Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Treatment là gì? Các bạn hiểu như thế nào về treatment?

Tác giả: Trang Trần

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 04 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Hiện nay có rất nhiều người sử dụng treatment để làm đẹp. Tuy nhiên, có nhiều người lại chưa rõ da mình phù hợp với những loại treatment nào. Vậy treatment là gì? Các bạn hiểu như thế nào về treatment? Theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn các loại treatment phù hợp với da mình nhé.

1. Treatment là gì? 

Tùy vào ngữ cảnh và từng trường hợp mà treatment có ý nghĩa khác nhau.

Trong tiếng anh, treatment dịch ra có nghĩa là sự cư xử, đối đãi với một ai đó. Còn trong y tế, nó là một cái gì đó được thực hiện để chữa bệnh hoặc chấn thương, hoặc để làm cho ai đó trông và cảm thấy tốt. Hiểu đơn giản, treatment là sự điều trị hay là những sản phẩm để điều trị một loại bệnh nào đó.

Treatment là gì
Treatment là gì

Lấy ví dụ như sản phẩm Oil-Free Treatment 10% Glycolic AHA là sản phẩm dưỡng da đặc trị tế bào chết.

Trong công nghiệp, treatment cũng có ý nghĩa rất khác. Đó là sự cách ly, hay xử lý đối với một sự vật, hiện tượng nào đó. Ví dụ xử lý nước thải là wastewater treatment. 

Tuy nhiên trong bài này, chúng ta sẽ đề cập về treatment ở lĩnh vực y tế, cụ thể hơn là về làm đẹp. 

2. Bạn hiểu rõ treatment như thế nào?

2.1. Treatment - một sản phẩm của skincare

Treatment - một sản phẩm của skincare
Treatment - một sản phẩm của skincare

Treatment đơn giản là các sản phẩm chuyên biệt để điều trị các vấn đề về da như: mụn, nám, tàn nhan, lỗ chân lông to, lão hóa da,... Thành phần có trong treatment chủ yếu là vitamin và acid có tác dụng kích thích tế bào da sản sinh collagen, điều trị các vấn đề về da hiệu quả một cách hiệu quả và giúp làm trắng da, liền sẹo. 

Khi được sử dụng đúng cách treatment sẽ mang lại lợi ích hiệu quả cho da. Nhưng nếu một khi lạm dụng sai cách và không đúng sản phẩm như loại da của bạn không phù hợp với sản phẩm này thì da của bạn sẽ gặp một vài vấn đề không hay. 

Ngày nay, nhiều người sử dụng treatment tại nhà trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của họ. Mỗi người phù hợp với từng loại da khác nhau. Và các treatment rất khác nhau và hiệu quả sử dụng trên da cũng không giống nhau, vì vậy cần phải lựa chọn  sản phẩm điều trị phù hợp với nhu cầu của mình.

2.2. Các loại treatment phổ biến 

2.2.1. BHA

BHA (Beta Hydroxy Acid) là một thành phần làm sạch mạnh có trong một số sản phẩm như xịt khoáng, toner hay nước tẩy trang,... Bằng cách thâm nhập sâu vào  lỗ chân lông, BHA loại bỏ các tế bào chết và kích thích các tế bào da mới tái tạo và phát triển bằng cách thâm nhập sâu các lỗ chân lông. Nói cách khác, nó là một loại axit dạng dầu được chiết xuất chủ yếu từ ​​vỏ cây liễu.

BHA
BHA

Về công dụng của BHA, đầu tiên phải kể đến là khả năng loại bỏ tế bào chết (hay còn gọi là tẩy tế bào chết). BHA khiến cho các lớp da ngoài cùng bị bong tróc và kích thích sản sinh phát triển các tế bào mới. Bạn không cần lo lắng các vấn đề bí tắc lỗ chân lông hay thâm sạm do mụn để lại. Bởi BHA sẽ thâm sâu vào các lỗ chân lông và loại bỏ các tác nhân gây mụn và làm dịu da. Kiên nhẫn sử dụng 3-6 tuần, bạn sẽ thấy rõ sự cải thiện của da mặt. Tiếp đến BHA có khả năng làm mờ các nếp nhăn, độ nhám da được cải thiện và BHA cũng có tác dụng trong việc làm giảm rối loạn sắc tố da. Không chỉ vậy, BHA còn có tác dụng trị mụn và kiềm dầu. Nó được thẩm thấu qua các lỗ chân lông đầy các bã nhờn; từ đó các bã dầu tắc nghẽn - nguyên nhân mụn bị loại bỏ. Đồng thời, BHA còn kiểm soát tốt lượng dầu thừa, giúp giảm kháng viêm, giảm sưng nên nó cải thiện mụn rất hiệu quả.

Một số sản phẩm nổi bật của BHA như là toner BHA Obagi Clenziderm MD Pore Therapy 2%, BHA Liquid Exfoliant, The Ordinary BHA Salicylic Acid 2% Solution,...

2.2.2. AHA

AHA
AHA

AHA (Alpha Hydroxy Acid) là loại axit hòa tan trong nước, được chiết xuất từ một số loại trái cây có đường như cam, quýt, táo, lê,... cộng thêm đó là sữa, đường và thực vật. AHA có nhiều trong những sản phẩm chăm sóc da như nước hoa hồng, kem dưỡng da,...

Về công dụng, ngoài khả năng loại bỏ các tế bào da chết, AHA còn có tác dụng ngừa mụn và làm giảm viên (đặc biệt khi bị mụn trứng cá), giúp thu nhỏ lỗ chân lông, làm mờ nếp nhăn, kích thích phát triển các tế nào mới làm đều màu sắc tố da và khiến da mịn màng hơn.

Nhắc đến AHA, không thể không kể đến một số sản phẩm nổi bật như Paula's Choice Resist Advanced Smoothing Treatment 10% AHA, The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution,...

2.2.3. Vitamin C

Vitamin C
Vitamin C

Vitamin C (hay là axit ascorbic) có nhiều trong các loại rau (như rau ngót, cải xanh,...) hay hoa quả tươi cam, chanh,... Vitamin C serum là một treatment được chiết xuất từ ​​vitamin C nguyên chất và một số dưỡng chất khác nữa. Serum vitamin C có tác dụng kích thích sản sinh collagen, giúp phục hồi và tái tạo da, ngăn ngừa lão hóa da và cải thiện đều màu làn da. Khi sử dụng, bạn chỉ cần thoa đều dưỡng chất này lên vùng da cần điều trị. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy làn da của mình được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng dưỡng ẩm và chống nắng. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, serum vitamin C có khả năng bảo vệ da trước sự oxy hóa, do đó khả năng hỗ trợ chống nắng phải nói là cực kỳ ổn áp.

Một số sản phẩm nổi bật của nó là Obagi Clinical, Vitamin C Arbutin Brightening Serum, hay Vichy 15% Vitamin C, Clinique Fresh Pressed Pure Vitamin C 10%,...

2.3. Một số lưu ý khi sử dụng treatment cho da mặt

- Trước khi sử dụng, nên thử lên một vùng da nhỏ

Một làm da đẹp là nhiều cô gái quan tâm. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng tất cả các loại mỹ phẩm trước khi sử dụng thử trên da mặt. Chẳng hạn, bạn thuộc da khô nên sử dụng loại mỹ phẩm nào, với da dầu thì nên sử dụng loại mỹ phẩm nào. Bạn có thể thử sản phẩm đó lên trên cổ, hay vùng xung quanh quai hàm để xem sản phẩm đó có gây kích ứng da hay không trước khi thoa toàn bộ sản phẩm lên toàn bộ khuôn mặt. Để chắc chắn và an toàn hơn bạn có thể tìm đến các bác sĩ da liễu để tư vấn về cách chăm sóc da và lựa chọn loại treatment thích hợp với da mình.

Một số lưu ý khi sử dụng treatment cho da mặt
Một số lưu ý khi sử dụng treatment cho da mặt

- Nên bắt đầu với treatment có nồng độ thấp

Với tất cả các loại da thì khi mới bắt đầu sử dụng treatment thì bạn nên dùng với nồng độ thấp và sau đó chuyển dần sang nồng độ cao hơn và mạnh hơn sau một thời gian làm quen. Bạn có thể sử dụng tần suất thấp khoảng 1-2 lần/ tuần. Và khi da đã quen sau một thời gian sử dụng thì bạn có thể sử dụng với tần suất cao lên; thậm chí là hàng ngày. 

- Kem chống nắng là bước không thể thiếu 

Kem chống nắng là sản phẩm quan trọng đối với da của bạn. Làn da của bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi mà bạn sử dụng treatment.

Vì vậy nên tập thói quen sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da bạn khỏi các đốm sắc tố, hay thâm sạm,... Kem chống nắng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa và các vấn đề khác về da. Do đó, dù có sử dụng treatment hay không thì bạn cũng nên thoa kem chống nắng.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu “treatment là gì” và cung cấp thêm cho bạn những thông tin về treatment và các loại treatment được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp da mình.

Epigenetic là gì

Có rất nhiều điều thú vị trong lĩnh vực sinh học hay y học. Một trong số đó có Epigenetic - di truyền học biểu sinh. Vậy để hiểu rõ hơn Epigenetic là gì hãy đến với bài viết sau đây của chúng tôi nhé. 

Epigenetic là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý