
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hồng Nguyễn
Trong tình hình phát triển nền kinh tế và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty sẽ có những chiến lược để xây dựng thương hiệu riêng biệt. Và để tạo được sự thành công cho một thương hiệu thì vai trò của Brand Manager là vô cùng quan trọng. Vậy mô tả công việc Brand Manager bao gồm những gì?
Brand Manager là thuật ngữ chỉ chức vụ quản lý thương hiệu hay hỗ trợ việc quản lý thương hiệu tại một công ty, doanh nghiệp nào đó. Brand Manager là những người sẽ xây dựng chiến lược Marketing phát triển, lên kế hoạch chi tiết, cụ thể và trực tiếp triển khai các hoạt động phù hợp với mục tiêu và định hướng của nhãn hiệu, xây dựng lên thương hiệu cho doanh nghiệp.
Một Brand Manager có trách nhiệm chủ động tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích thị trường và nắm rõ được các thương hiệu cạnh tranh khác, từ đó đưa ra những phương án để phát triển thương hiệu của công ty, doanh nghiệp mình làm việc. Bên cạnh đó, Brand Manager cũng là người sẽ trực tiếp làm việc với giám đốc điều hành và khách hàng, xác định hướng quảng cáo và tìm ra những giải pháp để thương hiệu của mình hoạt động một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, vượt xa các đối thủ trên thị trường.
Brand Manager có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý, tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng, xây dựng các chiến lược dài hạn cho thương hiệu, nhãn hàng và lên kế hoạch chi tiết thực hiện, tiếp thị. Để xem mô tả công việc bạn có thể tải bản word ngay dưới đây:
Và mỗi công ty sẽ có những cách thức vận hành, hoạt động riêng biêt, tuy nhiên công việc chung chủ yếu của các Brand Manager bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Chuẩn bị các cuộc họp của công ty: Brand Manager là người trực tiếp sắp xếp và chuẩn bị cho các cuộc họp của ban giám đốc tại công ty hay với khách hàng, đối tác,...
- Thảo luận, tương tác, làm việc với các khách hàng, nhà đầu tư hay các công ty quảng cáo, dịch vụ để phục vụ cho việc Marketing hiệu quả. Bên cạnh đó, đề ra các mục tiêu cho thương hiệu và các đề xuất, giải pháp, ý tưởng sáng tạo cho các hoạt động quảng bá thương hiệu.
- Brand Manager phải làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và lên những kế hoạch chi tiết sau đó báo cáo lên ban giám đốc và triển khai thực hiện khi được phê duyệt.
- Brand Manager phải phối hợp với các phòng ban liên quan khác để đảm bảo đúng tiến trình của kế hoạch cũng như quản lý các nhân viên cấp dưới khác.
- Thực hiện quản lý thương hiệu, nhãn hàng, bao gồm:
+ Phân tích các dữ liệu, trình bày những đề xuất, dự đoán cho ban quản lý và phát triển cao hơn những đề xuất đó theo đúng hướng đi liên quan đến thương hiệu.
+ Luôn theo dõi và báo cáo chi tiết tình hình tài chính, ngân sách sử dụng cho ban lãnh đạo và hiệu suất làm việc, mức độ nhận biết của thương hiệu.
- Ngoài ra, các Brand Manager còn thực hiện các nhiệm vụ hành chính khác như:
+ Kiểm tra và trả lời các email từ khách hàng, đối tác hàng ngày.
+ Trực tiếp liên hệ với khách hàng và các công ty du lịch, dịch vụ để phân tích và đưa ra đề xuất, định hướng cho công việc quảng bá thương hiệu.
+ Theo dõi, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch, chương trình, báo cáo kết quả cho ban quản lý, giám đốc, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh.
Xem thêm: A/B Testing là gì? Thử nghiệm một lần hiệu quả nhân đôi
Yêu cầu trong công việc đối với các Brand Manager là gì? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé
Một Brand Manager giỏi phải có tầm nhìn xa để định hướng được chiến lược cho ngành hàng cũng như thương hiệu để phân định được thương hiệu của mình đang nằm trong phân khúc thị trường nào. Có khả năng nhìn và nắm bắt được các đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược tốt nhất đưa thương hiệu vươn xa hơn trong tương lai.
Nắm bắt được tâm lý khách hàng một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một Brand Manager. Phải thật sự hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu của khách hàng thậm chí là insight khách hàng và có khả năng kết nối với họ. Từ đó đưa ra những định hướng cho thương hiệu, nhãn hàng sao cho phù hợp với nhu cầu đó của khách hàng, góp phần mang lại những khách hàng tiềm năng cho công ty, doanh nghiệp.
Các Brand Manager cũng cần nắm vững được các chiến lược Marketing, đặc biệt là Marketing Mix với mô hình 6P bao gồm: price, promotion, product, place, pack và proposition, xác định được những giá trị có thể mang đến cho khách hàng, từ đó làm nền tảng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hơn nữa, một Brand Manager cần đưa ra được mục tiêu và biết tận dụng những thời điểm để chuyển mình. Khi các sản phẩm, thương hiệu đã nằm trong giai đoạn phổ biến thì cần phải có kế hoạch cải tiến, nói cách khác chính là tái định vị thương hiệu.
Các Brand Manager sau khi đã đưa ra được chiến lược cho thương hiệu trong vòng khoảng 3 – 5 năm thì cần phải có những buổi họp đánh giá xem có đang đi đúng hướng hay không và đưa ra phương án thay thế nếu có vấn đề. Do vậy, mỗi Brand Manager luôn phải có những chiến lược, kế hoạch dự phòng hàng năm để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh, không phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Mỗi bộ phận, phòng ban sẽ có nguồn ngân sách khác nhau cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và phát triển về thương hiệu phải cần đến nguồn tài chính khá lớn, lại có khả năng chịu nhiều rủi ro cho các chương trình, hạng mục. Do vậy, người Brand Manager cần nắm rõ được vấn đề tài chính và lên kế hoạch sử dụng chúng sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.
Đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu thì thị trường luôn phải là mối quan tâm lớn với các Brand Manager, đặc biệt là khả năng nghiên cứu, phân tích sự biến đổi của chúng qua từng giai đoạn, thời kỳ. Người là Brand Manager cần biết phân tích các dữ liệu, số liệu cụ thể và đưa ra được những dự đoán trong tương lai, có phương án để duy trì và đưa thương hiệu của doanh nghiệp phát triển hơn nữa.
Xem thêm: AIDA là gì? Vai trò của mô hình AIDA trong ngành Quảng cáo
Việc làm nhân viên nghiên cứu thị trường
Như vậy, để có thể trở thành một Brand Manager chuyên nghiệp, bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, bạn cần phải có tố chất nhất định để phát huy trình độ, khả năng, góp phần đưa thương hiệu, nhãn hàng phát triển, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Các hoạt động Marketing có thể đóng góp cho nhãn hàng nhận được sự quan tâm, biết đến từ khách hàng nhưng thương hiệu mới là cái còn lại sau cùng sau các hoạt động của Marketing. Đó là những gì khách hàng lưu lại và quyết định có tiếp tục liên kết, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, doanh nghiệp của bạn hay không. Marketing có thể giúp bạn thuyết phục khách hàng mua những bộ quần áo, đôi giày hay mua chiếc xe này. Nhưng thương hiệu là yếu tố sẽ xác định việc khách hàng có tiếp tục tin tưởng và mua sản phẩm đó suốt đời hay không. Do đó, bên cạnh Marketing giỏi thì còn cần phải xây dựng được thương hiệu ấn tượng đối với khách hàng.
Thương hiệu được xây dựng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Quan trọng nhất đó chính là những kinh nghiệm/ trải nghiệm thực tế, nói cách khác là những tính năng, ứng dụng thực tế của thương hiệu đó có mang lại độ tin cậy và lợi ích cho khách hàng hay không. Sau sự thành công ban đầu, doanh nghiệp, nhà sản xuất có tiếp tục duy trì, đảm bảo được chất lượng như trước hay không. Đó là điều quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hàng. Và tất cả những hoạt động, chính sách, chiến lược quảng cáo, Marketing đều có tác dụng truyền cảm hứng, tạo niềm tin cho khách hàng đối với thương hiệu, mang lại hiệu quả doanh thu cho các doanh nghiệp.
Như vậy, công việc và nhiệm vụ chính của Brand Manager và Marketing Manager là khác nhau nhưng có liên quan đến nhau trong việc duy trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, hai bộ phận này cần phải liên kết, hỗ trợ cùng nhau để xây dựng những chiến lược hiệu quả phát triển thương hiệu ngày càng lớn mạnh.
Tham khảo: Những điều bạn chưa biết về lương trưởng phòng marketing. Đừng bỏ lỡ!
Để trở thành một Brand Manager, bạn có thể theo học các chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực như Marketing, kinh doanh, tài chính, kinh tế,... ở các trường đại học, cao đẳng hay các khóa học đào tạo chuyên môn ở những tổ chức uy tín khác. Nhưng dù bạn học gì thì quan trọng nhất vẫn là những kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như thực tập, làm part time ngay khi còn đi học và dần dần tiến lên các công việc full time, các vị trí khác cao hơn từ những công ty nhỏ đến công ty lớn hơn.
Công việc của một Brand Manager khá nhiều, do đó, để trở thành nhà quản trị thương hiệu không đơn giản là bạn chỉ đọc những cuốn sách về Marketing và thương hiệu là có thể làm được công việc này. Một nhà Brand Manager đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn thực tế, phải trải qua quá trình tiếp thu kinh nghiệm và liên tục học hỏi những kiến thức mới, trau dồi thường xuyên, cố gắng trở thành những chuyên gia trong các lĩnh vực về Marketing.
Thực tế cho thấy, các nhà Brand Manager giỏi đang làm cho những nhãn hàng, thương hiệu lớn nổi tiếng tại Việt Nam cũng có xuất phát điểm khá thấp trong các lĩnh vực khác nhau. Có những người là nhân viên Sales, có người làm part time, Account Executive trong các công ty quảng cáo nhỏ, nhân viên truyền thông, thiết kế hay thậm chí cả những nhân viên phục vụ nhà hàng. Điều này khẳng định, chỉ cần bạn nỗ lực và có sự quyết tâm lớn, có ý chí vươn lên thì xuất phát điểm như thế nào đều không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu như có một chút tố chất với nghề cũng là một lợi thế lớn để bạn có được thành công.
Không phải ai cũng giỏi toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể tự tin khẳng định mình là một nhà kinh doanh, quản lý giỏi. Và để trở thành một Brand Manager thành công thì chắc chắn phải trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm bằng nhiều năm nỗ lực. Do vậy, nếu bạn yêu thích và có định hướng muốn theo đuổi nghề này thì hãy bắt đầu học hỏi, trau dồi kiến thức ngay từ bây giờ nhé cũng như tìm hiểu về mô tả công việc brand manager. Hy vọng những chia sẻ trên đây từ timviec365.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về Brand Manager và có được thành công trong tương lai nhé!
Xem thêm: Media Agency là gì? Những kỹ năng một Media Agency cần có là gì?
Chia sẻ
Bình luận