Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giá trị bản thân cùng với những tâm sự xoay quanh!

Tác giả: Hà Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Giá trị bản thân là giá trị cốt lõi của con người, nó ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp cuộc sống của người đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về giá trị bản thân của mình. Hiểu giá trị bản thân chính là hiểu về bản thân mình. 

Tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày bình dị với suy nghĩ “Hôm nay chơi gì?” nhưng với trẻ khuyết tật, với những nạn nhân của “ấu dâm” làm mẹ khi chưa đầy 16 tuổi phải nghĩ nhiều hơn thế. Nhưng vượt lên tất cả, các em vẫn sống, vẫn mạnh mẽ vượt qua những điều khắc nghiệt nhất của cuộc đời để vui vẻ, để cống hiến và để khẳng định “Giá trị bản thân”. Giá trị bản thân một cụm danh từ ngắn gọn, giản dị, không mỹ miều tráng lệ nhưng vô cùng ý nghĩa. Vậy theo bạn giá trị bản thân là gì? Mỗi chúng ta liệu đã hiểu và nắm rõ giá trị bản thân mình hay chưa? Hãy đọc bài viết sau đây để cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Giá trị bản thân là giá trị cốt lõi của một con người

Frank Tyger một nhà báo gắn bó cả sự nghiệp của mình cho tạp chí Times của Mỹ từng nói “Tương lai của bạn phụ thuộc vào rất nhiều điều và chủ yếu là vào bạn”. Câu nói trên có thể hiểu rằng chúng ta sẽ trở thành con người như thế nào là do chính chúng ta. Thật vậy, trên đường đời mỗi người, có người nản chí chỉ sau một lần vấp ngã, cũng có người vấp ngã rất nhiều lần nhưng họ vẫn kiên cường đứng dậy chiến đấu đến cùng vì họ tin vào một tương lai tốt đẹp hơn sau những cố gắng của mình, tin vào giá trị của bản thân.

Giá trị bản thân là giá trị cốt lõi của một con người, là nhân cách, là tư tưởng, là ý chí, là đạo đức mỗi người. Thực tế đã chứng minh rằng, không có gì là hoàn hảo, và con người cũng vậy không ai là hoàn hảo, ai cũng có những khuyết điểm của bản thân mình. Nhưng quan trọng hơn cả đó là làm sao để vượt qua những khiếm khuyết ấy để cố gắng hoàn thiện bản thân. Tin vào giá trị bản thân mình và tôn trọng giá trị bản thân người khác là cách để bạn làm cho cuộc sống vui vẻ hơn, thoải mái và hòa đồng hơn.

Giá trị bản thân là giá trị cốt lõi của một con người

Và không phải chỉ có những điều tốt đẹp mới làm nên giá trị bản thân, những khiếm khuyết cũng chính là một trong những nhân tố giúp tôn lên vẻ đẹp của bản thân bạn. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là hình ảnh cô người mẫu đẹp nhất thế giới Winnie Harlow cô mắc căn bệnh rất đặc biệt đó là bệnh bạch biến, làm da nâu di truyền của cô cứ vì thế mà loang lổ theo thời gian, những đốm trắng bắt đầu xuất hiện và người ta gọi cô là “ngựa vằn” là “bò sữa” chỉ vì những đặc điểm khác biệt trên cơ thể mình như vậy. Những đứa trẻ trong vùng từ chối chơi với Winnie Harlow, ngay cả khi cô học trung học cuộc sống dường như càng khó khăn hơn khi càng lớn người ta lại càng trở nên ích kỷ. Cô đã từng bỏ học năm 17 tuổi và có ý định tự tử vì những mặc cảm. Nghỉ học, cô làm rất nhiều công việc, từ dạy múa ba lê, chơi đàn hay làm báo, … cho đến những công việc vất vả khác. Tuy nhiên, cuộc đời cô đã thay đổi khi YouTuber Shannon Boodram tình cờ thấy ảnh cô trên FB và mời Winnie Harlow đóng MV cho mình. Vượt lên mặc cảm của bản thân, Winnie Harlow tham gia America's Next Top Model đứng trước nhiều người để thể hiện khuyết điểm cũng như chính là vẻ đẹp khác biệt của bản thân mình. America's Next Top Model như một bệ phóng đẩy tên tuổi Winnie Harlow lên một tầm cao mới và cô từng bước gặt hái được những thành công vang dội trong sự nghiệp người mẫu của mình.

Bạn thấy đấy, tin vào giá trị bản thân là rất quan trọng, dù là khuyết điểm hay ưu điểm thì nó đều là những nhân tố tạo nên một con người. Tin vào giá trị bản thân sẽ là động lực để bạn biến những khuyết điểm thành ưu điểm của chính mình.

>>>  Xem thêm: Làm thế nào để tự tin trước đám đông

2. Tôn trọng giá trị bản thân người khác là tôn trọng giá trị của chính mình

Như đã nói ở trên, không ai là hoàn hảo cả, chính vì vậy, mọi sự so sánh trên đời đều là khập khiễng. Mỗi người chúng ta đều có xuất phát điểm là khác nhau, có quan điểm khác nhau, tư tưởng sống khác nhau, năng lực khác nhau và kết quả của mỗi sự cố gắng ấy là khác nhau. Ví như bạn không thể bắt một con cá có thể trèo cây giỏi như mèo và cũng không thể bắt một con mèo lặn giỏi như cá. Bởi lẽ vốn dĩ xuất phát điểm của hai cá thể ấy là khác nhau nên khả năng của chúng là hoàn toàn không giống nhau.

Chính vì vậy tôn trọng giá trị bản thân của người khác cũng chính là tôn trọng giá trị bản thân mình. Vì lẽ việc hạ bệ, nói xấu một người sẽ không thể khiến mình cao lên nhưng chắc chắn sẽ khiến nhân cách ta thấp đi trong mắt nhiều người. Vậy nên, mỗi chúng ta không nên quan tâm quá nhiều đến việc người khác nói gì về ta, hay săm soi rằng ta đang làm gì. Vì thực tế đã chứng minh rằng, chỉ có những người chưa bằng ta họ mới có thời gian để ghen tị, để soi mói người khác còn những người giỏi hơn ta họ bận bịu với những dự án, những kế hoạch của bản thân, họ không có thời gian để ý sự dèm pha hay dèm pha ngược lại người khác.

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta quá đề cao giá trị bản thân mà quên mất mình đang ở đâu? Đang ngồi ở vị trí nào? Và mình là ai? Tự tin là điều tốt nhưng tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, với sự hiếu thắng, với việc không biết tôn trọng những lời góp ý.

Tôn trọng giá trị bản thân người khác là tôn trọng giá trị của chính mình

Quay trở lại với vấn đề tôn trọng giá trị bản thân người khác là tôn trọng giá trị bản thân mình. Tôi chắc chắn một điều rằng, khi bạn chào hỏi người khác không có nghĩa rằng người ta sẽ chào hỏi lại mình nhưng khi bạn xúc phạm họ chắc chắn họ sẽ xúc phạm lại bạn rất nhiều lần. Bởi lẽ tính cách con người giống như một con nhím, nó sẽ sẵn sàng xù lông nhím của mình đe gây nguy hiểm cho đối thủ khi nhận thấy nguy hiểm rình rập. Nhưng cũng giống như một chú mèo hiền lành, dễ thương khi được người khác vuốt ve, cưng nựng.

Soi vào thực trạng các mối quan hệ xã hội ngày nay, ta thấy rằng không phải ai cũng biết tôn trọng giá trị bản thân của người khác. Họ dễ dàng buông ra những lời suồng sã để chê bai, để trêu đùa hay đem đặc điểm bên ngoài người khác ra để mua vui chợt nhả. Có thể lúc ấy rất nhiều tiếng cười giòn tan như “cái nắng mùa hè tháng 6” sẽ vang lên nhưng đâu ai biết răng sau tiếng cười ấy là những giọt nước mắt trong âm thầm, là sự tự ti, là cố “gồng mình lên để làm vừa lòng thiên hạ”.

Ngay cả trong việc make up đi làm, đi học hàng ngày của chị em cũng vậy. Nếu như các tác phẩm ngôn tình khuyên răn chị em rằng hãy ngồi yên đợi hạnh phúc, đợi chàng soái ca của mình đến tìm, rằng hãy chú trọng làm đẹp tâm hồn thay cho việc đắp lên những lớp make up giả tạo bên ngoài. Nhưng thực tế thì sao? Sẽ chẳng có chàng trai nào đủ kiên nhẫn tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của bạn nếu như bạn … xấu. Nguyên nhân sâu xa của điều này chính là từ suy nghĩ thực dụng của con người, thích cái đẹp cho dù đó chỉ là vẻ đẹp bên ngoài mà vô tình quên mất đi giá trị cốt lõi của bản thân mình cũng như giá trị của bản thân người khác.

>> Xem thêm: Bạn cần tìm gì ?

3. Làm sao để tìm kiếm và phát triển giá trị bản thân mình?

Giá trị bản thân một người không xuất phát từ hình hài bên ngoài của anh ta như thế nào, chức tước của anh ta ra sao, là anh ta kiếm được bao nhiêu tiền một tháng. Giá trị bản thân cũng không nằm ở kết quả nhất thời mà là cả một quá trình phấn đấu lâu dài bền bỉ. Giá trị bản thân không nằm ở những gì xa hoa phù phiếm mà nó rất đơn giản đó chính là yêu lấy bản thân mình và cố gắng để bản thân ngày một tiến bộ hơn. Có những người sinh ra đã không thông minh nhưng bù lại họ kiên trì phấn đấu. Sự miệt mài đến cùng trong công việc, trong cuộc sống của họ đã để lại trong lòng người khác sự tôn trọng, sự ngưỡng mộ và kính nể.

Có những người không quyền cao chức trọng những vẫn nhận được sự kính nể của rất nhiều người bởi lẽ bản thân thân họ có một điều gì đấy để người khác quý mến và tôn trọng, kính nể. Giá trị bản thân được gây dựng bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Đồng thời giá trị bản thân cũng thể hiện bằng việc bạn đứng dậy sau vấp ngã như thế nào?

Làm sao để tìm kiếm và phát triển giá trị bản thân mình?

Một thực tế như sau, giá trị bản thân không xuất phát từ việc người có bao nhiêu tiền nhưng anh ta có bao nhiêu tiền sẽ thể hiện giá trị bản thân của người ấy. Các bạn có thể nghĩ rằng tôi thực dụng nhưng với tôi đó là thực tế. Ngày xưa nghèo là hiền, là cần được cảm thông và che chở. Nhưng ngày nay, nghèo là sẽ nhận được sự kì thị của người khác. Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta chê những người nghèo xung quanh mình mà nói như vậy để chúng ta biết rằng mình cần phải làm gì trong cuộc sống để cải thiện cuộc sống của chính mình cũng như cải thiện xã hội. Và đó cũng chính là lý do tại sao giá trị bản thân được gây dựng bằng sức lực và đôi tay của mình. Vì lẽ, vượt lên khó khăn nghèo khổ chính là khẳng định giá trị bản thân mình như ông cha ta từng nói: “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”.

>>> Hiểu rõ giá trị của bản thân bạn sẽ hiểu rõ thế mạnh của bản thân và định hướng tốt cho tương lai. Bằng việc lựa chọn đúng công việc mà mình muốn ứng tuyển tại các website như https://timviec365.vn/tim-viec-lam.html và tham gia ứng tuyển ngay để không bỏ lỡ cơ hội việc làm trong tầm tay!

4. Hiểu rõ giá trị bản thân giúp con đường khởi nghiệp của bạn dễ dàng hơn

Khởi nghiệp, lập nghiệp luôn được xem là bước quan trọng trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp của mỗi người. Con đường khởi nghiệp của ai hầu như cũng rất gian khổ, nhưng vượt qua gian khổ ấy chắc chắn chúng ta sẽ giành được thành công.

Tuy nhiên, có những người thất bại rất nhiều lần, khởi nghiệp rất nhiều lần nhưng vẫn giậm chân tại chỗ. Vì sao vây? Nguyên nhân sâu xa của điều này chính là vì họ không biết rằng khả năng của mình chiếm ưu thế ở lĩnh vực nào? Tôi phù hợp với nghề gì? Mình có thật sự phù hợp với chuyên ngành này hay không? Không biết mình thích nghề gì? 30 tuổi nên học nghề gì?… Không hiểu rõ giá trị bản thân dẫn đến việc “đâm đầu mù quáng” trong sự nghiệp để rồi khi mắc phải những sai sót trong công việc thì bạn sẽ cảm thấy bế tắc trong công việc, thất bại trong công việc khiến cho bản thân mình chịu nhiều áp lực trong công việc hơn. Bởi lẽ, đâu phải trên đời này cái gì mình “thích” cũng là được. Mà quan trọng là mình phải có duyên, có năng khiếu về lĩnh vực ấy. Đam mê sẽ giúp ta bền bỉ trên con đường mình đã chọn nhưng khả năng mới là cái quyết định xem ta có thành công trên con đường ấy hay không. Đó là lý do không phải “cứ cầm míc lên là trở thành ca sĩ rồi”.

Chả phải nói đâu xa, ngày này của 4 năm trước đây, khi cầm tờ giấy thông báo kết quả thi THPT Quốc gia trên tay, tôi không biết mình nên nộp hồ sơ đại học vào đâu bởi lẽ với đầu óc ngây thơ và định hướng nghề nghiệp bản thân còn mơ hồ lúc bấy giờ của mình thì trường nào tôi cũng thích. Cuối cùng thì tôi quyết định chọn sự phạm, nhưng 4 năm sau tôi vẫn tiếp tục mơ hồ vì không biết mình sẽ làm gì sau khi ra trường vì bản thân mình vẫn chưa thực sự xác định được rằng mình muốn gì? Mình thích làm gì? Và năng khiếu của mình là làm gì? Nếu như nói là tương lai vô định cũng không phải là sai.

Hiểu rõ giá trị bản thân giúp con đường khởi nghiệp của bạn dễ dàng hơn

Vậy nên, việc xác định giá trị bản thân rằng bản thân mình thực sự muốn gì, mình có năng khiếu về điều gì mà mình thích gì là rất quan trọng. Xác định giá trị bản thân là con đường chính xác nhất trong việc định hướng nghề nghiệp và tương lai của mình.

Hy vọng rằng những tâm sự của Ngọc Ánh đã giúp các bạn hiểu được vai trò cũng như tầm quan trọng của giá trị bản thân. Từ đó, bạn hãy xác định giá trị bản thân mình để phát triển, để phấn đấu cho sự nghiệp và tương lai. Trên đây chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan cá nhân từ cái nhìn thiển cận của tác giả, cái nhìn này có thể trùng hoặc không trùng với quan điểm cá nhân của bạn. Chúc các bạn thành công trên con đường lựa chọn sự nghiệp của mình. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý