạo đầu” có thể “hút hồn” nhà tuyển dụng vị trí lập trình viên của bạn. Bạn cần phải dụng công hơn một chút. Chính xác hơn, là xây dựng một bản CV xin việc lập trình viên cho riêng bạn. Bước đầu tiên, trong quá trình này là xác định xem đâu là những thành phần căn cốt xuất hiện trong CV xin việc lập trình viên có thể ấn tượng với nhà tuyển dụng và cách viết/cách trình bày những thành phần đó như thế nào. 

Việc làm Lập trình viên

Nếu chưa rõ điều này, bài Blog này là dành cho bạn. Trong một bản CV lập trình viên, có thể có nhiều hơn những thành phần được list ra sau đây, tuy nhiên những thành tố bạn cần đảm bảo chắc chắn trong bản CV của mình để có mặt trong vòng phỏng vấn bao gồm:

2.1. Thông tin cá nhân trong CV lập trình viên

Thông tin cá nhân trong CV lập trình viên
Thông tin cá nhân trong CV lập trình viên

Hay còn gọi là phần giới thiệu bản thân trong CV, đây là phần đầu tiên, cũng được xem là đơn giản nhất trong một bản CV.  Nhưng không phải ai cũng biết trình bày cho hợp lý. Lý do ở đây, là có quá nhiều thông tin để viết, để trình này. Nằm ở vị trí đắc địa nhất, trong một CV lập trình viên, bạn cần đảm bảo đầy đủ những thông tin sau đây:

- Họ và tên đầy đủ, có thể đính kèm tên tiếng Anh của bạn nếu công ty của bạn ứng tuyển là doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ: Nguyễn Trường An ( Jonh) 

 - Vị trí ứng tuyển cụ thể ví dụ: : Lập trình viên PHP, Lập trình viên Python nếu như doanh nghiệp có yêu cầu.

- Ngày tháng, năm sinh

- Địa chỉ email, số điện thoại trong CV: Phần thông tin này cần viết chính xác và địa chỉ mình thường xuyên sử dụng.

- Phần giới thiệu bản thân: Ngoài những thông tin cơ bản, bản có thể bổ sung thêm nội dung là tóm tắt bản thân qua 2,3 câu ngắn gọn đặt ngay bên dưới,hoặc bên cạnh ảnh đại diện. Phần thông tin này được các đơn vị tuyển dụng nước ngoài khá thích.

Bởi vì, nó cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về ứng viên trước khi đi vào chi tiết nội dung. Bạn có chọn lọc để viết qua các ý“ Đam mê các ngôn ngữ lập trình, kinh doanh trực tuyến, mong muốn gia nhập nhóm lập trình cùng chí hướng.

Việc làm lập trình viên PHP

CV lập trình viên viết như thế nào?
CV lập trình viên viết như thế nào?

Mong muốn tìm kiếm vị trí lập trình viên tại các công ty có nhiều dự án có độ thách thức cao, nơi năng lực, hiệu suất làm việc được khen thưởng xứng đáng”. 

>> Xem thêm: Thông tin thêm trong CV

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp 

Thường thì những người tuyển dụng sẽ quan tâm đến các kỹ năng và kinh nghiệm của ông/bà trước khi để ý đến các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh ứng viên cần chọn lọc một cách kỹ càng nhằm mục đích tuyển dụng những ứng viên phù hợp với văn hóa công ty và gắn bó với họ lâu dài thì cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một ngoại lệ. Đặc biệt là thời điểm, bạn mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm. Mục tiêu nghề nghiệp có thể chia làm cụ thể thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, cụ thể như sau:

Mục tiêu ngắn hạn: Mong muốn tìm kiếm môi trường làm việc chuyên nghiệp, học tập rèn luyện học hỏi kinh nghiệm từ cấp trên và đồng nghiệp.

Mục tiêu dài hạn: Phát huy năng lực bản thân, phấn đấu trở thành trưởng phòng kỹ thuật trong vòng 3 năm tới, đồng hành cùng sự phát triển lâu dài của công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp của CV lập trình viên viết như thế nào?
Mục tiêu nghề nghiệp của CV lập trình viên viết như thế nào?

2.3. Kỹ năng trong CV xin việc lập trình viên 

Đây là phần thông tin cực kỳ quan trọng giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn ra được năng lực thực tế của ứng viên, khối lượng công việc mà ứng viên có thể hoàn thành có tương thích với KPI mà họ sẽ đặt ra trong quá trình làm việc. Lập trình viên tham gia vào các khâu lên kế hoạch, phát triển các sản phẩm phần mềm bao gồm thiết kế, thử nghiệm, sửa lỗi. Các kỹ năng trong CV bạn trình bày trong phần nội dung này hãy chỉ tập trung vào khả năng thành thạo về ngôn ngữ lập trình của bạn, khả năng thiết kế chức năng sản phẩm, không phải thiết kế layout để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Sẽ khoa học hơn nếu như bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng những kỹ năng quan trọng như : Ngôn ngữ PHP, Javascript, MVC, HTML và CSS3 và đính kèm theo nhà những thanh đánh giá từng kỹ năng cho khoa học và đẹp mặt. Nếu bạn thiết kế CV bằng word, có thể bổ sung thêm những ô để tô đậm và đánh giá hoặc đơn giản hơn là gạch đầu dòng từng kỹ năng cho khoa học. 

2.4. Chứng chỉ trong CV xin việc lập trình viên viết như thế nào?

Chứng chỉ trong CV xin việc lập trình viên viết như thế nào?
Chứng chỉ trong CV xin việc lập trình viên viết như thế nào?

Đây là phần mà lập trình viên show ra cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng am hiểu các kỹ năng cũng như năng lực thực tế của mình nhưng không phải dựa trên những đánh giá cá nhân như kỹ năng mà là xác định bởi những giấy tờ, văn bản cụ thể. Để lên lập trình viên chuyên nghiệp, một số chứng chỉ trong CV được cung cấp bởi các trung tâm uy tín có gắn chặt với năng lực của ứng viên sẽ tăng thêm sức nặng đáng kể cho CV trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng và nâng cao tính cạnh tranh với những hồ sơ “non trẻ” khác.

Lập trình viên chuyên nghiệp cần đến những chứng chỉ nghiệp vụ như: Project management professionals, Bằng AWS Certified Developer – Associate, scrummaster...ngoài ra sẽ cần đến Google adword và chứng chỉ  ngoại ngữ. Tất cả chứng chỉ này đều đều bắt buộc phải đính kèm bên cạnh ngày thi cụ thể cũng như công việc có thể làm trong tầm những chứng chỉ này. Ví dụ cụ thể, khi bạn khẳng định rằng, bạn sở hữu trong tay một chứng chỉ tiếng Anh Toeic 700, bạn có thể liệt kê thêm:

- Đọc và viết tài liệu tham khảo chuyên ngành nước ngoài

- Viết business và support email

- Nghe nói, thảo luận công việc qua các buổi họp và gọi điện cho khách hàng hoặc đối tác.

2.5. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong CV lập trình viên
Trình độ học vấn trong CV lập trình viên

Trên thực tế, hiện nay, những người học công nghệ thông tin chuyên ngành lập trình viên có thể không cần phải đến các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp mà có thể tham gia theo học các trung tâm lập trình.

Tuy vậy, nếu bạn tốt nghiệp từ một trường đại học có tiếng thì đừng bỏ qua thông tin này. Bên cạnh đó, cần tối ưu hóa thông tin về trình độ học vấn trong CV liên quan đến 5 năm học của mình bằng 3 nội dung cơ bản gồm: Trường đại học kèm theo thời gian theo học, chuyên ngành, xếp loại và GPA, nếu điểm trung bình của bạn khá tốt.

Cũng như các phần nội dung khác, phần trình độ học vấn cũng phải được ghi một cách khoa học, dễ nhìn. Bạn có thể gạch đầu dòng các thông tin vừa dẫn ra. ví dụ như sau:

- Trường đại học Bách khoa Hà Nội ( 9/2024 - 6/2024) 

- Chuyên ngành Công nghệ thông tin

- Xếp loại Giỏi. GPA : 3.7

>>Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì

2.6. Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV lập trình viên

Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV lập trình viên
Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV lập trình viên

Là ngành kỹ thuật đặc thù, kinh nghiệm làm việc trong CV của lập trình viên như thế nào là phần nội dung mà nhà tuyển dụng mong chờ nhất. Ở phần nội dung này, bạn cần phải làm nổi bật được tên tổ chức bạn từng làm việc, vị trí bạn đã từng làm và công việc cụ thể của từng vị trí này như thế nào và cả thời gian gắn bó đồng hành cùng tổ chức này. Ngoài ra nếu có nhiều kinh nghiệm hay hoạt động trong nhiều doanh nghiệp với vị trí lập trình viên trước đó, bạn hãy ưu tiên viết thứ tự từng công việc theo trình từ thời gian từ gần đến xa để tăng thêm sức thuyết phục nhé. Kinh nghiệm lập trình viên mẫu, bạn có thể viết như sau:

Công ty  LT pay

- Product management ( 6/2024 - 8/2024)

- Cung cấp thông tin, hỗ trợ định hướng nhóm Agile

- Làm việc với khách hàng, các bên liên quan và nhóm phân phối phần mềm để thu thập thông tin

- Làm việc với lập trình viên, tester, BA để làm rõ chức năng, sản phẩm mà người dùng mong muốn.

2.7. Người tham chiếu

Để chứng minh rằng, những thông tin mà bạn đã cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật thì hãy để lại thông tin người tham chiếu. Họ là cấp trên của bạn ở công ty cũ, người thấu hiểu nhất, công việc, năng lực của bạn nhất. Bạn có thể trao đổi với họ trước khi để lại thông tin bao gồm: Họ tên, chức danh đầy đủ và số điện thoại liên hệ nhé. 

 Người tham chiếu cho CV xin việc lập trình  Người tham chiếu
Người mà CV của bạn đề cập đến đã lập trình thành công cho công ty XYZ.

Trên đây chính là những nội dung cơ bản nhất mà bạn bắt buộc đảm bảo trong một CV lập trình viên. Ngoài ra, điểm cộng của bạn sẽ tăng lên nếu có thể đề cập trong bản CV này một số nội dung cơ bản khác liên quan trực tiếp đến khả năng rèn luyện của bạn như : Hoạt động hay dự án tham gia, sở thích. Dĩ nhiên, các nội dung này cần phải thực tế và liên quan trực tiếp đến việc chứng minh bạn là một người năng động và có thể làm việc hiệu quả.

>> Xem thêm: CV web developer

3. Một số lưu ý trong quá trình tạo CV lập trình viên

3.1. Cẩn trọng với lỗi chính tả

Một bản CV nói chung, CV lập trình viên nên duy trì dung lượng tối đa ở mức 1,5 - 2 trang giấy A4 và trình bày những thông tin ngắn gọn, chính xác, khoa học. Do vậy, một lỗi chính tả nhỏ cũng sẽ trở thành một hạt sạn to đùng và gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng. Các lỗi chính tả trong CV có thể khắc phục bằng việc bạn soát đi soát lại thật kỹ trước khi tải về và gửi đi CV. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến cách sử dụng. phông chữ trong CVcỡ chữ trong CV sao cho rõ ràng, dễ đọc nhất với người tuyển dụng.

3.2. Nên đính kèm keyword 

Một số lưu ý trong quá trình tạo CV lập trình viên
Một số lưu ý trong quá trình tạo CV lập trình viên

Theo khảo sát của timviec365.vn, những bản CV xin việc lập trình viên gây ấn tượng nhất là ở trong đó thể hiện được những nội dung thông tin mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm được họ mô phỏng trong bản mô tả công việc. Lúc viết CV hãy đọc thật kỹ bản mô tả công việc cho vị trí lập trình viên tại công ty mà bạn ứng tuyển, sau đó điều chỉnh những nội dung mình viết bằng việc chọn lọc những từ khóa trong mô tả công việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

Tuyển dụng

Mong rằng những thông tin trên đây đi hướng dẫn viết CV xin việc lập trình viên của timviec365.vn, sẽ thật sự hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập timviec365.vn thường xuyên để cập nhật những vị trí công việc mới nhất và tạo CV xin việc lập trình viên chuẩn nhất nhé.

Bản mô tả công việc lập trình viên đầy đủ nhất!

Bên cạnh mẫu CV xin việc lập trình viên, bạn có thể chuẩn bị hành trang đầy đủ để ưng tuyển vị trí lập trình viên chuyên nghiệp bằng việc tham khảo bản mô tả công việc lập trình viên đầy đủ  ngay tại link sau đây nhé.

Mô tả công việc lập trình viên

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;