Tác giả: Trương Văn Trắc
Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 08 năm 2024
1. Tùng
2. Kiên
3. My
4. Phương Anh
5. Miền Nam
6. Miền Trung
7. Miền Bắc
Chấn thương phần mềm là loại chấn thương phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ người nào. Chúng phổ biến đến mức có thể xuất hiện bất ngờ khi ta vừa vận động. Vậy chấn thương phần mềm là gì? timviec365.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu ngay dưới đây!
Chấn thương phần mềm là một loại tình trạng tổn thương liên quan trực tiếp các phần mềm của cơ thể như da, dây chằng, gân, cơ,… Chúng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Các loại tổn thương liên quan đến cơ quan nội tạng như tim, gan, thận… hay gãy xương đều không phải là chấn thương phần mềm.
Phần lớn các loại chấn thương phần mềm xuất phát từ việc chơi thể thao, tập luyện thể dục hay vận động, sinh hoạt hàng ngày đột ngột, chuyển động bất ngờ, gây mất kiểm soát,… Ngoài ra, loại chấn thương này cũng có thể xảy ra khi gân, cơ phải hoạt động quá mức, gây tác động không tốt đến cấu trúc tổng thể. Ví dụ như tăng cường độ bài tập chạy đường dài cũng dễ gây nên tình trạng căng cơ, bong gân hay chuột rút.
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây nên chấn thương phần mềm sẽ được chia làm 2 loại chính bao gồm chấn thương cấp tính và chấn thương mãn tính. Cụ thể, đặc điểm của 2 loại chấn thương này như sau:
Chấn thương cấp tính: đây là loại chấn thương thường diễn ra do sự vận động đột ngột. Chúng thường dẫn đến tình trạng bong gân, bầm tím hoặc căng cơ,…
Chấn thương mãn tính: loại chấn thương này xảy ra khi khớp hoặc cơ phải hoạt động liên tục, không có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi hay thư giãn. Chấn thương mãn tính sẽ có các biểu hiện như viêm gân, viêm bao hoạt dịch,…
Hiện nay, có 3 phương pháp chính được các chuyên gia y tế sử dụng để chẩn đoán chấn thương phần mềm. Từng phương pháp này có đặc điểm như sau:
Khi gặp bệnh nhân gặp chấn thương phần mềm, các bác sĩ sẽ không điều trị ngay mà đặt ra một số câu hỏi liên quan đến vấn đề như:
Bệnh nhân bị chấn thương theo chiều nào?
Bệnh nhân đã từng bị chấn thương nào tương tự hay hay cho bị chấn thương nào khác trước đây?
Các cơ đau xuất hiện vào khoảng thời gian hay thời điểm nào?
Mức độ của cơn đau trước, trong và sau khi hoạt động ra làm sao?
Bệnh nhân có sử dụng các loại thuộc làm nguy cơ rách gân hay không? (bao gồm loại thuốc: corticosteroid, fluoroquinolon,…
Sau khi đã có những câu trả lời cần thiết về tình trạng sức khỏe, tiểu sử của bệnh nhân, bác sĩ mới bắt đầu kiểm tra trực tiếp phần bị chấn thương. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ hoạt động của mạch máu, độ nhanh nhạy của thần kinh truyền đến phần bị thương.
Ngay lúc đó, họ sẽ sờ nắn để kiểm tra mức độ cơn đau ở vùng xương hoặc gân. Đồng thời cũng sẽ kiểm tra mức độ biến dạng, sưng tấy, xem nơi đó có bị bầm tím, vết thương hở hay không, tình trạng giảm chuyển động bất thường. Cuối cùng, bác sĩ mới xem xét đến các vùng xung quanh như khớp trên, dưới vùng chấn thương,…
Chẩn đoán bằng hình ảnh sẽ không bắt buộc đối với tất cả các trường hợp chấn thương phần mềm như bong gân mắt cá, đứt gân kheo,… Khi thực sự cần thiết, bác sĩ sẽ dùng các phương pháp sau:
Chụp hình X – quang: chụp bằng phương pháp X – quang sẽ không cho thấy hình ảnh trực tiếp sự tổn thương của phần mô mềm nhưng sẽ giúp bác sĩ thu thập một số cơ sở dữ liệu cần thiết để đưa ra kết luận chính xác hơn.
Chụp MRI: chụp cộng hưởng từ MRI sẽ giúp xác định chính xác các phần chấn thương của mô mềm liên quan đến dây chằng, gân, sụn hoặc cơ.
Trong quá trình tập luyện thể thao hay sinh hoạt hàng ngày, bất cứ ai cũng bị các loại chấn thương phần mềm khác nhau, từ vận động viên đến người bình thường. Theo sự phân loại của y tế, con người chúng ta thường bị một trong 4 loại chấn thương sau đây:
Vết bầm tím là tình trạng tụ máu ở các mô, xuất hiện khi mao mạch bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu cục bộ, thoát mạch ở các mô kẽ xung quanh. Phần lớn các vết thương này không nằm sâu dưới da nên hoàn toàn có thể thấy sự biến đổi về màu sắc.
Tình trạng bấm tím sẽ bắt đầu biến mất khi máu bị hấp thụ dần bởi các mô hay loại bỏ bởi hệ thống miễn dịch. Trong một số trường hợp nghiêm trọng khác, vết bầm còn có thể liên quan đến mô dưới da, cơ hoặc sâu bên trong xương khớp.
Nếu vết bầm tím không quá nặng, bạn có thể hoàn toàn chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi, … Trong trường hợp nặng hơn, da bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn cần phải đến bệnh viện. Ở đây, bác sĩ sẽ chỉ định dùng vật lý trị liệu hay phương pháp điều trị phù hợp để tránh làm tổn thương phần mô mềm.
Xem thêm: Treatment là gì? Các bạn hiểu như thế nào về treatment?
Bong gân là một tình trạng chấn thương khi dây chằng bị kéo quá căng hoặc bị rách. Đây là một dạng mô nối có tác dụng kết nối phần cuối của xương này với xương khác, giúp ổn định và hỗ trợ các khớp xương trên cơ thể để phục vụ việc di chuyển, làm cho khả năng vận động trở nên thuận lợi hơn. Thông thường, mọi người sẽ bị bong gân ở các vị trí trên cơ thể như:
Bong gân ở mắt cá chân: tổn thương này xảy ra khi bàn chân được đặt ở tư thế quay vào trong khiến cho dây chằng ở mắt cá ngoài bị kéo căng quá mức.
Bong gân vùng đầu gối: vết thương này xảy ra khi thực hiện động tác vặn mình đột ngột.
Bong gân ở cổ tay: chấn thương này sẽ xuất hiện khi ngã ở tư thế bàn tay dang rộng.
Các loại bong gân này sẽ được phân chia với các mức độ nghiêm trọng như sau:
Bong gân cấp độ 1 – loại nhẹ: vùng gân giãn nhẹ, bị tổn thương ở dây chằng.
Bong gân cấp độ 2 – loại trung bình: khi dây chằng bị đứt ở các khớp khiến chúng trở nên lỏng lẻo.
Bong gân cấp độ 3 – loại nặng: dây chằng bị đứt lìa hoàn toàn.
Tuy nhiều mức độ khác nhau, cả 3 cấp độ bong gân này đều xuất hiện các triệu chứng như bầm tím, đau nhức, sưng viêm,… Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị như đeo nẹp, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để phục hồi hoàn toàn.
Viêm gân là một dạng tổn thương khi gân hoặc bao gân bị viêm hay kích ứng do quá căng thẳng. Biểu hiện thường gặp là cảm giác sưng tấy trong quá trình vận động. Loại chấn thương này thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên thể thao hay thể dục dụng cụ.
Khi bị tình trạng này, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số biện pháp như nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm hay tiêm steroid,… Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng sẽ được lựa chọn khi tình trạng viêm kéo dài, gây tổn thương cho gân.
Căng cơ là một tình trạng chấn thương phần mềm cấp tính khi gân, cơ bị căng quá mức đến tính trạng bị rách một phần hay toàn bộ. Các biểu hiện thường gặp như đau nhức, cơ thắt, yếu cơ, chuột rút. Các bộ môn thể thao liên quan trực tiếp đến loại chấn thương này là bóng đá, quyền anh, đấu vật, chạy bộ,…
Khi bị tình trạng căng cơ, các bạn hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà để mang lại hiệu quả tích cực như chườm đá, nghỉ ngơi, kê cao vùng tổn thương, thực hiện một số bài tập đơn giản. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, các bạn sẽ đến gặp bác sĩ để được phẫu thuật nhằm dứt điểm hoàn toàn tổn thương và ngăn ngừa biến chứng.
Tóm lại, đây là một loại chấn thương điển hình rất dễ xảy ra trong quá trình vận động. Mong rằng, bài viết chấn thương phần mềm là gì của timviec365 sẽ giúp các bạn có sự hiểu biết và nhận thức rõ hơn về tình trạng chấn thương này.
Giác hơi là gì và có những tác dụng nào trong việc chữa bệnh?
Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe rất nhiều đến phương thức chữa bệnh giác hơi và công dụng tuyệt vời của nó. Nhưng các bạn có thể thực sự hiểu cơ chế hoạt động của loại chữa bệnh này? Xem dưới đây để có đáp án chính xác bạn nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc