
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sở hữu nhiều hệ cơ sở dữ liệu cần được bảo mật thì việc tìm hiểu về câu hỏi ISMS là gì sẽ là điều cần thiết. Vậy cụ thể khái niệm này được hiểu là gì? Những thông tin quan trọng liên quan đến ISMS mà bạn đọc nên nắm bắt cho mình? Cùng timviec365.vn tìm hiểu thông tin được gửi đến ngay trong bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!
Trong hoạt động vận hành của các doanh nghiệp, vấn đề bảo mật thông tin đang ngày càng trở thành yếu tố được những nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Một khái niệm đã xuất hiện để chỉ ra những đặc điểm về việc bảo mật thông tin đó chính là ISMS. Vậy cụ thể thì ISMS là gì?
ISMS là khái niệm được viết tắt từ cụm từ trong tiếng Anh đầy đủ là Information Securitу Management Sуѕtem. Nói cách khác thì ISMS chính là một thành phần của hệ thống quản lý toàn diện mà trong đó có hệ thống quản lý an toàn thông tin trong doanh nghiệp.
Trên thực tế thì có rất nhiều doanh nghiệp đang mới bắt đầu làm quen với ISMS và chưa có được những cái nhìn toàn diện và đầy đủ về khái niệm này. Mang những đặc điểm đặc trưng cùng những lĩnh vực hoạt động cụ thể. Vậy những đặc điểm đó gồm những gì? Những lĩnh vực của ISMS là gì?
Đặc điểm đầu tiên của ISMS đó là mang tính bảo mật, toàn diện và luôn trong trạng thái sẵn sàng. ISMS là yếu tố có thể sử dụng thông tin nhờ việc tiếp cận những đối tượng khác nhau nên bảo mật sẽ là điều không thể không nhắc đến. Tất cả những thông tin của các đối tượng được thu thập đều cần bảo được xác thực và bảo vệ.
Đặc điểm về tính chất toàn vẹn và sẵn sàng của ISMS sẽ được thể hiện qua những yếu tố như sự đúng đắn, toàn vẹn trong thông tin được cung cấp. Luôn luôn được đặt trong trạng thái sẵn sàng để có thể tiếp cận, cung cấp dựa trên những nhu cầu từ những cá nhân, đối tượng đang sử dụng.
Đặc điểm tiếp theo của ISMS đó là yếu tố này được coi là một thành phần của hệ thống quản lý toàn diện trong doanh nghiệp. ISMS sẽ sử dụng những rủi ro từ chính vấn đề của các doanh nghiệp mà từ đó tạo lập, xây dựng, triển khai, điều hành, duy trì và không ngừng cải tiến mỗi ngày về việc đảm bảo an toàn thông tin.
Nhìn chung đây là một khái niệm mang tính ứng dụng cao và được thiết lập dựa trên việc đảm bảo những lĩnh vực khác nhau. Vậy cụ thể những lĩnh vực đó là gì?
Hệ thống an toàn thông tin hay ISMS là một quy trình thực hiện về việc đảm bảo sự bảo mật, sẵn sàng cung cấp một cách toàn vẹn tối đa. Nhìn chung thì các lĩnh vực của hệ thống này cùng sẽ được xoay quanh dựa trên những đặc điểm mà khái niệm này mang. Cụ thể bao gồm đó là chính sách an ninh, tổ chức an ninh, phân loại và kiểm soát tài sản, an ninh nhân sự, an ninh môi trường và vật lý, quản lý tác nghiệp truyền thông, kiểm soát lượng truy cập, quản lý sự liên tục trong kinh doanh, duy trì và phát triển hệ thống và cuối cùng là tuân thủ.
Đầu tiên là lĩnh vực chính sách an ninh và tổ chức an ninh thì ISMS được tạo lập để cung cấp những chỉ dẫn hỗ trợ, thực hiện quản lý sự an toàn về thông tin, tài sản thông tin trong doanh nghiệp đối với những hoạt động được truy cập bởi bên thứ 3.
Tiếp theo là lĩnh vực phân loại kiểm soát tài sản, an ninh nhân sự và an ninh môi trường, vật lý của ISMS. Yếu tố này sẽ đảm bảo công việc duy trì đối với những loại tài sản và được cung cấp những mức độ bảo vệ phù hợp nhất. Những thông tin về hệ thống bảo mật an ninh này sẽ được phổ biến đến hệ thống nhân sự nhằm giúp cho yếu tố con người có thể cập nhật được đầy đủ những thông tin về sự đe dọa liên quan đến an ninh thông tin. Bên cạnh đó thì các lĩnh vực như an ninh môi trường và vật lý thì ISMS sẽ thực hiện việc ngăn cản những tác động vật lý bằng việc truy cập trái phép với mục đích phá hủy những thông tin của doanh nghiệp. Bảo vệ, hạn chế việc mất mát, cắt đứt hoặc ăn cắp thông tin của hoạt động kinh doanh từ bên ngoài.
Tiếp đến là lĩnh vực quản lý tác nghiệp truyền thông cùng kiểm soát truy cập. ISMS sẽ thực hiện hỗ trợ xử lý thông tin, đảm bảo sự bảo mật, sự nguyên vẹn cũng như giảm thiểu tối đa những rủi ro đến từ hệ thống. Kiểm soát lượng truy cập từ các bên liên quan đến hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp. Trên thực tế thì có rất nhiều những đối tượng truy cập trái phép nhằm thực hiện những mục đích không lành mạnh thì ISMS sẽ ngăn cản và cấp phát cũng như duy trì tài nguyên một cách hợp lý.
Cuối cùng là lĩnh vực quản lý duy trì phát triển hệ thống, quản lý sự liên tục trong kinh doanh và tuân thủ. ISMS sẽ thực hiện công việc giúp doanh nghiệp đảm bảo an ninh cũng như phát triển các hệ thống thông tin. Ngoài ra thì còn điều chỉnh việc lạm dụng dữ liệu trong các hệ thống ứng dụng của người dùng. Quản lý, bảo vệ và tuân thủ những quy định, nghĩa vụ của các điều khoản trong hợp đồng. Tăng hiệu quả trong quy trình đánh giá hệ thống và giảm tối đa những trở ngại liên quan.
Như đã nhắc đến ở trên thì ISMS được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và đem đến những vai trò nhất định. Hệ thống quản lý an toàn thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng có được một lớp bảo vệ và bảo mật một cách an toàn. Đặc biệt là trong thời đại thông tin lên ngôi kết hợp cùng công nghệ số đã khiến cho rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi dữ liệu bị mất cắp. Sở hữu ISMS sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được những nối lo về vấn đề này.
Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý an toàn thông tin là một yếu tố có thể được ứng dụng với nhiều loại hình doanh nghiệp như ngân hàng, viễn thông,... hoặc bất cứ một tổ chức kinh doanh sử dụng đến hệ thống dữ liệu thông tin liên quan. Việc đảm bảo sự bảo mật, an toàn trong cơ sở dữ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình hoạt động. Bổ sung được những kiến thức và tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin. Xây dựng hệ thống bài bản để từ đó những nhà quản lý có thể điều chỉnh và nắm bắt được việc kiểm soát dự liệu thông tin hiệu quả.
Có thể thấy rằng, việc cập nhật những kiến thức cùng những thông tin liên quan đến xây dựng hệ thống quản lý an toàn thông tin sẽ hỗ trợ tối đa trong công việc cho các doanh nghiệp sử dụng. Đặc biệt đây là yếu tố được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp hoạt động với lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc đang phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành.
Chia sẻ vừa rồi cũng đã khép lại bài viết của chúng tôi ngày hôm nay về ISMS là gì dành cho bạn. Với những giá trị thông tin đem lại, hy vọng rằng bạn đọc đã có được cho mình những hiểu biết nhất định cùng những kiến thức liên quan đến khái niệm này. Chúc bạn đọc sẽ có nhiều sức khỏe, sử dụng dữ liệu an toàn cùng ISMS và đừng quên thường xuyên truy cập timviec365.vn để đón đọc những chia sẻ hấp dẫn hơn nữa nhé!
Body wash là gì? Hướng dẫn dùng body wash chi tiết
Bạn đang muốn tìm hiểu về câu hỏi body wash là gì? Tham khảo ngay thông tin trong bài viết sau đây để có được câu trả lời chính xác cùng những kiến thức về chăm sóc làn da cho mình nhé!
Chia sẻ
Bình luận