Tác giả: Nga Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 08 năm 2024
Năng lực tư duy là một kỹ năng quan trọng đối với một cá nhân và thường có những bài test kiểm tra để đánh giá năng lực tư duy. Vậy bản chất của bài kiểm tra năng lực tư duy là gì? Bài kiểm tra này có tầm quan trọng như thế nào trong hoạt động quản trị nhân lực, đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp? Cùng timviec365.vn khám phá chi tiết về các thông tin liên quan đến bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy qua nội dung bài viết dưới đây.
Đúng như cách hiểu thông thường, bài kiểm tra năng lực tư duy là một dạng bài kiểm tra nhằm mục đích đánh giá khả năng nhận thức và các khía cạnh trong tư duy, nhằm xác định xem cá nhân đó có khả năng tư duy ở mức độ nào.
Bản chất bài kiểm tra tư duy là một dạng bài test được đưa ra nhằm đánh giá năng lực tư duy của một cá nhân. Năng lực tư duy có thể được đánh giá qua khả năng suy luận, lập luận, khả năng phản ứng và đưa ra hướng giải quyết cho một vấn đề nào đó.
Có nhiều người hiểu lầm bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy là bài kiểm tra chỉ số IQ, tuy nhiên cách hiểu này vẫn chưa thể bao quát được vì IQ chỉ đề cập đến chỉ số thông minh, còn tư duy lại liên quan đến sự nhận thức và khả năng suy nghĩ, phản ứng với các vấn đề xảy ra.
Bài test tư duy không chỉ đánh giá khả năng tư duy mà còn đánh giá nhận thức và ý thức của cá nhân. Kỹ năng tư duy của bạn sẽ có thể được nhận định một phần thông qua kết quả của bài kiểm tra.
Đây là một trong những bài kiểm tra được tổ chức để đánh giá năng lực của nhân viên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó có các bài kiểm tra phối hợp như bài kiểm tra năng lực chuyên môn hay bài kiểm tra tính cách, qua những bài kiểm tra này doanh nghiệp có thể nhận định một cách rõ ràng hơn về đặc điểm của nguồn nhân lực nội bộ.
Bài kiểm tra năng lực tư duy có nhiều dạng khác nhau, doanh nghiệp cũng thường sử dụng chúng để xác định xem khả năng xử lý thông tin của ứng viên. Dựa trên cơ sở đó nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đưa ra nhận định xem ứng viên có được nhận thức và kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc hay không.
Sử dụng bài kiểm tra năng năng lực tư duy giúp doanh nghiệp đánh giá sơ bộ về các khía cạnh tư duy cũng như tốc độ phản ứng, khả năng nhìn nhận vấn đề của ứng viên từ đó giúp sàng lọc ứng viên một cách nhanh chóng và khách quan.
Thêm nữa, doanh nghiệp có thể đánh giá sự phát triển trong nhận thức và tư duy của nhân viên thông qua các bài kiểm tra năng lực tư duy được tổ chức thường xuyên.
Kỹ năng tư duy là một kỹ năng cần thiết phản ánh được nhiều khả năng của nhân viên. Do đó, doanh nghiệp có thể dựa vào kết quả của bài kiểm tra năng lực tư duy để đánh giá năng lực nhân viên và phân bổ công việc, nhiệm vụ một cách phù hợp hơn.
Xem thêm: Quản trị hiệu suất là gì, yếu tố quản trị hiệu suất hiệu quả?
Bài kiểm tra có thể được thực hiện theo dạng trắc nghiệm với nhiều đáp án lựa chọn cho một tình huống. Hoặc bài kiểm tra theo dạng phân tích để tìm kiếm sâu hơn cách thức suy nghĩ và nhận định vấn đề từ cá nhân làm bài test.
Đối với dạng bài kiểm tra phân tích thì các tình huống có thể được đưa ra theo cách thức chồng chéo lên nhau. Và người nộp bài kiểm tra cần phải trình bày cách hiểu của mình về vấn đề đó.
Khi làm bài kiểm tra năng lực tư duy theo dạng phân tích thì mỗi người sẽ có ý hiểu khác nhau do năng lực tư duy khác nhau. Do đó, thực chất không có câu trả lời đúng tuyệt đối cũng không có câu trả lời nào là sai hoàn toàn.
Thông qua cách mà viên nhận định vấn đề thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng tư duy, lập luận và khả năng giải quyết vấn đề, nhìn nhận vấn đề và hướng suy nghĩ của ứng viên. Từ những đánh giá này nhà tuyển dụng có thể lựa chọn những ứng viên tiềm năng có cách hiểu đúng theo định hướng mà công ty tuyển dụng đặt ra.
Một dạng bài kiểm tra năng lực tư duy phổ biến đó là bài test với các câu hỏi trắc nghiệm được đặt ra. Bài kiểm tra có thể có câu hỏi về tính toán, các câu hỏi về tình huống nhưng có sẵn các phương án lựa chọn.
Ứng viên làm bài kiểm tra lựa chọn theo phương thức tính toán và suy luận của mình để lựa chọn đáp án mà họ cho là đúng nhất. Đối với dạng bài kiểm tra này thì đáp án đưa ra cần phải chính xác tuyệt đối.
Dựa trên số câu hỏi trả lời đúng trong bài kiểm tra tư duy theo dạng trắc nghiệm thì nhà tuyển dụng có thể minh bạch và chọn lọc ra những ứng viên tiềm năng có năng lực tư duy tốt và họ có thể dựa trên kết quả kiểm tra năng lực tư duy để xác định ứng viên phù hợp với vị trí công việc tuyển dụng.
Để có thể đánh giá sát với năng lực tư duy thực tế của ứng viên thì bài kiểm tra có thể được tổ chức dưới dạng kết hợp giữa các câu hỏi tình huống và các câu hỏi trắc nghiệm.
Bài kiểm tra dạng này sẽ đưa ra kết quả chính xác hơn, giúp nhà tuyển dụng tổ chức bài kiểm tra có thể đánh giá được khả năng suy đoán và nhận định vấn đề của cá nhân. Với các đáp án trắc nghiệm lựa chọn sẽ có thể xác định về khả năng tư duy, còn đối với đáp án phân tích được đưa ra thì có thể đánh giá định hướng tư duy và ý thức của cá nhân làm bài kiểm tra.
Một bài kiểm tra năng lực tư duy có thể phân ra các phần khác nhau để nhìn nhận về một số kỹ năng tư duy quan trọng. Đơn cử có 3 kỹ năng tư duy có thể tạo nên giá trị năng lực tư duy của ứng viên.
Thứ nhất là khả năng tư duy logics, là hoạt động suy nghĩ của một con người theo định hướng nhằm giải quyết một vấn đề nào đó theo cách thức tuần tự, nhanh chóng để hướng tới mục đích cụ thể.
Bài kiểm tra tư duy logic có thể đánh giá về khả năng suy luận, sắp xếp các sự vật, hiện tượng theo một cách thức và trình tự nhất định, thể hiện được mối quan hệ liên quan mật thiết của các vấn đề theo suy nghĩ của một cá nhân.
Nếu kết quả bài kiểm tra năng lực tư duy logic tốt thì ứng viên hay cá nhân đó có khả năng lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo trình tự. Họ có thể biết nắm bắt những mối liên quan giữa các vấn đề để đưa ra các phương án giải quyết có tính tối ưu nhất.
Thứ hai, là bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy hệ thống, hiểu là cách thức tư duy sử dụng lý luận nhất quán để đưa ra được kết luận tổng quan. Kỹ năng tư duy hệ thống đặt các vấn đề trong bối cảnh tổng thể và liên kết với nhau từ một góc độ rộng và toàn diện hơn.
Bài test tư duy hệ thống cần có những câu hỏi tình huống khó giải quyết với những vấn đề xâu chuỗi với các mốc thời gian khác nhau và mỗi vấn đề lại có những yếu tố phức tạp bao gồm trong đó.
Một trong những kỹ năng tư duy được đánh giá thường xuyên là tư duy phản biện, thuật ngữ tiếng Anh là Critical Thinking. Bài test đánh giá về khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu thông qua cách thức lập luận và phản biện bảo vệ ý kiến cá nhân của ứng viên.
Bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy phản biện có thể được tổ chức theo cách thức hỏi đáp, vấn đáp trực tiếp để có thể nhìn nhận được sự phản ứng nhanh nhạy của ứng viên. Những câu hỏi đưa ra trong bài test này là những câu hỏi nhiều sự lựa chọn và cần có phần giải thích cho sự lựa chọn đó.
Để có thể đánh giá cụ thể và khái quát về năng lực, nhận thức của nhân viên trong công ty, thì doanh nghiệp có thể tổ chức các bài kiểm tra để đánh giá năng lực tư duy của cán bộ nhân viên trong công ty.
Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và đánh giá nhân viên thông qua các phần mềm đánh giá nhân viên với nhiều tính năng đánh giá chất lượng. Doanh nghiệp có thể tổ chức cái bài kiểm tra đánh giá thông qua những phần mềm này.
Bằng cách ứng dụng công nghệ trong hoạt động đánh giá nhân viên doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc nhìn nhận tiềm năng và năng lực của từng cá nhân trong nguồn nhân lực nội bộ.
Bài viết với nội dung về bài kiểm tra năng lực tư duy trên đây, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích trong hoạt động kiểm tra năng lực tư duy của cá nhân. Qua đó, bạn cũng nắm bắt được tầm quan trọng của bài test tư duy trong hoạt động tuyển dụng cũng như trong hoạt động đào tạo và quản trị nhân viên trong doanh nghiệp.
Bài test đánh giá năng lực nhân viên
Bạn có thể click vào link bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của bài test đánh giá năng lực nhân viên trong công ty.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc