Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Con đường tơ lụa - Tuyến đường thúc đẩy sự phát triển nhân loại

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã từng nghe đến con đường tơ lụa, một trong những con đường được xem là di sản thế giới. Thế nhưng, sự ra đời, phát triển và thời điểm suy tàn của con đường nổi tiếng này ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con đường huyền thoại trong lịch sử này.

1. Bạn biết gì về con đường tơ lụa?

Con đường tơ lụa có tên tiếng anh là The Silk Road. Con đường này được biết đến là tuyến đường buôn bán và giao thương cực kỳ nổi tiếng từ hàng ngàn năm trước đó. Nhất là khi nó gắn kết phương Đông và phương Tây để tạo ra sự giao lưu văn hóa cũng như việc phát triển kinh tế của cả hai khu vực. 

Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa

Chiều dài của con đường tơ lụa rơi vào khoảng 4000 dặm, tương đương với 6437 km. Bắt đầu từ các tỉnh và thành phố của Trung Quốc là tỉnh Phúc Châu, tỉnh Hàng Châu, thủ đô Bắc Kinh, kinh đô Trường An, con đường tơ lụa tiếp tục kéo dài với việc đi qua các nước như Mông cổ, nước Ấn Độ, Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, Cộng hòa Kazakhstan, nước Iran, Cộng hòa Iraq, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước Hy Lạp, đến vùng Địa Trung Hải và cuối cùng là toàn châu Âu. Triều Tiên, Nhật Bản hay thậm chí là cả Việt Nam thì cũng có dấu ấn về sự xuất hiện của con đường tơ lụa này. 

Có thể nhận thấy rằng, với sự kết nối hai khu vực, tạo ra một con đường thông thương quan trọng, tạo tiền đề khám phá ra những vùng đất mới. Con đường tơ lụa đã tạo nên sự thúc đẩy văn minh của nhân loại với nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ châu Á hay châu Âu, phương Đông hay phương Tây mà sự phát triển này chính là của toàn nhân loại. 

2. Lịch sử ra đời của con đường tơ lụa huyền thoại

Về sự ra đời của con đường tơ lụa thì phải kể đến sự ra đời của tơ tằm. Khi ấy, Trung Quốc chính là quốc gia đầu tiên trong việc tìm được cách để trồng dâu và nuôi tằm. Sau đó chính là việc tạo ra lụa từ chính những kén tằm đó, chính vì thế mà đây là quốc gia dệt được lụa sớm nhất ở trên thế giới. Thời điểm có thể tính ra ít nhất là khoảng 5300 năm trước đây. 

Sự ra đời
Sự ra đời

Ban đầu, chỉ vua quan và quý tộc mới có thể được sử dụng lụa tơ tằm mà thôi. Sau này, khi đã phát triển hơn thì lụa bắt đầu được mang đến các vùng khác và sự hình thành của con đường tơ tằm cũng bắt đầu từ đó.

Về sự kiện chính thức thì vào khoảng thế kỷ 2 TCN, khi ấy, Hán Vũ Đế đã sai Trương Khiên là một nhà ngoại giao và cũng là một nhà thám hiểm nổi tiếng thời Tây Hán đi tìm một người tên là Nguyệt Chi để thực hiện việc liên kết nhằm chống lại quân Hung Nô. Thế nhưng, ông đã bị chính đội quân Hung Nô bắt giữ và giam cầm 10 năm. Sau 10 năm, với việc trốn khỏi trại thành công, Trương Khiên vẫn tiếp tục hành trình với nhiệm vụ đã được giao phó. Tuy nhiên, không một thủ lĩnh nào sẵn sàng ra tay để liên kết và giúp đỡ nhà Hán. 

Mặc dù không thu được kết quả nào, thế nhưng, sau khi trở về nước vào năm 126 TCN thì Trương Khiên đã viết cuốn sách Triều dã kim tiền về hành trình của mình. Và chính chặng đường mà Trương Khiên đi cũng như khai phá được trong hành trình đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của con đường tơ lụa.

Cuốn sách Triều dã kim tài của ông đã ghi chép lại một cách cẩn thận về những nơi mà ông đã đi qua, những sản vật phong phú và quý hiếm, các phong tục tập quán đầy ấn tượng và điều đặc biệt nhất chính là tiềm năng về việc giao thương giữa các quốc gia với nhau. Những điều này đã kích thích sự tò mò của những thương gia Trung Quốc và họ bắt đầu hành trình của mình với con đường tơ lụa đầy tiềm năng nhưng cũng rất bí ẩn này. 

Gắn với Trương Khiên
Gắn với Trương Khiên

Từ những con đường nhỏ với việc kết nối lại với nhau đã trở nên thông thuận hơn, người Trung Hoa trong lịch sử đã đem những sản phẩm như vải lụa, gấm vóc,... tới các nước như La Mã hay Ba Tư để trao đổi, buôn bán. Các thương nhân ở những quốc gia khác cũng tìm đến đất nước Trung Hoa, mở rộng giao thương thông qua con đường này. Chính từ thời điểm này mà sự phát triển của con đường tơ lụa đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Từ các tỉnh thành của Trung Quốc tới các quốc gia khác của Châu Á và đến Châu Âu.

Vào thế kỷ thứ VII đã đánh dấu sự ra đời của con đường tơ lụa ở trên biển. Sự mở rộng này chính là nhờ các thương gia người Ả Rập và con đường này đã rút ngắn được khoảng cách di chuyển từ các nước châu Âu sang giao thương với Trung Quốc. Các quốc gia như Anh, Pháp hay Hà Lan và Bồ Đào Nha đã đẩy mạnh việc buôn bán ở trên biển với các nước châu Á, tiêu biểu là Trung Hoa dựa trên cách thức đem lại sự an toàn hơn và nhanh hơn. 

3. Những giá trị từ con đường tơ lụa đem lại

3.1. Là con đường phát triển kinh tế xuyên quốc gia

Gọi là con đường tơ lụa là bởi lụa chính là mặt hàng đầu tiên được vận chuyển và buôn bán trên còn đường này. Khi ấy, với sự tiên phong trong việc dệt lụa tơ tằm mà Trung Quốc trở thành quốc gia được các quý tộc và những bậc đế vương của La Mã săn đón và ưu tiên trao đổi hàng hóa. Họ luôn muốn có được những tấm lụa của đất nước này và sẵn sàng trao đổi bằng vàng với cân nặng bằng với khối lượng của số lụa đó. 

Giá trị đem lại
Giá trị đem lại

Từ đó, việc phát triển kinh doanh lụa thông qua con đường này trở nên phổ biến hơn. Lạc đà chính là phương tiện vận chuyển hàng hóa chính trên con đường tơ lụa. Theo thời gian, các mặt hàng cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Vàng, bạc, châu báu, đá quý, các loại gia vị, đồ vật hay các loài động vật cũng được buôn bán, trao đổi trên con đường tơ lụa này. Ngựa Ba Tư được xem là một trong những món hàng đắt đỏ trên con đường tơ lụa ở thời điểm đó. Ngay cả nô lệ cũng trở thành vật phẩm trong các giao dịch ở con đường giao thương quan trọng này.

Vào thời cổ đại thì con đường tơ lụa chính là con đường thương mại lớn nhất và quan trọng nhất. Việc gắn kết hai châu lục cũng như hai nền văn minh tiêu biểu này đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế giữa các quốc gia.

3.2. Là con đường của sự giao lưu về văn hóa

Không chỉ nổi tiếng với vai trò là con đường thương mại thời cổ đại, con đường tơ lụa còn là con đường ghi dấu sự giao lưu về mặt văn hóa giữa các quốc gia với nhau. 

Các giáo sĩ phương Tây cũng thông qua con đường này để có thể di chuyển tới các quốc gia khác và truyền bá về tôn giáo của mình. Những nhà thờ, giáo đường của các tôn giáo khác nhau như Kitô giáo, Do Thái giáo hay các chùa chiền mọc lên rất nhiều và có ở rất nhiều nơi. Mọi tôn giáo trên còn đường tơ lụa này, đều sẽ được chấp thuận và được tôn trọng như nhau. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này và cũng thể hiện được sự tiến bộ trong tư tưởng của con người ở thời điểm đó.

Văn hóa
Văn hóa

Sự hòa trộn giữa các nền văn hóa với nhau thông qua con đường tơ lụa đã mở ra các cơ hội phát triển về khoa học và những sự nhìn nhận mới mẻ về tự nhiên.

3.3. Con đường tạo nên tên tuổi các nhà thám hiểm

Các nhà thám hiểm gắn với con đường tơ lụa phải kể đến Marco Polo. Ông sinh năm 1254, mất năm 1324, là người Ý và sống vào khoảng thế kỷ XIV. Chính con đường tơ lụa đã giúp ông khám phá được những địa danh mới, đặc biệt là tại Trung Quốc. Thậm chí, vua Hốt Tất Liệt còn phong cho nhà thám hiểm này một chức quan tro0ng triều khi ông ở Trung Quốc.

Khi quyết định quay trở về đất nước của mình, nhà thám hiểm Marco Polo đã có cho mình được rất nhiều tri thức cùng với đó là những sản vật đặc trưng của Trung Hoa. Tương truyền, món mỳ Ý nổi tiếng của Italia hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc và được Polo mang về sau chuyến hành trình của mình thông qua con đường tơ lụa. Sau này, với cuộc hành trình đầy các trải nghiệm thú vị của bản thân, ông đã viết nên cuốn sách “Marco Polo du ký” và với những điều mà ông đã khám phá ra đã giúp cho Polo trở thành một trong những nhà thám hiểm vĩ đại của nhân loại.

3.4. Con đường chứa đựng di vật và ý nghĩa nghiên cứu về khảo cổ

Con đường tơ lụa hiện nay không còn là tuyến đường quan trọng như trước đây, tuy nhiên, ở đó, các nhà khảo cổ đã khám phá ra những di vật chứa đựng những dấu ấn lịch sử. Khoảng 50.000 các loại cổ vật khác nhau đã được tìm thấy, từ các bản vẽ cho tới các vật dụng nấu rượu hay các vật dụng bằng gốm đã được tìm thấy ở con đường ý nghĩa mang tính lịch sử này.

Nghiên cứu khảo cổ
Nghiên cứu khảo cổ

Rất nhiều nghi vấn và những sự hoài nghi đã được đặt ra về sự tồn tại của con đường tơ lụa này. Thế nhưng, tất cả đã được làm sáng tỏ dựa trên các ghi chép của những nhà thám hiểm. Cộng với đó là việc nghiên cứu khảo cổ bằng các cổ vật đã được tìm thấy, minh chứng cho một sự phát triển mạnh mẽ đã từng diễn ra trên con đường tơ lụa này.

4. Sự sụp đổ của con đường tơ lụa

Chế độ chính trị của đất nước Trung Quốc có sự ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình phát triển của con đường tơ lụa. Khi nhà Hán sụp đổ, con đường tơ lụa cũng rơi vào bế tắc. Nhưng ngay sau đó, với sự phát triển mạnh mẽ của nhà Đường đã khai sáng lại con đường này. Con đường tơ lụa dưới nhà Đường đã có những dấu ấn lịch sử cực kỳ rõ nét khi các hoàng đế nhà Đường có những chính sách khuyến khích thương mại phát triển.

Con đường tơ lụa lại rơi vào thời kỳ đen tối khi nhà Đường suy yếu vào thế kỷ thứ 10, ngay sau đó, sự hùng mạnh của nhà Nguyên đã thúc đẩy việc buôn bán trở lại thịnh vượng. Thế nhưng, chính vì con đường này mà việc bệnh dịch lây lan đã diễn ra nhanh chóng, “cái chết đen” đã nhanh chóng phủ khắp châu Âu cùng với Trung Á trong giai đoạn từ 1348 đến 1450. Gần 60% dân số của Châu Âu thiệt mạng, hoạt động thương mại trên con đường này cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

Sự sụp đổ
Sự sụp đổ

Sự hùng mạnh của con đường tơ lụa ngày càng trở nên suy yếu hơn với những sự kiện được xem là rất đáng buồn đã diễn ra vào thập niên 1400. Nhà Minh lên nắm quyền đã thắt chặt con đường tơ lụa với việc yêu cầu về thuế rất cao. Điều này đã khiến cho các thương nhân quyết định từ bỏ con đường tơ lụa và tìm kiếm cho mình những con đường giao thương khác.

Tại phương Tây, sự trỗi dậy của đế chế Ottoman cũng đã khiến cho con đường gắn kết 2 châu lục bị chặn lại. Và từ đó, con đường tơ lụa chỉ còn trong dĩ vãng và ký ức của những người thương nhân mà thôi. Sự chìm dần của con đường hoàng kim một thời này đã để lại những dấu ấn đầy cát bụi cùng với các thành phố cổ đang chìm dần trong quên lãng.

Ở trên đấy đó là toàn bộ những thông tin cụ thể về con đường tơ lụa. Con đường đã trở thành huyền thoại và ghi dấu cho sự phát triển của nền văn minh của toàn nhân loại trên thế giới. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có được những điều bổ ích và hiểu rõ hơn về con đường thương mại cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử.

Nghề dệt lụa tơ tằm - Định hướng tương lai từ nền tảng truyền thống

Nghề dệt lụa tơ tằm là một trong những ngành nghề truyền thống có lịch sử phát triển lâu đời nhất nước ta. Tuy nhiên, sự đa dạng của các sản phẩm thời trang may mặc đã đem đến nhiều chọn lựa cho người tiêu dùng, điều này vô tình đã khiến nghề dệt lụa tơ tằm và những sản phẩm từ lụa tơ tằm không còn giữ nguyên được vị thế bạn đầu của mình. Mặc dù vậy, công việc truyền thống này vẫn là một ngành nghề hấp dẫn mang nhiều giá trị kinh tế, giá trị văn hóa của dân tộc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nghề dệt lụa tơ tằm qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Nghề dệt lụa tơ tằm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;