Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Định vị bản thân - Bạn đã dùng cách nào để khẳng định giá trị mình?

Tác giả: Hà Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 09 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

“ Muôn kiếp nhân sinh sầu bi ải

Trả hết nợ đời chốn trần ai

Sao ta cứ hơn thua và tranh cãi?

Sung sướng trao người khổ phần ai?

Ta luôn đấu tranh cho lẽ phải

Học cách cân bằng đúng và sai

Buông bớt đôi khi là viên mãn

Quyết không nản không lùi dẫu đường đầy gai.”

Trong một cuộc cãi vã, bạn thấy có những người dùng mọi lý lẽ và cả sự hiếu thắng của mình để “cãi”, có những người điềm tĩnh nói đạo lý cuộc đời. Ôi nghe sao thật tuyệt! Có những người được tất cả mọi người bảo vệ ngay cả khi chưa rõ đúng sai, nhưng cũng có những người dù sai hay đúng thì mọi người đều im lặng. Tất cả đó là gì? Bản chất chính là “giá trị bản thân” của từng người như thế nào và họ dùng cách nào để định vị bản thân mình.

Khi được hỏi “Bạn đã định vị bản thân bằng cách nào?” có đến 80% trả lời rằng “Hả!” đi kèm theo đó là biểu hiện bối rối trên khuôn mặt mình và chỉ có 20% còn lại ngượng ngùng trả lời “Tôi đã từng nghĩ về nó vài lần ... “ Vậy còn bạn thì sao?

Bạn đã định vị bản thân bằng cách nào
Bạn đã định vị bản thân bằng cách nào

Định vị bản thân là xác định giá trị, vị trí, chỗ đứng của chính mình, là biết mình là ai? Mình có gì? Mình sẽ trở thành người như thế nào? Làm công việc gì trong tương lai? Mình sẽ làm gì để đi đúng định hướng của mình? Nghe thì dễ đấy nhưng để làm tốt điều này không hề đơn giản.

Xem thêm: Lẽ sống là gì? Thực trạng lẽ sống của giới trẻ hiện nay

1. Bạn đã định vị bản thân bằng cách nào?

Định vị bản thân là cách bạn tận dùng thế mạnh và tiềm năng của mình để đạt được thành công một cách dễ dàng nhất, ít khó khăn nhất thông qua việc nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình để kiểm soát - phát huy đúng thời điểm. Định vị bản thân là thể hiện bạn là ai?

Doanh nhân định vị bản thân mình bằng sự thành đạt, bằng những con số 0 trong tài khoản, bằng số lượng siêu xe, sổ đỏ mình có được, bằng vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, bằng tiếng nói của mình trong giới doanh nhân và bằng cả những gì người ta quan tâm đến mình. 

Bạn đã định vị bản thân bằng cách nào?
Bạn đã định vị bản thân bằng cách nào?

Học sinh định vị bản thân mình bằng điểm, bằng khen, giải thưởng, … Giáo viên định vị mình bằng những giải thưởng trong giảng dạy, bằng số lượng học sinh đỗ đại học, bằng số lượng học sinh nhớ đến mình, quay lại vào ngày 20 tháng 11. 

Nhân viên văn phòng định vị bản thân bằng sự cố gắng trong công việc, bằng lương thưởng mình đạt được, bằng sự thăng tiến. Lao động tự do định vị mình bằng số lượng hợp đồng, số lượng khách hàng quay trở lại, bằng số tiền mình kiếm được, …

Quản lý định vị mình bằng tiếng nói và tầm ảnh hưởng đến nhân viên, ảnh hưởng đến sếp lớn hơn còn nhân viên định vị mình bằng cách trở thành quản lý. 

Mỗi người, mỗi công việc đều có những cách thức, những chọn lựa để định vị bản thân. Như vậy, hiểu một cách thực tế, không hoa mỹ văn vẻ thì định vị bản thân đó chính là mục tiêu mà bạn hướng đến, bạn sẽ làm được cái gì, khi người khác nhắc đến bạn thì bạn là ai?

Bạn đã định vị bản thân bằng cách nào?
Bạn là ai?

Vậy bạn đã sẵn sàng định vị bản thân chưa? Khi được hỏi bạn đã định vị bản thân chưa hay bạn định vị bản thân bằng cách nào? Bạn sẽ thuộc về 80% “Hả” hay 20% đã từng.

Chắc hẳn, trong chúng ta ai ai cũng đã từng xác định khả năng của mình, ước mơ của mình, cách để mình chạm tới ước mơ, … Tuy nhiên không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi ước mơ đó, dám thực hiện những điều mình muốn cũng như xác định đúng năng lực của mình.

Xem thêm: Hàng triệu việc làm mới và hàng ngàn mẫu CV chuyên nghiệp 

2. Làm sao để định vị bản thân? Câu trả lời cho người mơ hồ tìm kiếm bản thân

Nếu bạn đang mơ hồ không biết nên định vị bản thân như thế nào? Hãy thử những bước sau để thể hiện giá trị bản thân mình bạn nhé!

2.1. Hiểu đam mê của mình là gì?

Động lực nào để bạn bắt đầu một ngày mới trong thư thái? Điều gì khiến bạn làm việc đến 10h tối với về tới nhà? Điều gì khiến bạn “công việc, công việc và chỉ có công việc…”

Làm sao để định vị bản thân? Câu trả lời cho người mơ hồ tìm kiếm bản thân
Làm sao để định vị bản thân? Câu trả lời cho người mơ hồ tìm kiếm bản thân

Hiểu đam mê của mình là gì không phải dễ dàng, có người nghĩ rằng đam mê của mình là kiếm tiền thế nhưng khi học có rất nhiều tiền liệu có có thực sự thấy vui? Có người thấy rằng đam mê của mình là công việc, nhưng khi đạt được mục tiêu lại không thỏa mãn. Đó là do bạn tham vọng hay bạn chưa hiểu rõ đam mê của mình là gì? 

Thử tìm hiểu đam mê của mình thông qua những bài tập nhỏ, những thói quen suy nghĩ sâu sắc, tìm hiểu về quá khứ, về cách bạn thích nghi với cuộc sống mới mẻ của mình. Đam mê cũng có rất nhiều loại, quan trọng bạn quyết định chọn đam mê nào để phát triển nó trong chính mình. 

2.2. Bạn giỏi nhất là gì làm gì?

Sau khi xác định đam mê của mình, hãy xem lại năng lực bản thân, bạn giỏi nhất điều gì? Hay điều gì khiến bạn có thể làm tốt nhất. Trong quá trình thử nghiệm những điều làm tốt nhất này, bạn có thể gặp thất bại nhưng đừng nản “thất bại là mẹ thành công”.

Bạn giỏi nhất là gì làm gì?
Bạn giỏi nhất là gì làm gì?

Tuy nhiên, nếu thất bại nhiều quá thì bạn cũng nên xem lại mình có phải giỏi nhất khi thực hiện điều này không?

2.3. Thành thực với bản thân

Khát khao và ước mơ là điều ai cũng có tuy nhiên không phải ước mơ nào cũng thực tế. Hãy thành thực với bản thân, với ước mơ và sự thực tế của những khát khao để không mơ mộng hão huyền. Việc đánh giá đúng bản thân mình không chỉ là xây dựng cho mình một giá trị mà là tạo cho mình một nền tảng vững chắc để phát triển những giá trị đó.

Thành thực với bản thân
Thành thực với bản thân

Thành thực với bản thân cũng chính là thành thực giữa ước mơ và khả năng của mình.

Xem thêm: Giá trị sống là gì? Làm gì để cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn?

3. Liệu bạn có đang sai lầm trên chính con đường định vị bản thân?

Mỗi người đều có cách của riêng mình để định vị bản thân, có người “thà làm người cô đơn, đỡ hơn là đau đớn” nhưng cũng có người chấp nhận sự đau đớn còn hơn là cô đơn. Tùy từng cách nhìn của mỗi người mà chúng ta sẽ có cái nhìn khác nhau về cách bạn, cách họ định vị bản thân mình như vậy là đúng hay sai.

Chẳng hạn, bạn nói xấu những đồng nghiệp của mình, xu nịnh sếp để đạt được những ưu ái, có chỗ đứng trong công việc. Từ cái nhìn tiêu cực thì đó là xấu, “chơi bẩn” nhưng nhìn từ sự tích cực thì bạn đã đúng khi sử dụng điểm mạnh của mình là sự tác động đến suy nghĩ của người khác để đạt được thành công. Hay một nhân viên tâm huyết và có năng lực trong công việc lại không nhận được sự thăng tiến, nhìn từ góc độ này thì “thật bất công” còn nhìn từ góc độ khác thì có lẽ họ không phát huy được điểm mạnh của mình, thiếu kỹ năng mềm.

Hiểu đam mê của mình là gì?
Hiểu đam mê của mình là gì?

Nói vậy thôi chứ không có nghĩa tôi cổ vũ bạn làm mọi cách đặt định vị bản thân. Vì lẽ, bạn dùng mọi cách mục đích của bạn có thể đạt được, những cái mà bạn “định vị” thì chỉ người khác thấy được.

Đấy là lý do vì sao bác Phạm Nhật Vượng không cần phải hô to “Tôi là người giàu nhất Việt Nam” nhưng hễ nhắc đến tên Phạm Nhật Vượng thì giới doanh nhân, tri thức, học sinh sinh viên, … đều phải kiêng nể số tài sản, kiêng nể tài năng của ông. Trong khi đó, có những vị doanh nhân ngoài kia thường xuyên lên tivi, đưa ra những triết lý kinh doanh, triết lý lãnh đạo và quản lý nhân lực nhưng lại không được nhiều người đánh giá cao. 

Liệu bạn có đang sai lầm trên chính con đường định vị bản thân?
Liệu bạn có đang sai lầm trên chính con đường định vị bản thân?

Như vậy, định vị bản thân là xác định chính giá trị bản thân mình, rất nhiều người đang ngày đêm cố gắng để định vị bản thân mình, còn bạn thì sao? Bạn đã định vị bản thân như thế nào? Bạn dùng cách nào để định vị bản thân?

Giá trị bản thân cùng với những tâm sự xoay quanh!

Cách quan trọng để định vị bản thân chính là khẳng định giá trị bản thân mình. Giá trị bản thân là giá trị cốt lõi của con người, nó ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp cuộc sống của người đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về giá trị bản thân của mình. Hiểu giá trị bản thân chính là hiểu về bản thân mình. 

Giá trị bản thân là gì?

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;