Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Làm sao để viết CV IT Fresher gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

IT Fresher là những người đã học được những kiến thức về ngành IT, là sinh viên mới ra trường, chưa từng có kinh nghiệm trong ngành IT. Cách viết CV IT Fresher tưởng chừng như khá khó vì các bạn chưa có kinh nghiệm? Bạn vẫn chưa biết cách viết CV IT Fresher ra sao để tạo ấn tượng? Cùng timviec365.vn tìm hiểu cách viết CV IT Fresher dưới đây nhé!

1. Tầm quan trọng của CV IT Fresher

CV xin việc không thể thiếu trong quá trình bạn đi xin việc ở bất cứ đâu. Một CV đẹp và độc đáo sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và bạn sẽ có cơ hội vào vòng phỏng vấn. CV IT Fresher dành cho những sinh viên IT mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, chỉ là những “người mới” chưa “trải sự đời”. Vì vậy, CV IT Fresher rất quan trọng, nó giúp bạn “thu hút” nhà tuyển dụng, là “chìa khóa” để bạn bước vào vòng phỏng vấn.

Tầm quan trọng của CV IT Fresher
Tầm quan trọng của CV IT Fresher

Qua CV IT Fresher, nhà tuyển dụng sẽ biết được những thông tin cơ bản của ứng viên. CV như một món “vũ khí độc hại” để bạn vượt mặt những ứng viên khác, trở nên nổi bật nhất. Bởi vì dựa vào CV IT Fresher, bạn sẽ nói ra được hết những thông tin của bản thân như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, bằng cấp, chứng chỉ,.. hoặc những giải thưởng mà bạn đã đạt được.

CV IT Fresher có thể coi như bước đệm của bạn, nhà tuyển dụng thông qua đó sẽ xem xét ứng viên có phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển hay không? Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn bạn.

CV cũng được xem là cấu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, thông qua CV IT Fresher của bạn, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn là ai, là người như thế nào, từ đó “chọn mặt gửi vàng”.

CV IT Fresher viết thế nào để ấn tượng? Theo dõi phần kế tiếp để biết câu trả lời!

2. Viết CV IT Fresher gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

CV IT Fresher dành cho những sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, vì vậy bạn cần chú trọng vào các kỹ năng và trình độ học vấn của mình. Ngoài làm nổi bật nội dung CV, bạn cần có nội dung hoàn chỉnh và thể hiện bằng Anh ngữ.

2.1. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV IT Fresher

Một CV IT Fresher bằng tiếng Anh sẽ có một số thành phần cơ bản như sau:

2.1.1. Thông tin cá nhân (Personal Information)

Phần này bạn bắt buộc cần có trong CV IT Fresher của mình. Vui lòng cung cấp thông tin cá nhân của bạn bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, và email. Các thông tin bạn cần ghi chính xác để nhà tuyển dụng không nghĩ rằng bạn là người giả mạo, gian dối.

Thông tin cá nhân (Personal Information)
Thông tin cá nhân (Personal Information)

Họ tên: Bạn ghi đầy đủ họ và tên của bạn giống như trong chứng minh nhân dân. Phần mở đầu sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, do đó bạn cần ghi đúng họ tên và tên đệm của bạn. Ví dụ: Bạn tên Nguyễn Minh Lan thì viết là NGUYEN MINH LAN.

Ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, email bạn cần ghi chính xác vì nhà tuyển dụng có thể sẽ liên hệ với bạn thông qua vòng phỏng vấn. Email bạn cần để tên bạn và không chứa những tên không nghiêm túc.

Ví dụ:

“Date of birth: 07/08/1996

Email: nguyenminhlan@...

123/12/56 Le Thanh Ton Street, Ward 14, District 1, Ho Chi Minh City

Tel: 0123674848”

Phần thông tin cá nhân có kèm ảnh chân dung. Bạn cần để ảnh chân dung rõ mặt, không photoshop quá đà.

Bạn cũng có thể trích dẫn những câu nói hay hoặc yêu thích của bạn. Ví dụ: “An intelligent person is like a river, the deeper the less noise”. Dịch nghĩa: “Một người thông minh sẽ như một dòng sông, càng sâu càng ít ồn ào”.

Ngoài ra, bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy mình thích và không thích ngôn ngữ lập trình nào, bạn giỏi và chưa giỏi những mặt nào,… Bạn có thể dẫn link đến những dự án yêu thích của bạn, đến Stack Overflow profile, hoặc bất kỳ sản phẩm, ngôn ngữ nào bạn từng làm, để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

2.1.2. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)

Mục tiêu nghề nghiệp là phần nhà tuyển dụng luôn quan tâm và đánh giá trong CV IT Fresher. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá định hướng, mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)

Cho dù xin việc bất cứ ngành nào bạn cũng cần trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trong CV xin việc, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ngành IT cũng vậy, bạn cần nêu được những mục tiêu nghề nghiệp của mình liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển.

Ví dụ:

“- Constantly learning knowledge about computer setup to grow and gain more experience.

- In the next 3 years, I will be an excellent Android employee.”

2.1.3. Kỹ năng (Skills)

Phần kỹ năng bạn hãy cho những kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển, được tích lũy trong quá trình học tập và làm việc. Điều này sẽ làm nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn.

Một số kỹ năng trong CV IT Fresher có thể là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếng Anh đủ hiểu và đọc các thông số kỹ thuật, kỹ năng xử lý các sự cố về tin học,… Bạn có thể dùng thang điểm 10 để tự chấm các kỹ năng cho bản thân mình.

Kỹ năng (Skills)
Kỹ năng (Skills)

Ví dụ:

“- C++ programming: 9/10

- System Analysis and Design: 9/10

- Managing SQL database system: 7/10

- NET programming: 8/10”

2.1.4. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

Mặc dù IT Fresher là những người chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng! Ở phần này, bạn có thể nêu những quá trình học tập, hoạt động ở trường hoặc thời gian bạn tham gia thực tập ở hồi Đại học.

Bạn liệt kê tháng và năm, sau đó đến vị trí làm việc, cuối cùng là những công việc mà bạn là làm đối với vị trí đó. Lưu ý là những kinh nghiệm của bạn cần liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

Ví dụ:

“February 2024 - July 2024

AB Co., Ltd

Position: Android Trainee Staff

Work:

- Programming mobile applications according to the company's requirements.

- Maintain and develop more features for the application.

- Build basic applications such as reading newspapers, listening to music,...

Apply skills:

- Language use: Java Android.

- Model: MVP.”

2.1.5. Hoạt động (Activities)

Bạn có thể chọn những hoạt động mà bạn đã tham gia khi còn là sinh viên hoặc trong quá trình thực tập để thêm vào CV IT Fresher của bạn. Thông qua những hoạt động mà bạn tham gia, nhà tuyển dụng sẽ xem xét bạn phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng hay không.

2.1.6. Chứng nhận, giải thưởng (Certifications, Awards)

Chuyên ngành IT sẽ cần nhiều chứng chỉ, kỹ năng nhất định. Do đó, nếu bạn có chứng chỉ hoặc giải thưởng nào, bạn hãy viết vào trong CV IT Fresher của mình nhé! Một số bằng cấp và chứng chỉ ngành IT được nhà tuyển dụng đánh giá cao như: AWS Certified Developer – Associate, Certified in Risk and Information Systems Control – CRISC, Certified Information Security Manager – CISM), Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE),…

Chứng nhận, giải thưởng (Certifications/Awards)
Chứng nhận, giải thưởng (Certifications/Awards)

2.1.7. Sở thích cá nhân (Personal Interest)

Bạn có thể liệt kê một số sở thích cá nhân của bạn, để nhà tuyển dụng biết thêm về sở thích và đánh giá tính cách của bạn. Bạn cũng không nên ghi quá nhiều sở thích cá nhân mà chỉ nên chọn lọc các sở thích phù hợp với công việc ứng tuyển. Ví dụ: Passionate about CODE, programming language, love to learn new technology,...

2.2. Lưu ý khi viết CV IT Fresher

Khi viết CV IT Fresher, bạn cần lưu ý một số điều sau:

2.2.1. Viết ngắn gọn và đúng chỉnh tả

Bạn nên nhớ rằng, bạn đang viết CV ngành IT chứ không phải ứng tuyển vào vị trí content hoặc nhà văn,… Do đó, CV của bạn cần viết ngắn gọn và đầy đủ ý. Bạn chỉ nên viết CV của mình khoảng 1 đến 1,5 trang A4, tóm tắt lại những mục tiêu, sở thích, hoạt động của bạn,…

Viết ngắn gọn và đúng chỉnh tả
Viết ngắn gọn và đúng chỉnh tả

Đặc biệt, bạn không được để CV IT Fresher của mình sai chính tả và sai bố cục. Bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 font chữ trong CV của mình. Sau khi viết xong CV, bạn cần kiểm tra lại các thông tin và các mục trong CV để chắc chắn không có lỗi nào xảy ra.

2.2.2. Tập trung vào những gì bạn giỏi nhất

Bạn là một IT chưa có kinh nghiệm, tuy vậy chắc hẳn bạn đã được học nhiều ngôn ngữ, nền tảng lập trình và có những điểm mạnh của mình. Do đó, bạn có thể tập trung vào một thứ mà bạn giỏi nhất, ví dụ như khả năng lập trình thành thạo, phát triển web, quản lý dự án, thành thạo tiếng Anh,…

Tập trung vào những gì bạn giỏi nhất
Tập trung vào những gì bạn giỏi nhất

2.2.3. Chú ý về sắp xếp thứ tự các mục trong CV IT Fresher

Trong CV IT Fresher, ảnh và thông tin cá nhân của bạn cần nằm ở vị trí đầu tiên, nó được xem là phần quan trọng nhất trong CV, là những thông tin bạn muốn cho nhà tuyển dụng đọc đầu tiên. Vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành IT, nên bạn cần để trình độ học vấn, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp ở phần đầu CV, trong khi những kinh nghiệm làm việc, sở thích và các mục khác nên để phía dưới. Mỗi phần bạn cần trình bày rõ ràng, tách biệt với những phần còn lại.

Khi viết CV IT Fresher, bạn cần chú ý đến các lỗi cơ bản, soát lại thật kỹ trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Lưu ý rằng bạn không nên dùng chung CV cho tất cả các vị trí trong ngành IT. Mỗi công việc trong ngành IT bạn cần viết riêng CV và nêu được những đặc điểm nổi bật của bản thân trong ngành đó.

CV thực tập sinh IT

Bạn đã biết cách viết CV thực tập sinh IT “cuốn hút” hay chưa? Click ngay vào bài viết dưới đây để biết cách tạo cho mình một bản CV thực tập sinh ngành IT cuốn hút nhé!

CV thực tập sinh IT

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý