Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Actuator là gì? Những điều cần biết cho bạn về các loại Actuator

Tác giả: Mai Phương Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Actuator là gì và bạn có những vấn đề về thiết bị truyền động điện của mình. Vậy hãy cùng đến ngay với bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về khái niệm Actuator là gì cùng với những thông tin vô cùng bổ ích về Actuator ngay bạn nhé!

1. Giải thích Actuator là gì và các khái niệm liên quan

Thuật ngữ Actuator được dùng vô cùng phổ biến trong dân kỹ thuật với nhau và không phải ai cũng biết khái niệm của Actuator là gì. Khi dịch nghĩa cụm từ này thì nó sẽ có nghĩa là bộ truyền động hoặc thiết bị truyền động. Đây chính là một loại động cơ được dùng để di chuyển hoặc là điện khiển một hệ thống. Loại động cơ này được vận hành bằng năng lượng như là khí nén, thủy lực dòng điện và tiến hành biến nó thành động năng.

Actuator còn là cơ cấu khiến cho một hệ thống được tác động theo môi trường. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn thì Actuator là bộ điều khiển và trong van công nghiệp nó sẽ được kết hợp với nhiều loại van khác nhau rồi từ đó hình thành lên các loại van tự động.

Giải thích Actuator là gì
Giải thích Actuator là gì và các khái niệm liên quan

Tiếp đến, một định nghĩa tiếp theo mà chúng ta cần phải tìm hiểu đó chính là Actuator valve. Đây là loại van điều khiển tự động và chuyên được dùng trong van dùng điện. ThIết bị truyền động khi đó sẽ được vận hành bằng điện và sử dụng áp suất khí rồi sẽ cho phép điều chỉnh các van lớn hoặc vận hành chúng từ xa.

Hiện nay trong các nhà máy thì Actuator valve được sử dụng vô cùng phổ biến. Đặc biệt là những nhà máy chuyên về xử lý nước thải, các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, nhà máy thực phẩm,...Trong đó nó sẽ góp phần trong việc tự động hóa và kiểm soát các quá trình trong doanh nghiệp.

2. Các thông tin hữu ích cần biết về Actuator đến cho bạn

2.1. Những loại van Actuator phổ biến hiện nay

Hiện nay, van Actuator được phân loại thành hai nhóm chính. Mỗi nhóm van Actuator sẽ chia ra thêm nhiều loại van khác nhau và chúng đều có một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điều khiển.

2.1.1. Loại van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén trong tiếng Anh được gọi là  Pneumatic Actuator valve. Loại van này sẽ chuyển đổi năng lượng hình thành từ chân không hoặc là áp suất khí nén cao. Lúc đó năng lượng này sẽ được hình thành lên chuyển động thẳng hoặc quay. Với van điều khiển khí nén thì nó sẽ được chia thành hai loại là bộ tác động đơn và kép.

Những loại van Actuator
Những loại van Actuator phổ biến hiện nay

Theo nguyên lý hoạt động thì loại van này sẽ sử dụng khí nén để đóng mở, vì thế cho nên chiếc van sẽ được điều khiển bằng nguồn cấp khí nén. Các loại van điều khiển khí nén sẽ bao gồm những loại cơ bản như là: van cửa điều khiển khí nén, van xiên điều khiển bằng khí nén, van bướm điều khiển bằng khí nén, van điều khiển khí nén 3 ngã, van bi điều khiển bằng khí nén, van điều khiển khí nén hình cầu.

2.1.2. Loại van điều khiển điện

Tên gọi khác của loại van này là Electric Actuator, loại van này sử dụng động cơ điện và cung cấp modem xoắn để tiến hành vận hành được van. Trong quá trình vận hành này nó cần phải cung cấp nguồn điện đủ, liên tục và quá trình đó sẽ không hề gây ra tiếng ồn, ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng một cách tối đa.

Loại van điều khiển điện
Thông tin về loại van điều khiển điện

Nguyên lý hoạt động của van dùng điện để tiến hành đóng mở và nó được điều khiển bằng điện. Tác dùng của các loại van điều khiển điện sẽ giúp điều chỉnh được tốc độ lên, xuống, xoay góc. Van điều khiển điện sẽ bao gồm những loại van như sau: van điện từ, van cửa điều khiển điện, van bi điều khiển điện, van cầu điều khiển điện, van dao điều khiển điện, van bướm điều khiển điện và van thiết kế 3 ngã điều khiển bằng điện.

2.1.3. So sánh van điều khiển khí nén và khiển điện

Các loại van này hoàn toàn khác nhau và chúng hoạt động theo cơ chế riêng. Với từng loại van thì chúng sẽ có những ưu và nhược điểm như sau:

Đối với Pneumatic Actuator thì về ưu điểm thì tốc độ đóng mở nhanh và điều chỉnh được tốc độ đóng mở theo ý muốn. Bên cạnh đó thì trong trường hợp khẩn cấp cần phải đóng thì loại này có thể sử dụng được một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, cấu tạo của Pneumatic Actuator lại đơn giản bảo dưỡng dễ dàng nên ai cũng có thể làm được. Quá trình mà muốn thay đổi áp suất khí cấp thì có thể thay đổi được công suất đầu ra và được dùng trong trường hợp chống cháy nổ.

Tuy nhiên thì điểm hạn chế của loại van này là phản ứng chậm khi mà cách xa nguồn khí nén. Đồng thời khi cần công suất cao thì sẽ cần đến bộ truyền động lớn và bộ dẫn này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố là lưu lượng khí, áp suất khí.

So sánh van điều khí nén và khiển điện
So sánh van điều khiển khí nén và khiển điện cực chi tiết

Với loại van điều khiển điện thì thời gian đáp ứng sẽ chậm hơn rất nhiều so với van khí nén nhưng loại này chỉ cần cấp nguồn điện và nạp tín hiệu và có thể hoạt động một cách ổn định hơn. Trong quá trình vận hành thì nó cũng ít khi có trục trặc.

Điểm hạn chế của nó đó là cần phải bỏ ra một nguồn chi phí lớn để đáp ứng được môi trường làm việc khắc nghiệt. Vì lí do đo, nó hiếm khi được sử dụng và thường thì van khí nén sẽ được áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi hơn.

2.2. Các chức năng của van Actuator

Sau một quãng thời gian cung cấp nguồn năng lượng thì lúc này bộ truyền động sẽ điều chỉnh van theo cách là đóng và mở. Lúc quá trình kết thúc hoàn toàn thì lúc này quy trình ngắt sẽ được khởi động. Trong quá trình đó thì hai cơ chế chuyển động cơ bản sẽ được sử dụng và các điều khiển sẽ tắt bộ truyền động khi mà hành trình kết thúc. 

Trong quá trình mà chuyển đổi modem thì hành trình sẽ được bảo vệ một cách an toàn khi mà quá tải. Lúc mà modem bị xoắn quá mức thì ngay lập tức van sẽ được bảo vệ.

Chức năng của van Actuator
Các chức năng của van Actuator

Chức năng điều khiển từ xa cũng được tích hợp trong van Actuator. Nhờ sự phân cấp ngày càng tăng cao ở công nghệ tự động hóa cho nên nhiều chức chăng sẽ được chuyển sang các thiết bị hiện trường. Từ đó thì khối lượng dữ liệu đã ngày càng giảm đi một cách đáng kể. Nhưng với thiết bị truyền động thì đã tích hợp chức năng điều khiển quá trình từ xa để giảm thiểu được sự ảnh hưởng đó

2.3. Mẹo chọn van Actuator tốt

Từ những loại van trên thì để xác định được đâu là loại van tốt nhất thì sẽ cần phải dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Khi đã nắm được khái niệm Actuator là gì thì để xác định được loại van tốt nhất thì bạn cần dựa vào những yếu tố như là hệ thống, chi phí, thời gian sử dụng.

Tốt nhất bạn nên chọn loại van Actuator điều khiển điện kèm tủ trung tâm vì như vậy sẽ có hiệu quả cao hơn van điều khiển bằng khí nén. Nhưng xét về thời gian thì van điều khiển khí nén lại vượt trội hơn vì khí nén có quá trình đóng mở cực nhanh trong quá trình truyền động. Đồng thời lực tác động lên còn rất lớn cho nên van điều khiển khí nén sẽ có vượt trội hơn hẳn.

Mẹo chọn van Actuator tốt
Mẹo chọn van Actuator tốt dành cho bạn

Về chi phí thì van điều khiển khí nén cũng  vượt trội hơn so với bộ điều khiển điện. Chi phí chung thì điều khiển khí nén sẽ rẻ hơn nhiều so với điều khiển điện.

Mong rằng qua những chia sẻ trên từ timviec365.vn đã giúp cho bạn hiểu được Actuator là gì và những thông tin liên quan đến Actuator. Nếu muốn cập nhập thêm nhiều bài viết bổ ích thì đừng quên theo dõi những bài viết của chúng tôi. Sẽ có rất nhiều bài viết hay đang đón chờ bạn đọc tiếp tục khám phá, đừng bỏ lỡ nhé!

Treatment là gì

Gìn giữ sắc đẹp thanh xuân là một trong những mong muốn của rất nhiều phái đẹp. Và hiện nay thì treatment chính là một giải pháp vô cùng hữu hiệu để giải quyết được những vấn đề đó. Hãy cùng đến với bài viết dưới đây để khám phá về định nghĩa của treatment và các sản phẩm dùng cho quy trình treatment hiện nay ngay nhé!

Treatment là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;