Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chất xơ là chất gì? Lợi ích của chất xơ dành cho sức khỏe

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 04 năm 2025

Theo dõi timviec365 tại google new

Cùng với tinh bột, chất béo và protein là những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, chất xơ cũng được xác định là một thành phần chính nên được chuẩn bị cho mỗi bữa ăn hàng ngày bởi sự cần thiết cho các chức năng của cơ thể.  Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, chất xơ có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt trong việc ngăn chặn bệnh lý nguy hiểm và hỗ trợ giảm cân. Vì vậy, tìm hiểu chất xơ là chất gì sẽ giúp bạn luôn ý thức bổ sung chất xơ qua mỗi bữa ăn. Bài viết sẽ giúp bạn có hiểu biết đầy đủ về chất xơ cũng như cách bổ sung chất xơ hợp lý để đạt được hiệu quả về mặt dinh dưỡng và sức khỏe. 

1. Chất xơ là chất gì?

Chất xơ là một loại thuộc nhóm carbohydrate (cùng với tinh bột và đường), có cấu tạo khá phức tạp nên cơ thể con người không thể tiêu hóa toàn bộ chất xơ do đó khi bạn dung nạp chất xơ, nó gần như đi qua hệ tiêu hóa một cách nguyên vẹn. Trong hệ tiêu hóa, chất xơ không được hấp thụ nhưng cũng không bị phân hủy. Chính điều này đã đem đến cho sức khỏe của chúng ta lợi ích vô cùng quan trọng giúp cân bằng hoạt động ăn uống của con người ở bên ngoài và hỗ trợ tiêu hóa bên trong. Có rất nhiều lợi ích thiết thực từ chất xơ mà Timviec365.vn sẽ giúp bạn khám phá ở các nội dung tiếp theo trong bài viết.

Chất xơ là chất gì
Chất xơ là chất gì

Trước khi tìm hiểu rõ những lợi ích của chất xơ, hãy tìm hiểu các đặc điểm về thành phần, cơ chế hoạt động của chất xơ ngay bây giờ nhé.

2. Thành phần và Phân loại chất xơ

2.1. Thành phần của chất xơ

Chất xơ có thành phần phức tạp gồm các hợp chất carbohydrate bên trong. Các thành phần của chất xơ gồm có cellulose tham gia cấu tạo vách tế bào thực vật, hemicellulose, Lignin và các loại đường đa như gum, pectin, mucilage. 

2.2. Phân loại chất xơ

Chất xơ gồm có hai loại là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại này có tác động khác nhau đến cơ thể.

Phân loại chất xơ
Phân loại chất xơ

2.2.1. Chất xơ hòa tan

Loại này có thể hòa tan được khi đi vào đường ruột, biến thành gel mềm để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Có nhiều thực phẩm mang loại chất xơ hòa tan có thể kể đến như các loại rau xanh và hoa quả (cam, táo), củ (hành tây, cà chua), hạt (đậu nành, lúa mạch, yến mạch, cà phê). 

Chất xơ hòa tan có nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể, ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng ở đường ruột tốt hơn thì loại này còn cơ thể giảm lượng cholesterol, kiểm soát lượng đường huyết trong máu, làm chậm quá trình tiêu hóa để đủ thời gian hấp thu glucose được nạp từ thực phẩm. Những điều này giúp ngừa và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. 

Bạn có thể tham khảo một số loại chất xơ hòa tan trong các loại thực phẩm phổ biến kèm theo công dụng mà chúng mang đến để dễ dàng xây dựng thực đơn cho bữa ăn giàu chất xơ cần thiết.

Loại chất xơ hòa tan

Thực phẩm

Công dụng

Inulin,

Oligofructose

Hành tây, củ cải, rễ của rau diếp cá

Nâng cao hệ miễn dịch

Kích thích chọn lọc lợi khuẩn và phát triển chúng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm táo bón.

Mucilage,

Beta-glucans

Các loại quả mọng, đậu nành, đậu Hà Lan, cà rốt, táo, cam, chuối

Liên kết axit và đẩy ra ngoài cơ thể để giảm lượng Cholesterol xấu LDL

giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường tuýp II, tim mạch vành, 

Pectin

Hạt, các quả mọng, các loại trái cây

Làm chậm quá trình truyền thức ăn trong hệ tiêu hóa từ đó làm giảm lượng cholesterol xấu LDL 

Lúa mì dextrin

Tinh bột lúa mì

Giảm hàm lượng cholesterol LDL và lượng Cholesterol thành phần ở trong máu.

2.2.2. Chất xơ không hòa tan

Chất xơ loại này không tan được trong chất lỏng gặp ở đường ruột. Do đó nó sẽ làm tăng sự di chuyển của thức ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất tốt, làm giảm táo bón. Bên cạnh đó, chất xơ không hòa tan cũng tham gia chống tăng lượng cholesterol ở trong máu nên có thể hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được đường huyết sau khi ăn xong.

Chất xơ này có hàm lượng cao trong nhiều loại thực phẩm. Vậy tương tự với chất xơ hòa tan, hãy tìm hiểu chất xơ không hòa tan có những loại nào và nằm trong các loại thực phẩm nào nhé.

Loại chất xơ không hòa tan

Thực phẩm

Công dụng

Hemicellulose,

Xenlulozơ

Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch

- Giảm nguy cơ mắc viêm túi thừa

- Hỗ trợ giảm cân

- Ngừa táo báo

Lignin

Lúa mạch đen, hạt lanh

- Tốt cho sức khỏe tim mạch

- Tăng hệ miễn dịch

3. Những lợi ích tuyệt vời của chất xơ đối với cơ thể con người

Qua tìm hiểu chất xơ là chất gì, chúng ta sẽ chẳng thể bàn cãi gì thêm nữa về việc chất xơ rất cần thiết cơ sức khỏe. Chúng mang đến rất nhiều lợi ích vượt xa những gì có thể cảm nhận và quan sát. Tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích đó bạn sẽ thấy được ý nghĩa của việc bổ sung chất xơ hợp lý cho mỗi bữa cơm gia đình.

Vai trò của chất xơ
Vai trò của chất xơ

3.1. Chất xơ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nhờ các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chất xơ, người ta đã xác định được chất xơ không phải là một thành phần dinh dưỡng “phụ” mà được xếp vào nhóm 4 loại dưỡng chất chính và quan trọng đối với cơ thể con người. Chất xơ khi được đưa vào bên trong hệ tiêu hóa, ở dạ dày nó sẽ hấp thụ nước và tạo chất nhầy giúp hỗ trợ việc hấp thu các loại vitamin A, C, E và chất khoáng. 

3.2. Chất xơ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa tốt

Đây là một vai trò nổi bật của chất xơ. Chúng hấp thụ nước ở dạ dày vì thế giúp giữ nước ở lại trong ruột già, làm cho các chất thải mềm ra để dễ dàng di chuyển ra bên ngoài. Đó là lý do lý giải chất xơ có tác dụng giảm táo bón. Các độc tố được đào thải thường xuyên ra bên ngoài, tránh được nguy cơ độc tố ở lâu bên trong cơ thể ngấm vào máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa
Chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa

3.3. Trở thành “người bạn” đồng hành cùng lợi khuẩn 

Chất xơ tạo ra một môi trường tốt cho lợi khuẩn đường ruột phát triển. Từ đó lợi khuẩn được thúc đẩy sản sinh càng nhiều chất dinh dưỡng tốt như các axit béo butyrat, propionat, axetat. Chúng có ích lợi lớn trong việc nuôi tế bào ở đại tràng, làm cho các tình trạng viêm ruột không có điều kiện phát triển, cải thiện tình trạng viêm loét đại trạng và cải thiện rối loạn ruột kích thích.

3.4. Giúp làm giảm Cholesterol trong máu

Chất xơ có khả năng tạo gel ở bên trong dạ dày, gel này có thể liên kết với những phân tử cholesterol xấu như một bước “giữ chân” không cho chúng được hấp thu vào hệ tuần hoàn vì thế việc hấp thu không diễn ra, thay vào đó, các cholesterol này sẽ được đẩy ra bên ngoài đi cùng các chất thải khác. 

3.5. Ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch

Nhờ khả năng kiểm soát lượng Cholesterol trong máu cho nên chất xơ là thành phần quan trọng tham gia ngăn chặn các nguy cơ đối với hệ tim mạch. Chúng ta khi có được một chế độ dinh dưỡng cân bằng và nạp đủ chất xơ hàng ngày thì sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ mắc các bệnh phình động mạch, xơ vữa động mạch, mỡ máu, …

3.6. Chất xơ hỗ trợ giảm cân - lợi ích không cần bàn cãi

Chất xơ được giữ nguyên vẹn trong hệ tiêu hóa gần như hoàn toàn không bị hấp thu nên sẽ tạo cảm giác no lâu sau khi dung nạp. Nhờ vậy, chúng ta sẽ ít có cảm giác thèm ăn nên sẽ không phát sinh ăn thêm bất cứ thứ gì sau đó. Việc này đương nhiên đem đến quá trình cơ thể giảm cân nhanh hơn do được kiểm soát và hạn chế lượng calo nạp vào.

Chất xơ hỗ trợ giảm cân
Chất xơ hỗ trợ giảm cân

Là chất khó tiêu hóa và cũng là nguyên nhân cản trở quá trình tiêu hóa nhanh thức ăn. Vậy nên chất xơ có tác động nhiều trong việc kéo dài thời gian thức ăn tiếp xúc với những enzym tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn. Chúng cũng giúp ổn định insulin, đường huyết, kiểm soát tốt các cơn thèm ăn, chống lại hiệu quả quá trình tích mỡ thừa.

4. Dung nạp chất xơ bao nhiêu là đủ? Cách bổ sung chất xơ cho đúng

Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức dinh dưỡng quốc tế, các viện dinh dưỡng trong ngành công nghệ thực phẩm đều được cho chúng ta khuyến nghị về việc dung nạp chất xơ dúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một người trường thành sẽ cần tiêu thụ lượng chất xơ mỗi ngày từ 25 đến 30g. Các cuộc khảo sát thực tế về tình hình sử dụng chất xơ hàng ngày cho thấy, đa số chúng ta dung nạp chưa được một nửa mức độ yêu cầu tối thiểu. 

Dung nạp chất xơ đúng cách
Dung nạp chất xơ đúng cách

Vì thế từ hiểu biết chất xơ là chất gì, bạn nhất định phải luôn chú trọng việc dung nạp chất xơ đủ lượng và bổ sung đúng cách. Tận dụng nguồn thực phẩm dồi dào hàng ngày giàu chất xơ, việc bổ sung này sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều. 

Có thể bạn cho rằng mình đã ăn chất xơ nhiều nhưng nếu chưa đúng cách, cơ thể bạn vẫn bị thiếu chất xơ. Vậy đây mới là cách bổ sung chất sơ hiệu quả:

- Ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên cám thay vì dạng tinh chế như tinh bột ngô hay nhiều loại ngũ cốc trải qua quá trình tinh chế mới sử dụng.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây cả vỏ

- Bổ sung thêm các loại đậu, hạt vào bữa ăn hàng ngày

- Tăng lượng chất xơ từ từ và nhớ bổ sung đủ nước để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Qua tìm hiểu chất xơ là chất gì, chúng ta thấy một điều rõ ràng rằng chất xơ không phải là một siêu thực phẩm, cũng không được tạo ra từ phòng thí nghiệm. Nói cách khác, chất xơ là nguồn dưỡng chất tự nhiên và quen thuộc, gần gũi và dễ kiếm trong đời sống thường nhật. Đôi khi vì sự quen thuộc đó mà nhiều người đã quên mất việc cần phải bổ sung nó đúng cách. Việc thiếu hụt chất xơ trong cơ thể sẽ có thể tạo ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong khi đó nếu sử dụng đúng cách, chất xơ có thể tạo ra những bước ngoặt lặng thầm nhưng quan trọng cho sức khỏe của chúng ta. Hãy tận dụng nguồn dưỡng chất này một cách hợp lý, chú ý bổ sung đủ để nuôi dưỡng cơ thể tốt nhất nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;