Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những điều bạn nên biết về bố cục CV xin việc chuyên nghiệp

Tác giả: Phạm Hà

Tạo CV online

1. Bố cục CV xin việc có vai trò như thế nào?

Mỗi ứng viên khi đi xin việc, điều đầu tiên tạo ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng không phải là thông tin trên CV mà chính là các trình bày, thiết kế bố cục trên đó. Việc tạo dựng một bố cục CV đẹp mắt cũng giống như thực đơn của một bữa ăn. Chính màu sắc hài hòa, cân đối mới thu hút được nhà tuyển dụng. Do vậy, việc thiết kế bố cục CV đúng tiêu chuẩn sẽ đem lại những ý nghĩa và vai trò nổi bật sau:

Nhà tuyển dụng sẽ có những cảm nhận, đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về tâm huyết của người ứng viên.

Bố cục CV đẹp mắt còn thể hiện sự tôn trọng của người ứng viên dành cho nhà tuyển dụng. Đồng thời, nó còn thể hiện thái độ nghiêm túc, tâm huyết dành cho công việc mà mình đang ứng tuyển.

Một bố cục CV hoàn hảo không chỉ thu hút, có sức thuyết phục cao đối với nhà tuyển dụng mà nó còn cho thấy sự sáng tạo, tư duy logic và khả năng thông tin của người ứng viên. Có thể thấy, bố cục CV chính là điều ấn tượng đầu tiên khi nhà tuyển dụng nhìn vào một bộ hồ sơ xin việc.

Vai trò của bố cục CV
Bố cục của CV tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

2. Bố cục của CV xin việc cần có những yêu cầu gì?

2.1. Bố cục CV có nội dung rõ ràng – súc tích

Bạn cần phân bổ bố cục của một CV sao cho ngắn gọn nhất có thể. Một CV đẹp mắt không chỉ tạo ấn tượng về thông tin mà còn có sự súc tích, tổng hợp hết các ý trong từng câu, từng chữ.

Một bản CV lý tưởng sẽ đi vào đúng trọng tâm, đồng thời sẽ không chiếm quá 2 mặt của tờ giấy A4.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trình bày mọi thông tin theo một trình tự hợp lý. Mọi khoảng cách, tiêu đề cần phải được rõ ràng. Bạn có thể thiết kế theo trình tự thời gian đảo ngược để mọi thứ trở nên rõ ràng và dễ tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo nổi bật những thành tích gần đây của mình.

Bạn nên sắp xếp thông tin khoa học theo điểm mạnh của bản thân. Miễn rằng, bạn liên hệ nó với vai trò đã được đề cập. Việc sắp xếp các ý sẽ tùy thuộc vào mục đích của bản thân bản. Bạn cần lưu ý định dạng CV để tối hóa của các phần mêm thông dụng hiện nay.

Bạn nên sử dụng gạch đầu dòng. Nó sẽ là cách tuyệt vời để thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng nhằm nhấn mạnh tới bất kỳ sự kiện quan trọng, thông tin liên quan. Nó cho phép họ tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, tìm thấy các thành tựu mà không phải sự cường điệu hóa.

Xem thêm: Độc đáo với nhiều cách thiết kế CV đẹp và chuyên nghiệp

2.2. Bố cục CV có độ dài phù hợp

Theo các nhà tuyển dụng, một CV hoàn hảo sẽ có độ dài từ 1 đến 2 trang. Tuy nhiên, yếu tố này còn phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành hay vị trí công việc mà người ứng viên sẽ ứng tuyển.

Mặc khác, độ dài của một bố cục CV còn phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bạn. Chúng ta có thể ví dụ như một sinh viên mới ra trường sẽ không nhiều điều đáng chú ý như một người làm trong một lĩnh vực từ 5 – 10 năm.

Tất nhiên, bạn nên cố gắng lược bỏ nhưng chi tiết không cần thiết, chỉ tập trung vào thông tin liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đây chính là một tiêu chuẩn của bố cục CV.

2.3. Bố cục của CV nên sử dụng phông chữ nào?

Khi lựa chọn cỡ chữ hay phông chữ cho CV, điều tối quan trọng là phải tạo ra sự đơn giản. Bạn nên lựa chọn phông chữ thật phổ biến, thông dụng và không quá màu mè.

Để giúp nhà tuyển dụng mau chóng tiếp cận thông tin, bạn nên lựa chọn cỡ chữ 12, có màu đen với các phông chữ đơn giản như Times New Roman, Goudy Old Style, Arial, Century Gothic, Lucida Sans, Arial,… Quan trọng, bạn cần đảm bảo phông chữ có sự nhất quán trong bố cục của CV.

Khi thiết kế, bạn có thể tạo ra một tiêu đề đậm và lớn hơn như kích cỡ 14 – 16. Thậm chí, bạn cũng có thể viết chữ hoa nếu nó phù hợp với phong cách CV của bản thân bạn. Tuy nhiên, bạn nên để mọi thứ trong một giới hạn, tránh khiến CV trở nên khó tiếp cận, không có sự chỉn chu.

Phông chữ của bố cục CV
Lựa chọn phông chữ phù hợp với phong cách CV

3. Các loại bố cục CV thông dụng nhất hiện nay

3.1. Bố cục CV theo dạng trình tự thời gian

Bố cục CV theo trình tự thời gian còn được biết đến với tên gọi là timeline. Đây là một loại bố cục sẽ làm nổi bật hành trình nghề nghiệp của bạn trong hồ sơ.

Cách dễ nhất để thiết kế bố cục theo dạng này là bạn sẽ lập bản đồ kinh nghiệm theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Bạn cần lưu ý trình bày thông tin theo thứ tự gần trước xa sau để nhà tuyển dụng nắm bắt trọn vẹn những thông tin nổi bật gần đây nhất của bạn.

Với kiểu bố cục này, phần kinh nghiệm sẽ chiếm nhiều nhất nhưng không phải bất cứ kinh nghiệm nào bạn cũng sẽ đưa vào. Bạn nên lựa chọn kinh nghiệm dựa theo tính chất công việc để nổi bật thế mạnh của bản thân cũng như tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bố cục CV theo trình tự thời gian
Bố cục CV theo trình tự thời gian

3.2. Bố cục CV theo dạng truyền thống

Thông thường, các ứng viên sẽ rất “ái ngại” khi lựa chọn kiểu bố cục CV dạng truyền thông bởi nó sẽ tạo ra sự nhàm chám, không gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng sẽ không chú trọng tới điều này trừ khi bạn đang ứng tuyển vào lĩnh vực thiết kế hoặc sáng tạo. Mặc khác, kiểu bố cục CV dạng này sẽ giúp bạn thể hiện đúng phong cách đơn giản của bản thân, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.

Đối với kiểu bố cục CV dạng truyền thống, các bạn chỉ nên sử dụng 2 màu sắc đơn giản để tạo ra khác biệt giữa tiêu đề và nội dung CV. Đồng thời, bạn cũng nên biến đổi một chút về phông chữ và một số biểu tượng để thay thế cách thức diễn đạt thông thường.

Mặc dù, kiểu bố cục này sẽ không tạo ra quá nhiều sự khác biệt như nó tạo được điểm nhấn riêng về tính cách của bạn. Chỉ cần biết cách kết hợp và có sự cân đối với nội dung là bạn có thể tạo được điểm nhấn đối với nhà tuyển dụng.

Bố cục CV dạng truyền thông sẽ thường có mô tuýt chung và có trên mẫu thiết kế có sẵn như thông tin cá nhân, mục tiêu công việc, học vấn, kinh nghiệm làm việc,… Bạn có thể sử dụng các mẫu thiết kế này trên một số website phổ biến hiện nay như timviec365.vn,…

Bố cục CV theo dạng truyền thống
Bố cục CV theo dạng truyền thống

3.3. Bố cục CV dạng biểu đồ hay đồ thị

Bố cục CV dạng biểu đồ, đồ thị là một cách thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong việc thể hiện ý tưởng cũng như có sự kết nối một cách linh hoạt, sống động. Tuy nhiên, nhược điểm chính của cách thiết kế bố cục CV này là tạo ra sự khó hiểu trong cách phân bổ thông tin do có quá nhiều đường hay hình zic zắc.

Vì vậy, bạn cần có sự điều chỉnh phù hợp các đường khung nối với nhau để có sự liên kết các thông tin. Cùng với đó, bạn nên có sự kết hợp giữa hình ảnh với mô tả sinh động để thu hút nhiều sự chú ý hơn của nhà tuyển dụng tới nội dụng CV của bạn.

Bố cục CV dạng biểu đồ
Bố cục CV dạng đồ thị

3.4. Bố cục CV dạng bản đồ

Khác với bố cục CV phía trên, bố cục CV dạng bản đồ sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được nhiều điều mới lạ và đầy thú vị. Loại bố cục này rất phù hợp cho những bạn đã từng làm ở nhiều lĩnh vực, ở nhiều nơi khác nhau.

Hình ảnh bản đồ là một cách thức thú vị để miêu tả kinh nghiệm làm việc của bạn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý cân nhắc cẩn thận cách thức bố trí thông tin. Mặc dù dạng bố cục này sẽ tạo được sự ấn tượng nhưng nó cũng rất dễ gây ra sự rối mắt và cực kỳ khó hiểu. Vì vây, bạn cần có sự lựa chọn phù hợp và hợp lý các chuỗi thông tin từ trên xuống dưới để tạo ra sự thống nhất cho toàn bố cục.

Bố cục CV dạng bản đồ
Bố cục CV dạng bản đồ

3.5. Bố cục CV dạng hỗn hợp

Bố cục CV dạng hỗn hợp là một dạng CV được nhiều ứng viên ưa dùng nhất. Tại đây, bạn có thể thoải mái thể hiện sự sáng tạo của bản thân, tự do thiết kế, tự do xây dựng theo hướng riêng của mình.

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp tất cả các dạng bố cục CV phía trên làm nên một kiểu CV độc nhất. Điều này sẽ tạo được sự chú ý và ấn tượng sâu sắc đối với nhà tuyển dụng.

Nhìn chung, bố cục CV sẽ quyết định tới tổng thể CV xin việc của mỗi ứng viên. timviec365 tin rằng, với toàn bộ thông tin của bài viết, các bạn sẽ tránh được trình bày có sự cẩu thả, sắp xếp có sự cân đối và hài hòa hơn để tạo được ấn tượng trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Hướng dẫn cách thiết kế cv bằng word mới và chuyên nghiệp nhất!

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý