Tác giả: Hoàng Hiền
Thực hiện nghĩa vụ là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Các điều khoản của nhà nước đã quy định rõ về các tiêu chuẩn khám nghĩa vụ quân sự. Hãy cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn này, lấy tài liệu để xét bản thân đã đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ hay chưa? Bên cạnh đó, giải đáp một số thắc mắc liên quan đến nghĩa vụ quân sự.
Nghĩa vụ quân sự là việc chịu trách nhiệm và thể hiện nghĩa vụ của công dân về lĩnh vực quốc phòng. Các công dân đủ tuổi và đủ điều kiện sẽ thực hiện nhập ngũ tại quân đội trong khoảng thời gian nhất định. Thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể là tự nguyện hoặc tham gia theo quy định của nhà nước.
Chủ thể thực hiện ở đây chủ yếu là nam giới, với nữ giới thường là tự nguyện xin tham gia hơn. Khi bạn đạt đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thực hiện mọi nội quy, quy định và hoạt động trong quân ngũ. Bạn sẽ tuân thủ các quy định của quân ngũ như dậy sớm tập thể dục, học nề nếp và thói quen trong quân ngũ. Bạn có thể dễ dàng phân biệt những người đi nghĩa vụ quân sự về. Họ có thói quen và rất nề nếp, lối sinh hoạt rất khoa học và trông rất rắn rỏi.
Khi tham gia thực hiện nghĩa vụ bạn sẽ được học hỏi kiến thức về quân đội, biên phòng. Hiểu hơn về cuộc sống của những người lính, bộ đội ngày đêm cống hiến sức lực và bảo vệ cho dân. Là một công dân bình thường, không học hay có ý định vào quân đội thì bạn sẽ chỉ thực hiện trong hai năm và quay về. Quãng thời gian này không phải dài nhưng đủ để bạn tạo dựng thói quen và hiểu hơn về công việc của dân quân bộ đội biên phòng. Bạn có đủ thời gian để rèn giũa bản thân cũng như cống hiến một phần sức lực trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Hiện nay có hai luồng suy nghĩ khác nhau. Một bên mong muốn thực hiện nghĩa vụ để đóng góp cho đất nước cũng như rèn luyện mình. Bên còn lại thì có suy nghĩ ngược lại, nghĩ rằng cuộc sống trong quân ngũ quá quy tắc và không được thoải mái chơi bời nên không muốn thực hiện. Những người này đặc biệt để ý đến tiêu chuẩn khám nghĩa vụ quân sự, vì phải đủ điều kiện mới được tham gia nghĩa vụ này. Mời bạn đọc và tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn khám nghĩa vụ quân sự nhé.
Xem thêm: Tổng hợp danh sách những bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự
Hệ thống tiêu chuẩn khám nghĩa vụ quân sự được quy định bởi pháp luật, bao gồm bốn tiêu chuẩn cơ bản: tuổi, chính trị, văn hóa và đặc biệt là sức khỏe. Về tuổi tác, công dân trên 18 tuổi đến 25 tuổi sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự. Với những người hoãn tham gia sẽ được gia hạn thêm 2 năm là đến 27 tuổi. Có nhiều lý do hoãn khám quân sự như học đại học, sức khỏe không cho phép, v.v.
Về chính trị và văn hóa được quy định như sau: tuyển chọn những người có văn hóa từ lớp 8 trở lên và lấy từ trình độ cao xuống. Sẽ có chỉ tiêu cho mỗi địa phương, nếu từ cao lấy chưa đến lớp 8 mà đã đủ thì vẫn dừng lại ở đó. Nếu tuyển chọn công dân đến lớp 8 vẫn chưa đủ thì sẽ có thể lấy thêm đến lớp 7. Ở các vùng khó khăn thì chỉ tiêu tuyển chọn cũng có sự thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp. Cụ thể thì luật quy định những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa có thể tuyển chọn trình độ ở bậc tiểu học và trung học. Trong đó bậc tiểu học lấy số lượng ít hơn bậc trung học cơ sở.
Từ năm 2016, bộ luật đã quy định thêm về tiêu chuẩn chính trị xét với công dân đến tuổi thực hiện nghĩa vụ. Công dân phải thỏa mãn tiểu chuẩn chính trị mới được phép thực hiện nghĩa vụ tại các cơ sở quân ngũ của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Sau các bước sàng lọc, công dân đủ điều kiện sẽ thực hiện khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự. Bộ luật nhà nước đã phân loại sức khỏe để quá trình tuyển chọn tốt nhất. Cụ thể, sức khỏe được chia làm ba cấp độ 1,2,3. Những người có thể lực và sức khỏe nằm trong ba cấp độ này sẽ được tuyển chọn. Tuy nhiên, đối với cấp độ 3 sẽ có một số trường hợp bị hủy bỏ kết quả, không được tuyển chọn, bao gồm: những người có bệnh, tật về mắt như cận thị quá 1,5 độ, viễn thị hay loạn thị; và những người có tiền sử nghiện tệ nạn xã hội như HIV, AIDS, ma túy.
Về khám mắt quy định khám cả hai mắt và xét tiêu chuẩn dựa vào mắt phải và tổng hai mắt. Yêu cầu mắt phải có thị lực từ 9 trở lên và tổng thị lực hai mắt từ 17 trở lên, sẽ được phân loại thành cấp 1,2,3. Với những công dân có tổng thị lực hai mắt nói chung hay mắt phải nói riêng sẽ được xếp vào bậc sức khỏe thấp hơn. Vì vậy không đủ tiêu chuẩn để xét tham gia nghĩa vụ.
Xét về thể lực thì bộ luật đã quy định cân nặng và chiều cao đối với công dân nam và nữ, có sự chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, đối với công dân nam thì thể lực cấp 3 trở lên tương đương với chiều cao tối thiểu là 157cm và cân nặng tối thiểu là 43kg, vòng ngực nam từ 75cm trở lên. Với công dân nữa chỉ cần thỏa mãn chiều cao từ 150cm và cân nặng từ 42kg trở lên là đủ điều kiện tuyển chọn.
Các tiêu chuẩn về sức khỏe được đặt ra sao cho công dân đó có đủ sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ nhất. Dù bạn có mong muốn tham gia nghĩa vụ nhưng bạn lại chỉ có 30kg chiều cao hạn chế 150cm (đối với nam) thì bạn cũng không thể thực hiện được. Với tình trạng sức khỏe như vậy, bạn có chắc mình sẽ đảm bảo nhiệm vụ và hoạt động trong quân ngũ hay không? Thậm chí bạn còn không thể đeo ba lô hành quân trên một quãng đường dài.
Xem thêm: Những điều cần biết trong thời gian khám nghĩa vụ quân sự
Các bộ luật đã quy định về việc hoãn nhập ngũ đối với các trường hợp đặc biệt và về sức khỏe. Với những công dân không đủ sức khỏe, là con của nạn nhân chất độc màu da cam, hay thương binh liệt sĩ. Hay những người không có khả năng lao động, chưa đến tuổi hay nhà có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế kiệt quệ thì cũng xét hoãn nhập ngũ.
Con của các cán bộ công an, bộ đội, sĩ quan và binh sĩ cũng có thể được hoãn hoặc miễn nhập ngũ. Với thương binh liệt sĩ hạng 1 hay thương binh hạng 2 và bệnh binh thì con cái sẽ được miễn nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chi tiết và cụ thể hơn bạn đọc sẽ theo dõi tại Bộ luật nghĩa vụ quân sự nhé.
Nhiều người không muốn đi nghĩa vụ nên tìm nhiều cách, lý do không chính đáng để không phải tham gia. Với những trường hợp như vậy, bộ luật có quy định mức phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ dưới đây. Đối với những người không đảm bảo thời gian đi khám đúng giờ hay có mặt tại địa điểm khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt từ 800 nghìn đồng tới hơn một triệu đồng (1,200,000 đồng).
Với các trường hợp mưu mô và có thủ đoạn tinh vi hơn, nếu để phát hiện có thể bị phạt từ hai đến bốn triệu đồng một trường hợp. Chẳng hạn như công dân khai gian khi khám sức khỏe, các cán bộ, nhân viên kiểm tra sức khỏe làm sai lệch kết quả một cách cố tình hay công dân hối lộ các cán bộ để làm sai lệch các kết quả. Tất cả các trường hợp này đều bị phạt và cảnh cáo tùy mức độ nghiêm trọng đến đâu. Ví dụ công dân lôi kéo người khác không thực hiện có thể bị phạt từ từ 1 năm trở lên, v.v.
Công dân sẽ được gọi đi khám nghĩa vụ tại nơi hay sinh sống nhất. Theo bộ luật, Bộ chỉ huy quân sự sẽ đăng ký và thông báo với công dân tại nơi cư trú của địa phương. Với những người học tập hay đi làm xa quê, ban đầu vẫn thông báo tại các địa phương. Nếu không có Ban chỉ huy tại địa phương đó thì sẽ thực hiện đăng ký tại nơi công dân cư trú.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn khám nghĩa vụ quân sự theo đúng Bộ luật quy định. Bạn đọc nên xem xét và cân nhắc thời gian cũng như ý định hợp lý để thực hiện khám nghĩa vụ một cách tốt nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu cách viết đơn xin đi nghĩa vụ quân sự chuẩn nhất
Khái niệm tệ nạn xã hội là gì - Vấn đề nhức nhối muôn đời
Tệ nạn xã hội không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội. Tệ nạn từ thế hệ này sang thế hệ kia. Làm thế nào để giảm thiểu tệ nạn và khái niệm tệ nạn xã hội là gì?
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục