Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ambivert là gì? Bạn hiểu gì về trạng thái tính cách... thứ 3?

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Ambivert là gì? Những dấu hiệu nào để nhận ra Ambivert trong tính cách của chúng ta dễ dàng nhất? Cùng Lại Trang tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

Có bao giờ bạn cố gắng định hình rằng bạn thuộc tuýp người Introvert hay Extrovert nhưng không thể tìm ra cho mình một câu trả lời thỏa đáng? Trong khi nhiều người dễ dàng phân định được tính cách của họ thuộc bên nào thì bạn vẫn đang loay hoay dù đã nhiều lần tự mình tìm giải pháp bằng muôn ngàn bài test. Tin mình đi, bạn không hướng nội cũng không phải hướng ngoại đâu. Bạn thuộc tuyp người Ambivert. Vậy Ambivert là gì?

1. Bạn hiểu Ambivert là gì?

Ambivert là gì
Ambivert là gì vậy?

“ Tôi thích hòa vào đám đông nói chuyện với mọi người để vơi đi những áp lực, nhưng đôi khi chẳng hiểu sao, sau những lần hòa vào đám đông đó, ngay cả những người bạn hết sức thân thiết, tôi nhận ra về phòng và “tự kỉ” có lẽ là cách tốt hơn để mình thấy tâm hồn của mình đỡ xô bồ”.  Bạn có đang đứng trên hai thái cực đối lập tưởng chừng như chẳng bao giờ dung hòa được đó? nếu thường xuyên rơi vào trạng thái này, bạn đích thị là một Ambivert chính hiệu. Vậy Ambivert là gì theo cách hiểu chuẩn nhất?

Thực ra ý tưởng về tính cách Ambivert được hiểu là trạng thái tính cách của những người hướng trung nằm ở vùng giao thoa giữa vùng tính cách hướng nội (Introvert) và hướng ngoại( extrovert).  Hai thuật ngữ này lần lượt trình làng thế giới trong nghiên cứu về nhân cách con người của nhà tâm lý học người Thụy Sỹ Carl G.Jung vào những năm 1900. 

Trong nghiên cứu đó, ông giải thích rằng:  có một số người được tiếp sức bởi thế giới bên ngoài gọi là những người hướng ngoại. Đặc điểm của những người hướng ngoại bạn dễ dàng nhận ra nhất chính là thích thú với những hoạt động bên ngoài, tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu gặp gỡ. Trong khi đó, cũng có tốp người còn lại, họ thu hút năng lượng từ sự phản xạ yên tĩnh. Họ vui vẻ dành thời gian một mình hoặc chỉ vài người thân thiết. 

Họ cũng có thể thích nói chuyện, giao lưu nhưng với tần suất thấp hơn hẳn. Dĩ nhiên, họ không phải là fan của những buổi trò chuyện sôi nổi, mà thiên về những buổi chia sẻ, sâu sắc. Thực tế mà nói, không ai có thể hướng nội hay hướng ngoại 100%, nhưng tỉ lệ chênh lệch giữa hai yếu tố này thường không lớn. Thế nhưng cũng có những tốp người mà cả hai yếu tố Introvert hay extrovert gần như ngang nhau 49:51, 51: 49. Họ là những Ambivert - tuyp người có thể “xoay chuyển  linh hoạt” tính cách của mình tùy theo tình huống. Sự hòa lẫn của tuýp hướng nội và hướng ngoại lý giải cho thuật ngữ Ambivert là gì đã ra đời chính thức vào năm 2024 khi Adam Grant - giáo sư tài năng của đại Đại học Wharton đã tiến hành nghiên cứu trên những người không thể xác định rõ mình thuộc loại tính cách nào. Đây cũng được xếp vào một trong những nghiên cứu quan trọng giúp con người thuộc về thế giới tính cách thứ ba “ được sống là chính mình”. Họ có thể học được cách cân bằng và chủ động hơn trong cuộc sống, công việc để thành công mà không hề bị vướng vào bất kỳ định kiến so với hai tính cách được phân định rõ rệt trước đó.

 2. Bạn có đang nằm trong tốp những người Ambivert? 

Bạn đã cảm thấy bối rối mỗi lần mọi người hồ hởi đề bạt bạn đứng lên hát giữa đám đông, nhưng thực sự lại cảm thấy hết sức hứng khởi khi được khoe giọng hát trước bạn bè, thứ mà lâu nay mình ấp ủ”. Trong những mối quan hệ, bạn dễ dàng mở lòng với ai đó, nhưng thật sự khó khăn để có được cảm giác  tin tưởng người khác, bạn là người hóm hỉnh, hài hước với mọi người, nhưng cũng là tốp người luôn suy nghĩ sâu xa và cảm động? 

Có những ngày dễ dàng hòa vào những buổi nói chuyện rôm rả, nhưng có khi bạn lại “bơ” cả thế giới ngoài kia và chỉ muốn thu vào thế giới của riêng mình”? Nếu phát hiện những dấu hiệu nhập nhằng giữa hai khoảng trời “introvert” và “extrovert” như những biểu hiện trên đây bạn đang đích thị bạn đang thuộc tuýp Ambivert chính hiệu. Và nếu nhiều người lo lắng, với một người không thể xác định rõ ràng tính cách hay “Dở dở ương ương” gây ra những tai hại gì không, đặc biệt là trong công việc thì tìm hiểu ngay trong nội dung sau nhé.

Chủ quan mà nói, thường thì các nhà quản lý doanh nghiệp, những chuyên gia nhân sự khi tuyển dụng thường có thiện cảm nhiều hơn với những người Extrovert vì họ tin rằng, khả năng hòa hợp và giao tiếp giỏi của họ sẽ mang lại những lợi ích không ngờ. Tuy nhiên, theo Giáo sư Grant “ Những người Ambivert có năng suất bán hàng cao hơn những người thuộc tuýp Introvert hay Extrovert, hơn nữa ông còn nhấn mạnh rằng, đây cũng là đại diện linh hoạt nhất để giải quyết mọi vấn đề không chỉ trong doanh nghiệp mà cả trong cuộc sống :

2.1. Bạn được gì nếu thuộc về thế giới tính cách thứ ba - Ambivert?

Ưu điểm của tính cách ambivert là gì?
 Bạn được gì nếu thuộc về thế giới tính cách thứ ba - Ambivert?

2.1.1. Trong các mối quan hệ 

Bạn biết rằng, một người hướng ngoại bao giờ cũng được đánh giá cao về khả năng ăn nói, trong khi một tín đồ Introvert lại thiên về quan sát lắng nghe nhiều hơn. Sự hòa trộn giữa hai tính cách đối lập này trong một con người bạn đầu có thể làm bạn hơi khó khăn để phân định, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu đáng mừng so với với những người chỉ thiên về một bên là biết được điểm dừng, biết giải thích, quan sát, lắng nghe từ đó thấu hiểu. Sự dung hòa đó tạo cho những người ambivert dễ dàng thích nghi được với nhiều nhóm người. Trong kinh doanh, bạn có thể dễ nói chuyện và thấu hiểu  nhiều hơn các nhóm khách hàng từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

2.1.2.  Làm lãnh đạo, người có thiên hướng Ambivert có lợi gì?

Một nghiên cứu được công bố trên Harvard Business Review  đã kiểm tra chuỗi phân phối Pizza của Hòa Kỳ về khả năng lãnh đạo, họ phát hiện ra rằng, các nhà lãnh đạo thiên về Extrovert mang về lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, dưới quyền họ, nhân viên trở nên thụ động, họ ưa sự hướng dẫn và “lười” tìm tìm để cống hiến hơn. Trong khi đó, nhân viên được lãnh đạo bởi những vị sếp hướng nội thì có xu hướng chủ động bởi vì họ được lãnh đạo lắng nghe và góp ý để nhận ra điểm mạnh điểm yếu. 

Thực ra thì những người hướng ngoại và hướng nội có thể trở thành những người sếp giỏi, tuy nhiên mức độ tốt của họ lại phụ thuộc vào bối cảnh và nhân viên mà họ đứng đầu. Tuy nhiên, đối với những người người Ambivert, bạn sẽ dễ dàng để dung hòa được tình huống khi nào cần đứng ra làm trung tâm để định hướng nhân viên, khi nào cần lùi lại để lắng nghe. 

2.1.3.  Vận dựng được sức mạnh từ trực giác 

Một đặc điểm nổi bật mà một Ambivert sở hữu là trực giác cực kỳ thính nhạy, họ là người cân bằng được sự đa cảm của người hướng nội và tính độc đoán của người hướng ngoại. Daniel Pink nói rằng Ambivert biết khi nào họ cần lên tiếng và khi nào đưa ra phản hồi. Họ thường là người rất hiểu vấn đề, sự tích hợp giữa hai tính cách vừa hướng nội và vừa hướng ngoại có thể vượt xa những hiểu biết thông thường để tự hiểu chính mình và những người khác tốt hơn từ đấy có thể xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. 

2.2. Là một Ambivert, bạn nhất định phải chú ý những điều này

Nhược điểm của ambivert là gì?
 Là một Ambivert, bạn nhất định phải chú ý những điều này

2.2.1. Thiếu tính quyết đoán

Ambivert được đánh giá là có khả năng thích nghi với nhiều tình huống trong cuộc sống và công việc, tuy nhiên, trong việc lưỡng lự giữa hai thái cực lúc nôn nóng, lúc muốn mọi thứ có phần chậm hơn đặt ra trong bối cảnh cần phải đưa ra một quyết định thường xuyên của người đứng đầu thì đây là một điểm trừ. 

2.2.2. Sự khó cân bằng của cảm xúc

Đặc trong cuộc sống thường nhật, những người Ambivert thường được vào những thành phần khó hiểu khi “sáng nắng, chiều mưa” và khó chiều. Bạn có thể thoải mái trêu đùa mọi người trong một cuộc nói chuyện nhóm nhưng rồi có thể rơi vào trạng thái cô tách biệt ngay sau đó vì chỉ vì bạn mang trong mình cả dòng chảy của trạng thái xúc động và suy nghĩ sâu xa. 

Khi nhìn vào vẻ bề ngoài, ai đó cũng sẽ dễ dàng gắn cho bạn một mác Extrovert vì sự hòa đồng, khả năng tương tác cực tốt. Thế nhưng, từ sâu thẳm trong tâm hồn lại là con người hay suy nghĩ và không thể chia sẻ được cảm xúc thật của chính mình. Bạn có thể làm vừa lòng người khác ngay lúc đó để cuộc trò chuyện được suôn sẻ nhưng khi trở về nhà, sự đa cảm lại khiến bạn suy nghĩ. Introvert và Extrovert, bạn thuộc phe nào? hay Ambivert là gì vậy, những điều này thật khó lý giải khi chính bạn đang trong những trường hợp đấy nhưng không sao cả, đó chỉ là một loại tính cách. Ambivert cũng không hoàn toàn đứng yên ở trung tâm mà có thể xê dịch về hai thái cực còn lại tùy vào từng tình huống cụ thể. Bạn có thể tận dụng tính linh hoạt đó để làm cuộc sống của mình trở nên màu sắc hơn nó vốn có.

Hi vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn xoay quanh Ambivert là gìviệc phân biệt những đặc điểm đặc trưng của tính cách hướng trung sẽ giúp ích cho những người đang thắc mắc không biết mình thuộc tính cách nào, từ đó áp dụng những điểm mạnh đó để đạt được thành công cao hơn trong công việc và cuộc sống. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;