Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

BOD là gì? Tổng hợp các ý nghĩa thú vị liên quan đến BOD

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

BOD là gì? Có lẽ mỗi khi nhắc đến cụm từ hay từ viết tắt nào đó thì ít nhiều trong số chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang, giống như BOD vậy. Với từ viết tắt này thì bạn đã biết những ý nghĩa gì liên quan đến chúng hay chưa? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây để có nhiều cách hiểu hơn nhé.

Việc làm

1. Tổng hợp các cách hiểu về BOD

Với sự phát triển hiện nay thì thật chẳng khó thể chúng ta có thể thích nghi với các từ ngữ viết tắt. Đôi khi nó trở nên thông dụng trong cả cách nói cũng như cách viết, giúp cho cuộc sống của con người thuận tiện hơn rất nhiều. Thế nhưng đôi khi nó cũng làm con người trở nên thật khó chịu. 

Để bắt kịp với những cuộc tám như vậy thì chính bạn cũng cần phải hiểu những nghĩa thông dụng nhất của các từ viết tắt. Timviec365.vn đã tìm hiểu khá kỹ lưỡng và sẽ đưa ra cho bạn một vài ý nghĩa cụ thể như sau:

1.1. Ý nghĩa của BOD trong hóa học

Ý nghĩa của BOD trong hóa học
Ý nghĩa của BOD trong hóa học

Nếu như là các chuyên gia về hóa học, các bạn đang theo học môi trường thì chắc hẳn không thể nào không biết đến BOD được. Nó được đặc biệt sử dụng trong vấn đề xử lý chất hữu cơ trong hồ, ao,…người ta hay nhắc đến giảm BOD và giảm COD.

- BOD được hiểu là nhu cầu oxy sinh hóa và trong tiếng Anh thì nó được gọi là Biochemical oxygen Demand. Đây chính là một nhu cầu cần thiết để vi sinh vật vã hữu cơ xảy ra theo phản ứng:

Chất hữu cơ +O2 -> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

BOD mang ý nghĩa trong trường hợp này chính là biểu thị lượng chất thải hữu cơ có ở trong nước và nó có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật sống trong nước.

- Chỉ số BOD được hiểu chính là chỉ số đánh giá chất lượng nước thải đầu ra xem nó có phù hợp với môi trường và đúng quy định hay chưa.Với các chỉ số đầu ra của BOD thì nó sẽ giúp cho người điều hành biết mình nên vận dụng công nghệ xử lý nước thải nào cho hợp lý nhất. Nếu như chỉ tiêu đầu ra của BOD cao thì có nghĩa là nguồn nước đó đang bị ô nhiễm chất hữu cơ rất nặng và vấn đề ô nhiễm nặng này thì có thể áp dụng công nghệ sinh học để xử lý một cách triệt để nhất.

- Các thông số của BOD của một số loại nước thải như sau:

Các thông số của BOD của một số loại nước thải
Các thông số của BOD của một số loại nước thải

+ Nước thải sinh hoạt: Thông số của nó từ 100 – 200 mg/L

+ Nước thải trong chế biến thủy sản thông số của nó từ 2024 – 5000 mg/L

+ Nước thải trong sản xuất bia thông số của nó từ 800 – 2024 mg/L

+ Nước thải trong nhà máy giấy, thông số của nó từ 2024 – 3000 mg/L

+ Nước thải trong sản xuất cao su, thông số của nó từ 3000 – 10.000 mg/L

+ Nước thải trong xi mạ, thông số của nó từ 300 – 1000 mg/L

+ Nước thải trong dệt nhuộm, thông số của nó từ 500 – 3000 mg/L

+ Nước thải trong chăn nuôi, thông số của nó từ 3000 – 5000 mg/L

+ Nước thải trong mía đường, thông số của nó từ 1600 – 5000 mg/L

- Còn COD chính là nhu cầu oxy hóa học hay trong tiếng Anh nó còn được gọi là Chemical Oxygen Demand. Nó chính là oxy cần thiết dùng để oxy hóa các hợp chất vô cơ và hữu cơ ở nước trong ao, hồ. Như vậy BOD và COD lại có mối quan hệ khá mật thiết với nhau trong vấn đề xử lý chất thải.

Các thông số trong vấn đề xử lý nước thải môi trường cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng bao gồm:

- COD, BOD, MLSS, N, P

- Thể tích sinh khối

- Các chỉ số thể tích sinh khối

- Trọng tải hữu cơ

- Tải sinh khối

- Tải trọng bề mặt

- Thời gian lưu trung bình

Đó chính là những thông số mà có liên quan đến vấn để xử lý nước thải thì mới có thể đạt hiệu quả tốt được.

Như vậy bạn cũng đã hiểu COD và BOD là gì rồi đúng không. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở một cách hiểu trong hóa học đó mà nó còn được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nữa.

Ở một khía cạnh này thì BOD đối với nhiều người thật khó hiểu, đặc biệt lại là vấn đề có liên quan đến hóa học nữa.

1.2. Ý nghĩa của BOD trong doanh nghiệp

Ý nghĩa của BOD trong doanh nghiệp
Ý nghĩa của BOD trong doanh nghiệp

Như vậy, BOD không chỉ có liên quan đến hóa học, trong vấn đề xử lý chất thải của môi trường, đây là một trong những vấn đề khá quan trọng hiện nay mà BOD còn mang một ý nghĩa quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Cũng là một vị trí mà nhiều người mơ ước. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

- Đối với một doanh nghiệp thì BOD được nhắc đến khá nhiều trong các doanh nghiệp hiện đại ngày nay. Đây chính là một cơ quan đầu não vô cùng quan trọng để đưa ra những chiến lược, những quyết sách cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Với sự phát triển của doanh nghiệp thì không thể nào thiếu đi bộ phận cốt cán này được.

BOD là Board of Directors, khi dịch sang tiếng Việt thì được gọi là ban giám đốc. Đây là bộ phận những người đứng đầu của một doanh nghiệp, họ được nhiều người tin tưởng để bầu nên. Những người trong ban giám đốc nắm trong tay một quyền lực không hề nhỏ.

Tuy nhiên BOD đối với từng công ty, doanh nghiệp lại khác nhau, đối với một số công ty nhỏ thì chỉ có một bộ phận ban giám đốc, còn những doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn có quy mô hơn thì ban giám đốc lại được chia ra thành nhiều bộ phận khác nhau. Với mỗi một bộ phận thì họ sẽ phải quản lý và đảm nhận những nhiệm vụ và vai trò riêng.

- Vậy trong ban giám đốc thì gồm những ai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem trong ban giám đốc bao gồm những ai nhé! Trong ban giám đốc sẽ bao gồm là một chủ tịch và hai giám đốc, cụ thể như sau:

trong ban giám đốc thì gồm những ai
Trong ban giám đốc thì gồm những ai

+ Chủ tịch: Chủ tịch là một vị trí đặc biệt quan trọng, họ có thể là một người riêng biệt, thế nhưng họ cũng có thể vừa là giám đốc đối nội, hoặc giám đốc đối ngoại rồi kiêm luôn cả chức chủ tịch nữa. Như vậy thì chủ tịch sẽ vô cùng quyền lực ở trong công ty.

+ Giám đốc đối nội: Mới chỉ nghe đến tên của giám đốc này cũng sẽ biết được phần nào đó họ làm các công việc đối nội trong công ty là chủ yếu. Cũng chính vì vấn đề này mà giám đốc đối nội nhận được khá nhiều sự quan tâm của toàn thể nhân viên trong công ty. Tuy nhiên đây cũng là vị trí khá nguy hiểm, nếu như bạn làm các công việc, những quyết định có ảnh hưởng đến lợi ích tập thể của toàn công ty thì bạn sẽ có nguy cơ bị bãi nhiệm rất cao. Bởi vậy, kinh nghiệm và sự khéo léo trong vấn đề đảm nhiệm vị trí này lại vô cùng quan trọng đó nhé.

+ Giám đốc đối ngoại: Có thể nói vị trí giám đốc này trái ngược so với giám đốc đối nội. Để có thể được bầu vào vị trí này thì họ phải có kinh nghiệm dày dặn cùng với trình độ chuyên môn tốt nữa.

Như vậy có thể nói đây chính là bộ 3 quyền lực đối với một doanh nghiệp. Thế nhưng để được bổ nhiệm vào các vị trí này thì bạn cần phải có trình độ và nhận được nhiều tin tưởng của toàn bộ nhân viên trong công ty.

- Một số vị trí giám đốc khác thường xuyên có đối với một doanh nghiệp tầm cỡ lớn bao gồm như sau:

+ Vị trí giám đốc điều hành - Managing director

+ Vị trí giám đốc thương hiệu - Brand manager

+ Vị trí giám đốc kinh doanh - Business manager

+ Vị trí giám đốc truyền thông marketing – Marketing Communications Manager

+ Vị trí giám đốc sáng tạo - Creative director

+ Vị trí giám đốc công nghệ thông tin - Information technology director

+ Vị trí giám đốc đầu tư phát triển - Director of Investment and Development

+ Vị trí giám đốc sản phẩm - Product Manager

Đó chính là một vài vị trí giám đốc mà đối với một doanh nghiệp lớn sẽ có, họ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau về mảng của mình quản lý.

Như vậy BOD có khá nhiều cách hiểu khác nhau về chúng, thế nhưng trong bài viết này chúng tôi lại muốn bạn đi tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của BOD đối với doanh nghiệp.

Tìm việc làm giám đốc IT

2. BOD – tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

BOD đối với một doanh nghiệp vô cùng quan trọng, có thể nói họ là thành phần không thể thiếu được nếu như công ty của bạn muốn phát triển tốt. Vẫn biết sự phát triển toàn diện không chỉ phụ thuộc vào ban giám đốc, mà đó là đóng góp và cố gắng của rất nhiều bên khác nhau. Vậy chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của BOD – ban giám đốc trong doanh nghiệp như thế nào?

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của BOD

Chức năng và nhiệm vụ của BOD
Chức năng và nhiệm vụ của BOD

- Ban giám đốc phải thực hiện điều khiển và giám sát doanh nghiệp hoạt động, chịu trách nhiệm về kiểm toán và phải đảm bảo công việc của kiểm toán viên trong công ty đang thực hiện có hiệu quả.

- Ban giám đốc phải thực hiện thiết lập, tạo dựng lên hệ thống quản lý doanh nghiệp, đảm bảo toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp đã làm đúng nhiệm vụ và hoạt động trong một khuôn khổ cho phép.

- Duy trì mối quan hệ và liên lạc với giám đốc điều hành, nếu đứng ở vị trí ban giám đốc này thì tốt nhất bạn nên có một lịch làm việc, lịch gặp cụ thể hàng tháng đối với giám đốc điều hành.

- Cần phải đưa ra những định hướng chiến lược, những mục tiêu chung cho doanh nghiệp phát triển. Chính điều này sẽ tạo nên một tầm nhìn mới, một sứ mệnh hoàn toàn mới cho doanh nghiệp, giúp tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường.

- Thực hiện tốt vai trò ủy thác, ban giám đốc phải đảm bảo được quyền và lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư trong công ty.

- Thực hiện nhiệm vụ tuyển trọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài cho công ty, vào các đợt tuyển dụng thì ban giám đốc phải tham gia vào vấn đề này để lựa chọn ra những nhân tài cho công ty.

Đó chính là nhiệm vụ và chức năng của một BOD trong doanh nghiệp. Các chức năng này đều phải được đảm bảo thực hiện một cách toàn diện thì công ty mới có thể phát triển bền vững được.

2.2. Sự quan trọng không thể thiếu của BOD

Sự quan trọng không thể thiếu của BOD
Sự quan trọng không thể thiếu của BOD

Mang trên mình những vai trò và nhiệm vụ như vậy thì BOD đang dần khẳng định được tầm quan trọng của mình đối với doanh nghiệp hiện nay. Một doanh nghiệp hoạt động không thể thiếu được người lãnh đạo và họ chính là một phận người lãnh đạo, có những phương hướng hoạt động riêng cho doanh nghiệp. Bằng những kiến thức và những kỹ năng của mình, đội ngũ ban giám đốc trở thành trung tâm của cả doanh nghiệp đó.

Đặc biệt khi đặt trong xã hội hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng cạnh tranh nhau, nhiều chiến lược phát triển mới nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách đúng đắn. Chính vì thế mà BOD lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

2.3. Để trở thành một BOD giỏi bạn cần những yếu tố gì?

Để trở thành một BOD giỏi, cầm đầu được cả doanh nghiệp thì bạn cần phải có những yếu tố nào ngoài trình độ chuyên môn của mình.

2.3.1. Khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo là vô cùng cần thiết đối với một người lãnh đạo. Khi bạn lên vị trí lãnh đạo thì bạn cần phải điều khiển cũng như phân công công việc cho người khác được. Bên cạnh đó thì khả năng lãnh đạo còn thể hiện được khả năng của chính bạn, tuy nhiên trước khi lãnh đạo được người khác thì bạn cần phải thực hiện tốt công việc của mình trước.

tạo mẫu cv online

2.3.2. Có một tầm nhìn xa trông rộng

Là một BOD, tầm nhìn ra trông rộng đối với sự phát triển là vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi sự cạnh tranh ngày càng lớn, bạn cần phải có những chiến lược phát triển xa hơn, rộng hơn trong tương lai dài hạn chứ không phải là những chiến lược trước mắt. Cần phải suy xét lâu dài hơn với các phương hướng, kế hoạch phát triển của công ty.

2.3.3. Nhạy bén và tinh tế

Thương trường như chiến trường, chính vì thế mà bạn cần phải nhạy bén hơn trong các chiêu trò của đối thủ. Ở vai trò của một người lãnh đạo thì bạn cần phải nhận ra được những điều mà người khác không nhận ra.

2.3.4. Biết dùng người

 Biết dùng người
 Biết dùng người

Nhân lực là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Việc dùng người cùng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn bộ công việc nếu như bạn dùng sai người sai vị trí. Nếu như là một BOD thì bạn cần phải nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên để từ đó có những sắp xếp hợp lý nhất.

Như vậy, với những thông tin mà timviec365.vn đem đến cho bạn về các ý nghĩa liên quan đến BOD thì hy vọng nó cũng đã giúp ích cho bạn nhiều hơn.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;