Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giải mã “fem” – thuật ngữ ít ai biết tới trong cộng đồng LGBT

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong nền văn hóa hội nhập toàn cầu hiện nay, khái niệm LGBT đã và đang được đón nhận cũng như không còn xa lạ đối với nhiều bạn trẻ nữa, trong đó có thuật ngữ “fem”. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về fem cũng như phân biệt được khái niệm fem với những thuật ngữ phi giới tính khác.

1. Fem - khái niệm về cách thức xưng hô của phi giới tính

fem là gì

Fem là một thuật ngữ có lẽ xa lạ với nhiều người nhưng trong thời đại hiện nay thì nó đã trở nên phổ biến hơn cả trên các trang mạng xã hội.

Fem là từ viết tắt của Femme, hay còn được gọi là F. Đây là khái niệm dùng để chỉ người con gái les (lesbian) trong cộng đồng LGBT, có nghĩa là hình thức, cử chỉ bên ngoài vẫn là con gái nhưng lại yêu và thích người con gái khác. Fem là người phi giới tính và có xu hướng yêu SB cũng như gọi SB là chồng. 

Đây là thuật ngữ xưng hô dành cho những người phi giới tính thuộc giới tính nữ. Có lẽ trong thời đại hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay thì nó đã và đang được chào đón và tiếp nhận ở nhiều nơi, đặc biệt là các bạn trẻ.

2. Đặc điểm của fem

2.1. Ngoại hình

Đặc điểm của fem

Fem được biết tới là những người con gái có ngoại hình thực chất là một cô gái, từ phong cách ăn mặc, đầu tóc, cách trang điểm,… đều rất nữ tính. Họ có xu hướng ăn mặc nữ tính mà nhiều người nhìn vào không nghĩ họ là những fem thực sự. Hơn thế, các fem đều mang hình hài của một nữ giới có các bộ phận cơ thể và bộ phận sinh dục là nữ cũng như hài lòng với điều đó.

Hơn thế, không chỉ là về vẻ bề ngoài mà các fem đi đứng, nói chuyện cũng rất nữ tính, dịu dàng và nhẹ nhàng như một cô gái thực thụ. Tuy nhiên, sâu bên trong tâm lí và xu hướng tình dục của các nàng fem lại không được như người bình thường, có nghĩa là thuận theo tự nhiên nữ - nam.

2.2. Tâm lý

Mặc dù là phụ nữ, nhưng chúng tôi vẫn yêu và thích những người con gái khác. Fem vẫn mang cho mình những tư tưởng, suy nghĩ, tâm lí của một cô gái nhưng lại bị thu hút bởi những người mà họ nhìn nhận là con gái. Tùy theo xu hướng và sở thích của từng fem mà họ có thể thích con gái nữ tính hoặc con gái ăn mặc style bụi bặm, đường phố hay cá tính,…

Fem không hề bị thu hút bởi những người có giới tính là nam (hay còn gọi là Straight Boy – trai thẳng) hoặc những người con gái có cá tính quá mạnh bạo được gọi là Trans Guy (Trans Guy là những người con gái có thiên hướng biểu hiện mình là nam giới nên họ luôn tỏ ra bản thân mình rất mạnh mẽ để có thể che giấu đi bản chất nữ giới của mình). Tuy nhiên, có những trường hợp Fem yêu thích Trans Guy nhưng chỉ khi họ coi đó là con gái, là vợ, hay bà xã,…

2.3. Xu hướng tình dục

Là một cô nàng les thực thụ, các cô nàng fem chắc chắn sẽ có xu hướng tình dục dành cho phái nữ giới. Theo quy luật thông thường của tự nhiên thì nữ giới phải có xu hướng tình dục với người khác giới, tức là nam giới. Tuy nhiên, các cô nàng fem thì lại ngược lại.

Fem có xu hướng dành tình cảm cho các người con gái khác, thường là những cô gái nữ tính hoặc tương đối cá tính, từ những hành động thân mật như hôn, thơm, ôm, cho tới chuyện giường chiếu đều chỉ muốn thực hiện với “người con gái của mình”.

>>> Bạn có biết: Những người có giới tính đặc biệt rất có thiên hướng phù hợp với các công việc mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ, làm đẹp... vì vậy nếu bạn đang muốn tìm việc để phát huy mọi khả năng của bản thân. Hãy tìm hiểu những công việc này trên https://timviec365.vn/ để sở hữu một việc làm tuyệt vời nhất tại đây!

3. Phân biệt giữa fem và các thuật ngữ phi giới tính khác

3.1. Fem và Bi

Trước hết, bạn cần phải hiểu Bi, là tên viết tắt của Bisexua, hay còn gọi tắt là B. Bi là những người sở hữu cả hai giới tính trong cùng một con người, hay gọi với cái tên thân thuộc hơn là lưỡng tính hoặc song tính. Những Bi thường rất khó phân định tình cảm nên có thể yêu cả hai giới, nam và nữ, con trai và con gái. Có lúc họ bị thu hút bởi nữ giới, có lúc lại dành tình cảm cho nam giới. Vì vậy, các Bisexua có thể vừa là gay (nam yêu nam), là les (nữ yêu nữ), vừa là người có xu hướng tình dục bình thường (yêu người khác giới) tùy từng thời điểm.

Ngược lại, Fem là thuật ngữ dành cho con gái có tình cảm, yêu thích những người con gái tương tự giống mình. Họ chỉ có duy nhất đối tượng tình dục là phái nữ, ngược lại hoàn toàn với Bi.

3.2. Fem và trans

Trans, là tên viết tắt của Trans Guy, chỉ những người mang cơ thể là con gái nhưng cách thức biểu hiện ra bên ngoài và phong cách (đi đứng, ăn mặc, nói chuyện,…) lại rất mạnh bạo y hệt con gái, thậm chí là còn hơn cả các SB (soft butch) cứng – những người con gái nhưng lại sống như con trai khiến nhiều người không nhận ra. Các Trans chỉ thích làm con trai nên bạn rất khó có thể nhận biết được thực chất họ là con gái bởi họ giấu giới tính bản thân rất kĩ. Bạn chỉ có thể nhận biết qua một vài điều như chất giọng, hoặc bộ phận yết hầu ở cổ. Các Trans thường có xu hướng phẫu thuật và chuyển đổi giới tính thành nam giới vì họ rất ghét bản thân mình là nữ. Tuy nhiên, để đạt được sự thành công 100% còn cần nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, sự ủng hộ của gia đình, công việc,…

Còn Fem, họ rất hài lòng về cơ thể nữ giới cũng như mọi thứ về bản thân, do đó họ luôn thể hiện sự nữ tính của mình, khác với Trans. Tuy nhiên, họ cũng thích con gái giống Trans và thậm chí có những trường hợp yêu thích cả Trans.

Nếu bạn quan tâm đến cộng đồng LGBT, bạn không thể không biết đến khái niệm SBM, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. SBM là gì và hiểu biết thêm về những con người thuộc giới tính này. Tìm hiểu ngay nhé!

3.3. Fem và tom

Tom, là từ viết tắt của Tomboy. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người con gái thực sự và yêu nam giới. Tuy nhiên, những Tomboy thường ăn mặc giống như con trai, thậm chí còn để kiểu tóc và quần áo giống như con trai. Đặc biệt, tính cách của các Tom đều như con trai. Tuy nhiên, những Tom vẫn có vẻ bề ngoài hơi nữ tính, khiến nhiều người nhìn vào vẫn nhận ra các Tom thực chất là nữ giới.

Còn Fem, là những người con gái giống như Tom, nhưng biểu hiện ngược lại là nữ giới, không giống như Tom ăn mặc, tính cách là con trai. Và fem chỉ yêu con gái, còn Tom vẫn yêu con trai.

4. Thái độ của xã hội đối với fem hiện nay

4.1. Sự công nhân về luật pháp

Thái độ của xã hội đối với fem

Mặc dù cộng đồng LGBT hiện nay đã trở nên khá quen thuộc với rất nhiều người và phổ biến ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới nhưng sự công nhận về luật pháp mới chỉ xuất hiện ở một vài quốc gia.

Một số nước cho tới hiện nay đã công nhận hôn nhân đồng giới bao gồm 28 quốc gia trên 220 quốc gia. Đó là Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Argentina, Brazil, Canada, Colombia, Đan Mạch, Đài Loan, Đức, Ecuador, Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, México (chỉ một số bang), Na Uy, Nam Phi, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Úc, Thụy Điển, New Zealand (trừ Niue, Tokelau và Quần đảo Cook), Anh (trừ Bắc Ireland), Uruguay.

Tuy nhiên, vẫn có một số nước không công nhận, thậm chí là kì thị công khai và không chấp nhận cộng đồng LGBT, bao gồm cả fem như Nga với luật chống “tuyên truyền đồng tính”. Và một số nước vẫn chưa hợp pháp hóa LGBT trong luật pháp, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, mặc dù văn hóa đã du nhập hóa cũng như đón nhận nhiều nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa phương Tây nhưng vẫn có khá nhiều người, phần lớn là những người trung niên cho rằng LGBT là xấu, là không chấp nhận được, là đi ngược lại với lẽ thường tình, tự nhiên. Chính vì vậy, rất nhiều người thuộc cộng đồng LGBT, bao gồm cả những fem, không dám come out, có nghĩa là sống với chính mình, thể hiện chính bản thân mình và không dám công khai tình cảm của mình. Bởi trong những góc khuất đâu đó hay thậm chí là những người xung quanh mình, họ vẫn phải chịu những ánh mắt kì thị vô cùng tiêu cực.

Song, vẫn còn rất nhiều những cánh tay ủng hộ, tán thành và chấp nhận những fem nói riêng và những người thuộc cộng đồng LGBT nói chung. Bởi “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, họ đâu có quyền chọn lựa bản thân mình, đâu có quyền chọn giới tính thực thụ cho mình. Có thể họ là những người thiếu may mắn khi mắc khuyết tật về giới tính nhưng họ vẫn là những công dân hợp pháp, có ích và không làm hại gì tới người khác.

4.2. Những hoạt động của cộng đồng fem và LGBT

LGBT hiện nay có rất nhiều các hoạt động phong trào trên khắp toàn thế giới. Trong năm 2024, sau khi hợp pháp hóa về luật đồng tính, hàng trăm người Pháp đã xuống đường ủng hộ cho hôn nhân đồng giới được Chính phủ thông qua. Chỉ riêng thành phố Paris đã có tới 125.000 người tham gia ủng hộ với khẩu hiệu và biểu ngữ ủng hộ cho LGBT, trong đó có fem. Tại các địa phương khác, tổng số người tham gia hoạt động này là khoảng 100.000 người.

Sau đó, các hoạt động phong trào của cộng đồng fem nói riêng và LGBT nói chung lan truyền sang các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Áo, Bỉ,… Thậm chí, cộng đồng LGBT hiện nay còn có cho mình biểu tượng chung là lá cờ 7 sắc cầu vồng với chữ cái đầu tiên là lesbian (les) bao gồm cả những người fem.

Cho tới những năm 2024 – một năm đầy biến động đối với cộng động LGBT. Với các sự kiện như Luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam bị gác lại mặc dù đã khá hoàn chỉnh. Hay sự bùng nổ của một loạt các chương trình thực tế, các gameshow thực tế dành cho các bạn fem cũng như cộng đồng LGBT như Just Love, Come out, Người ấy là ai,... Đặc biệt hơn, vấn đề LGBT còn được đưa lên màn ảnh phim truyện được rất nhiều các khán giả yêu thích và ủng hộ.

Thậm chí, có những sự kiện cuộc thi dành cho người LGBT như Miss International Queen 2024 – cuộc thi dành cho các thí sinh LGBT và chuyển giới, với ngôi đăng cai vương miện thuộc về Hương Giang.

Đặc biệt, có rất nhiều các hội nhóm, dự án lớn nhỏ trong cộng đồng được phát triển về LGBT như Le Papillon, UniGEN, It's T Time, Asexual Việt Nam, NYN, My Life, TGVN, Bisexual Việt Nam, B2B, VSG, Sài Gòn Queer, Intersex Asia, NYNO, HIQFW, LEA, Inside Out,…

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;