Tác giả: Nguyễn Hằng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024
Chất lượng luôn là tiêu chí hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng tới mà quan tâm. Muốn đạt được chất lượng cao đòi hỏi các tổ chức phải quản lý chặt chẽ và đưa ra các phương pháp quản lý chất lượng phù hợp. Vậy các phương pháp đó là gì?
Phương pháp phổ biến và đảm bảo được chất lượng nhất của sản phẩm mà còn đảm bảo đúng quy cách quy định là bằng cách kiểm tra các sản phẩm, các chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và loại bỏ được những bộ phận không đảm bảo quy cách kỹ thuật hay tiêu chuẩn chất lượng được đặt ra trước đó. Để làm được điều đó kiểm tra chất lượng cần đảm bảo thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu điều kiện sau:
- Tiến hành một cách đáng tin cậy trung thực và đảm bảo không có sai sót xảy ra
- Chi phí kiểm tra cần đảm bảo được tối ưu ít hơn so với chi phí do sản phẩm lỗi.
- Đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Đảm bảo khi kiểm tra không có sự cố gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung khi thực hiện quy trình phương pháp này để nhằm ngăn ngừa sản xuất ra những sản phẩm khuyết tật bị lỗi bị hỏng.
Đây là các hoạt động kỹ thuật mang tính chất lượng cao, có tính tác nghiệp được sử dụng trong các hoạt động kiểm soát chất lượng.
Để đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, công ty tổ chức cần nắm được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo dựng chất lượng. việc thực hiện quá trình kiểm soát này nhằm đảm bảo theo dõi về chất lượng của sản phẩm và các yếu tố liên quan đến như là: Môi trường, thiết bị, đầu vào, phương pháp và quá trình, con người.
Một trong những yêu cầu trong quá trình kiểm soát chất lượng đó là cần có một tổ chức phù hợp, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cẩn thận giữa các bộ phận với nhau. Để không xảy ra sai sót gì thì hoạt động kiểm soát chất lượng cần thực hiện đúng theo các bước sau: PDCA, nghĩa là:
P - Plan: cần có kế hoạch cụ thể
D – do: sau đó thực hiện theo đúng kế hoạch vạch sẵn
C – check: kiểm tra: sau khi hoàn thành xong việc sản xuất thì chúng ta cần kiểm tra để có thể loại bỏ những sản phẩm bị lỗi
A – action: điều chỉnh: khi có bất kỳ sự cố gì xảy ra chúng ta cần nhanh chóng có những kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
Những kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ nên áp dụng trong các khu vực sản xuất và kiểm tra. Mục tiêu chính của việc áp dụng quản lý chất lượng đó là làm nâng cao, thỏa mãn được niềm tin tiêu dùng của con người. nhưng đó thì chưa đủ, nó còn dừng lại ở việc áp dụng những phương pháp này vào các quá trình sản xuất mà nó còn và cần thực hiện áp dụng ở những bước công đoạn sau khi sản xuất xong sản phẩm như là: đóng gói, lưu kho, mang đi phân phối vận chuyển thực hiện dịch vụ bán hàng và sau bán hàng (dịch vụ hậu mãi).
Và theo đó chúng ta có thể hiểu kiểm tra chất lượng toàn diên là việc chúng ta theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách bao quát từ đầu đến cuối chu trình. Từ đó có thể phát triển duy trì và nâng cao chất lượng của các nhóm, các công đoạn quy trình khác nhau trong một tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu sao cho hoạt động marketing, sản xuất, kỹ thuật và dịch vụ có thể thực hiện một cách chuyên nghiệp nhất, làm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng nhất. và nói chung thì việc kiểm soát chất lượng toàn diện cũng cần trải qua những bước sau:
Con người thực hiện
Có phương pháp và quá trình sản xuất đảm bảo
Nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng
Bảo dưỡng và kiểm soát thiết bị
Môi trường làm việc thuận tiện
Đảm bảo chất lượng - QA - Quality Assurance là việc thực hiện những hoạt động có kế hoạch sẵn, một cách chuyên nghiệp bài bản có hệ thống nhằm tạo ra sự tin tưởng hoàn toàn đối với những đối tượng khách hàng khác nhau nhằm tạo sự thỏa mãn đầy đủ về các yêu cầu chất lượng cần có.
Đảm bảo được chất lượng trong nội bộ khiến cho lãnh đạo, nhân viên cũng như khách hàng có sự tin tưởng nhất định cung như những yêu cầu về chất lượng được thỏa mãn.
Để làm được điều này trước tiên bạn cần xác định đúng hướng đi cũng như chính sách chất lượng cụ thể cần đạt. có được hệ thống chất lượng hiệu quả từ đó ta sẽ kiểm soát được các quá trình sản xuất có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng. Đồng thời bên cạnh đó tổ chức cũng cần đưa ra những bằng chứng cụ thể chứng minh khả năng kiểm soát chất lượng đó là chính xác thì mới có thể tạo được niềm tin nơi khách hàng.
Trong khoảng thời gian gần đây, sự ra đời của rất nhiều kỹ thuật quản lý mới khiến cho hoạt động quản lý chất lượng được nâng cao, như cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng thì có hệ thống Just in time - vừa đúng lúc. Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện này được bắt nguồn từ những nước phương Tây do Deming, Juran, Crosby sáng tạo phát triển ra.
Phương pháp này được một tổ chức định hướng tới cải thiện chất lượng dựa trên sự đóng góp tham gia của mọi thành viên và nhằm hướng tới đem lại sự thành công dài hạn của công ty, của xã hội và sư thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên.
Các đặc điểm của Quản lý chất lượng toàn diện được triển khai trên thực tế hiện nay ở các công ty đó là:
- Khách hàng là người tác động tạo nên định hướng chiến lược cho doanh nghiệp
- Vai trò lãnh đạo trong Công ty
- Sự tham gia của mọi nhân viên, mọi bộ phận, mọi cấp…
- Tính nhất thể, hệ thống
- Áp dụng các phương pháp tư duy khoa học (vừa đúng lúc, kỹ thuật thống kê, …)
Về thực chất thì những phương pháp trên chỉ có sự khác nhau dựa trên tên gọi của từng hình thái quản lý chất lượng. xét trên xu hướng hiện nay thì Quản lý chất lượng toàn diện được các tổ chức, doanh nghiệp ưa chuộng áp dụng đưa vào quản lý chất lượng. Để thực hiện tốt những phương pháp quản lý chất lượng đó thì bạn cần phải tìm hiểu một số thông tin liên quan sau đây.
Việc làm thẩm định - giám thẩm định - quản lý chất lượng tại hà nội
Khoa học quản lý chất lượng được xuất hiện từ đầu thế kỷ 19, cho đến nay đã trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: đầu thế kỷ 19 đến Chiến tranh thế giới thứ 2
Lần đầu xuất hiện khái niệm kiểm tra chất lượng
Từng bước xác định những cơ cấu trong quản lý chất lượng thông qua sự hình thành các bộ phận kiểm tra chất lượng trước đó.
Phân chia trách nhiệm của bộ phận kỹ thuật là kiểm tra chất lượng
Doanh nghiệp đã sớm có nhận thức về sự biến động của quá trình sản xuất khiến cho xuất hiện tình trạng không đồng đều ở những sản phẩm cho ra.
Giai đoạn 2: từ chiến tranh thứ 2 đến cuối những năm 60
Xuất hiện khái niệm quản lý chất lượng thay thế cho kiểm tra chất lượng
Có sự phân công rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý chất lượng.
Quan tâm nhiều hơn đến quá trình sản xuất, không còn bị phụ thuộc vào kiểm tra.
Vai trò và trách nhiệm của người lao động được chú tâm nhiều hơn
Trong quản lý chất lượng công cụ thống kê được đưa vào nghiên cứu và sử dụng
Giai đoạn 3: bắt đầu những năm 70
Xuất hiện sự thay đổi về nội dung chất lượng và các phương pháp quản lý trong doanh nghiệp dần thay đổi
Quy trình quản lý chất lượng toàn diện TQM xuất hiện thay thế quản lý chất lượng trước đó.
Trong quản lý chất lượng có sự phối hợp giữa tiêu dùng nhà sản xuất và nhà phân phối.
Giai đoạn 4: từ cuối những năm thế kỷ 20 đến nay
Thực hiện theo quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO này được đưa vào áp dụng ở nhiều quốc gia.
Bộ ISO 9000 - tiêu chuẩn quốc tế:
Theo ISO 9000 việc quản lý chất lượng là các hoạt động có sự kết hợp định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng dựa trên các tiêu chí quy định:
Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng, Kiểm soát chất lượng, Hoạch định chất lượng, Đảm bảo chất lượng, Cải tiến chất lượng.
Đối với nền kinh tế xã hội:
Tiết kiệm được nguồn lực lao động cho việc giám sát
Năng suất lao động được cải thiện nâng cao
Kim ngạch xuất khẩu thặng dư tang
Uy tín đất nước tổ chức được nâng cao.
Đối với khách hàng người tiêu dùng:
Lòng tin người tiêu dùng được cải thiện
Chất lượng cuộc sống của người dân dần được nâng cao
Đối với doanh nghiệp:
Khả năng cạnh tranh nâng cao giúp doanh nghiệp phát triển và có vị thế trên thị trường
Quản lý chất lượng có ưu nhược điểm gì:
Nếu như các doanh nghiệp thực hiện tốt đúng đủ theo những nguyên tắc đề ra thì:
Doanh nghiệp kiểm soát điều hành công việc cũng như bộ máy nội bộ tốt hơn;
Nâng cao chất lượng công việc, giúp tránh khỏi những rắc rối khi kiểm tra chất lượng
Môi trường làm việc được cải thiện, ít chịu sự biến động khi có sự thay đổi về nhân sự;
Thuận lợi hơn trong những hoạt động tìm kiếm khách hàng cũng như bán hàng
Tuy nhiên nếu không thực hiện tuân thủ đúng như những nguyên tắc quản lý chất lượng sẽ kéo theo nhiều phát sinh như tài liệu hồ sơ, biểu mẫu không cần thiết. có thể gặp rủi ro hạn chế trong việc sáng tạo cải tiến công việc. Vì vậy để thực hiện tốt và không gặp những rủi ro này bạn cần nắm rõ và hiểu được quá trình quản lý chất lượng đúng và đủ ra sao.
Có định hướng trong quản trị khách hàng
Coi trọng đặt con người lên hàng đầu
Cần thực hiện được đồng thời với các yêu cầu đảm bảo về cải tiến chất lượng.
Cần tuân thủ đúng quá trình đảm bảo đầy đủ nguyên tắc kiểm tra
Bài viết trên đã chỉ ra cho bạn các phương pháp quản lý chất lượng phổ biến hiện nay. Hãy dựa trên tiêu chí chất lượng sản phẩm doanh nghiệp bạn yêu cầu để áp dụng một cách linh hoạt.
Cách xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp
Xây dựng quy trình sản xuất là một trong những việc làm quan trọng của các doanh nghiệp. Việc xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những phương pháp xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc