Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

John Willard Marriott - Cha đẻ tập đoàn khách sạn số 1 thế giới

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

 John Willard Marriott  là ai? Vai trò của ông trong quá trình đưa tập đoàn khách sạn cùng tên lên đến đỉnh cao như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

Nếu mang trong mình ngọn lửa hừng hực của đam mê xê dịch và yêu thích dịch vụ hoàn mỹ tại những khách sạn sang chảnh bậc nhất thế giới, chắc chắn rằng, bạn sẽ chẳng còn xa lạ gì với Marriott - tên tuổi thống lĩnh vị trí số một của làng nhà hàng, khách sạn thế giới. Có thâm niên ngót 100 năm với đại bản doanh trải rộng khắp các châu lục và là lựa chọn hàng đầu của những vị khách VIP, nhưng có lẽ chúng ta đều không ngờ rằng, tập đoàn khách sạn hàng đầu lại có một xuất phát điểm vô cùng khiêm tốn. Marriott International chắc chắn vẫn là một quán bia của chàng thanh niên nghèo, nếu như cha đẻ của nó không nỗ lực hết mình mỗi ngày. Với khối óc kinh doanh thiên bẩm, tư duy thích nhạy với những nhu cầu thư giãn, hưởng thụ của con người trong bối cảnh dịch vụ lên ngôi, John Willard Marriott  đã thực sự khiến cả thế giới phải ngả mũ. 

1. Tiểu sử ông vua khách sạn Mỹ - John W. Marriott

John Willard Marriott là một trong những doanh nhân thành đạt nhất của nước Mỹ trong thế kỷ XX và là cha đẻ của tập đoàn nhà hàng khách sạn lớn nhất thế giới - Marriott International từ bàn tay trắng. Ông sinh ngày 17/09/1900 tại Utah - tiểu bang ở miền tây Hoa Kỳ trong một gia đình nghèo có 8 anh chị em. Vì hoàn cảnh của gia đình không mấy khá giả, cậu bé Marriott đã phải tự mình xoay xở tất cả mọi thứ ngay khi còn rất bé. 

Tiểu sử ông vua khách sạn Mỹ - John W. Marriott
Tiểu sử ông vua khách sạn Mỹ - John W. Marriott

Nhiều tài liệu về vua khách sạn có ghi lại rằng, công việc lao động đầu tiên của ông là khi mới lên 8 tuổi. Đến năm 14 tuổi, John Willard đã được cha giao phó cho việc trông coi và đưa cả đàn cừu của gia đình từ Utah đến tận Sanfrancisco và Ohama xa xôi. 

Những ngày tháng bươn chải cùng với gia đình của Marriott kéo dài đến năm cậu bé lên 19 tuổi. Khi ấy, chàng thanh niên hừng hực khát vọng, nhiệt huyết của tuổi trẻ quyết định rời nhà đi truyền giáo. Trong vòng hai năm du ngoạn qua nhiều vùng đất từ New England đến Washington, ông quyết định quay trở về quê hương Utah. Không may thay, ngày trở về của Marriott cũng đúng lúc phát hiện ra một sự thật phũ phàng rằng, gia đình mình đã phá sản do tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế.

Nhưng chính thực tại phũ phàng đó cũng tạo cho Marriott nguồn động lực lớn để thay đổi tương lai. Dù chưa từng trải qua trường lớp ở bậc trung học nào, song khao khát theo đuổi con đường học vấn đã thôi thúc chàng thanh niên trẻ nỗ lực rất nhiều để có mặt trong danh sách học viên của Weber State College - một trường cao đẳng cộng đồng mới được thành lập tại Ogden. 

Nhờ bước đệm quan trọng này mà giấc mơ đại học với Marriott càng gần hơn. Với vốn tri thức uyên thâm về thần học và kỹ năng truyền giáo bài bản, Marriott đã tự mình trang trải chi phí học tập và hoàn thành khóa học tại trường cao đẳng cộng đồng này một cách xuất sắc để chạm đến cánh cổng trường đại học Utah sau nhiều nỗ lực không mệt mỏi. 

Để có tiền trang trải chi phí học tập tại đại học đắt đỏ, Marriott đã bắt đầu dấn thân vào công việc kinh doanh bằng việc bán những món đồ lót len cho những người thợ xẻ gỗ. Dần dần máu kinh doanh ngấm vào ông khi nào không hay. 

Vào năm cuối đại học, óc kinh doanh và khả năng nhạy bén với thị trường đã thực sự trở thành trợ thủ đắc lực của Marriott. Nhận thấy, sự làm ăn phát đạt của một chuỗi cửa hàng bia W&A tại thủ phủ Salt Lake, ông quyết định gặp gỡ chủ cửa hàng để mua nhượng quyền thương hiệu. 

Thời niên thiếu của ông vua khách sạn
Thời niên thiếu của ông vua khách sạn

Với khoảng 1500 USD trong tài khoản tiết kiệm cộng với số tiền vay mượn được, mùa hè năm 1927, một quán bia nhỏ của gia đình Marriott đã mọc ra tại trung tâm thành phố Washington D.C và hút người qua lại. Hot Shoppes - thương hiệu thức ăn ra đời cùng với loạt những chiến lược quảng cáo thông minh đã đưa quán bia gặt hái được nhiều thành công to lớn. Đây là địa điểm lui tới thường xuyên của những vị khách của ngành hàng không. 

Có thời điểm, Hot shoppes trở thành đối tác phục vụ đồ ăn cho hành khách trên 20 chuyến bay ngày. Trước khi trở thành ông chủ của chuỗi khách sạn sang trọng bậc nhất thế giới, vào khoảng những 1932, John Willard Marriott được biết đến là một hiện tượng trong ngành kinh doanh nhà hàng ở bờ đông nước Mỹ với khoảng 7 nhà hàng phục vụ đồ ăn, nước giải khát và bỏ túi hơn 1 triệu đô la nhờ tình hình làm ăn hưng thịnh.

Khi nói về tiểu sử của John Willard Marriott ngoài một thời niên thiếu tự mình bươn chải đến ông chủ của chuỗi cửa hàng ẩm thực, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến sự kiện vua khách sạn sau này bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư và tuổi thọ chỉ có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc đến một năm, ngay ở thời điểm tình hình kinh doanh khả quan và bắt đầu gặt hái được những quả ngọt. 

Nhưng ngược lại với sự bi quan, bệnh tật cũng không làm John Willard Marriott chùn bước. Và có vẻ như sự nỗ lực và hết lòng với công việc của ông đã “cảm động” trời xanh. Ngay bản thân Marriott cũng chẳng thể ngờ, thần chết đã lãng quên mình đến tận trên 50 năm sau đó và cho phép ông làm được điều phi thường hơn, đó chính là trở thành ông chủ của thương hiệu khách sạn đình đám trên thế giới.

Hành trình gặt hái được những quả ngọt của John Willard Marriott
Hành trình gặt hái được những quả ngọt của John Willard Marriott

Ông qua đời ở tuổi 85 vì bệnh tim khi Marriott vượt biên giới Mỹ và trở thành thương hiệu khách sạn quốc tế với khoảng hơn 1400 nhà hàng, 143 khách sạn và các khu nghỉ dưỡng sang trong trên tất cả các châu lục với tổng mức doanh thu cao nhất đạt trên 4,5 tỷ USD.

2. Hành trình từ ông vua nhà hàng bờ đông nước Mỹ đến ông chủ của chuỗi khách sạn đình đám thế giới

Khoảng vào năm 1953, khi mảng nhà hàng đã gặt hái được nhiều thành tựu vang dội với khoảng 56 cơ sở phục vụ đến hơn 30 triệu khách hàng thường xuyên, nhưng John Willard Marriott không ngủ quên trên chiến thắng mà mà nghiên cứu và mở rộng thêm ở một lĩnh vực mới cao cấp cấp hơn, đó chính là khách sạn. 

Nói rồi làm, 4 năm sau, một khách sạn mang thương hiệu Marriott đã ra đời với cái tên Marriott Twin Bridges Motor  ở Arlington, Virginia chuyên phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực theo phong cách sang trọng. Ở thời điểm mà khách sạn đầu tiên của gia đình gia đời, cậu con trai đầu lòng của “vua khách sạn” là Bill Marriott cũng tốt nghiệp đại học và sẵn sàng tiếp quản công việc kinh doanh. 

Chính anh đã nhận ra được tiềm năng phát triển của Marriott và đề xuất hướng mở rộng. Dù rằng, việc quyết định mở rộng vùng an toàn của Marriott Twin Bridges thời điểm này được giới chuyên gia đánh giá là “có tính rủi ro cao” song công ty vẫn thu về thành công mỹ mãn. Dù là lính mới trong ngành khách sạn, nhưng bằng kinh nghiệm chinh phục khách hàng trước đây trong ngành dịch vụ của mình, bằng chiến lược kinh doanh hợp thời, không khó để Marriott hạ bệ đối thử nặng ký của mình bấy giờ là Howard Johnson. 

Hành trình từ ông vua nhà hàng bờ đông nước Mỹ đến ông chủ của chuỗi khách sạn đình đám thế giới
Hành trình từ ông vua nhà hàng bờ đông nước Mỹ đến ông chủ của chuỗi khách sạn đình đám thế giới

Theo các nhà phân tích, chiến lược của con đẻ của John W. Marriott quyết liệt đến mức cứ hai tuần lại có một khách sạn của họ Marriott mọc lên nằm cạnh Howard Johnson. Vào năm 1967, lĩnh vực kinh doanh khách sạn trở thành mảng trọng điểm của công ty. Để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của mình, tên khai sinh quen thuộc là Hot Shoppes đã được đổi thành Công ty Marriott. Bên cạnh mô hình khách sạn sang trọng, phân khúc bình dân, trung bình cũng được ra đời và trở thành mảng mang lại lợi nhuận khủng cho Marriott ở giai đoạn tiếp theo. 

Vào năm 1993, để tách bạch và dễ dàng quản lý khách sạn ở cả hai mảng, tổng công ty Marriott đã được phân ra làm 2 công ty con gồm Marriott International và Host Marriott Corporation. Đến năm 1995, con đẻ của John W. Marriott chính là tập đoàn về khách sạn đầu tiên trên thế giới áp dụng mô hình đặt phòng trực tuyến.Trong hành trình phát triển của mình, cùng với quá trình tăng trưởng lợi nhuận như vũ bão, Marriott không quên nhiệm vụ bỏ ra tiền khủng để thôn tính nhiều thương hiệu khác nhau và làm giàu thêm cho gia tài của Marriott. 

Trong năm 1995, Marriott International là tên tuổi mua lại 49 % cổ phần trong Ritz-Carlton Hotel Company LLC - một trong những tên tuổi khá tiêu biểu trong biển kinh doanh khách sạn. Chưa dừng lại ở đó, một năm sau, công ty tiếp tục bỏ ra đến 331 triệu USD để sở hữu The Ritz-Carlton, Atlanta nằm trong nhóm tài sản của đại gia làng khách sạn khi đó là William Johnson. Marriott chứ không phải tên tuổi nào khác là kẻ thôn tính Ramada International Hotels & Resorts sau đó chuyển nhượng cho Cendant vào năm 2004. 

Sự nghiệp khách sạn, nhà hàng của  Marriott
Sự nghiệp khách sạn, nhà hàng của  Marriott

Đến năm 2012, một chi nhánh khác của thương hiệu Marriott chính thức ghi danh trong kỷ lục Guiness khi trở thành khách sạn 5 sao cao nhất trên thế giới. Đến năm 2015, thương vụ biến động trong tài sản lớn nhất phải kể đến đứa con tinh thần của John W.Marriott mua lại Starwood Hotels and Resorts Worldwide với mức giá khủng trên 13 tỷ đô la Mỹ. Sau khi trải qua quá trình hoàn thiện toàn bộ hồ sơ thôn tính đế chế khổng lồ này đến gần 1 năm trời, thì hiện nay, Marriott chính thức thống lĩnh vị trí tốp 1 tập đoàn khách sạn tỷ đô lớn nhất thế giới với khoảng 5700 căn hộ, 1,1 triệu phòng ốc và là chủ sở hữu của hơn 30 thương hiệu khách sạn nổi tiếng không thể không kể đến như Autograph Collection, AC Hotels by Marriott hay Bulgari Hotels & Resorts…

Hiện nay, việc thôn tính Starwood của Marriott giúp cho thương hiệu này mở rộng đáng kể được đại bản doanh của mình tại khu vực Đông Nam Á như sở hữu thêm khoảng 9 chi nhánh tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến khách sạn mang thương hiệu John W.Marriott tại Phú Quốc mang đẳng cấp trên 5 sao được Sungroup chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng.

Làm nên sức mạnh bành trướng của Marriott, ngoài những chiến lược quảng cáo, kinh doanh hợp thời, người ta nhắc nhiều đến công lao của sáng lập viên John W. Marriott, người đã đưa quán bia hoạt động với công suất nhỏ tại Washington D.C trở thành đế chế trong ngành công nghiệp hàng tỷ đô la. Vậy thì bí quyết thành công của huyền thoại kinh doanh này là gì?

Quá trình phát triển của chuỗi khách sạn mang thương hiệu Marriott
Quá trình phát triển của chuỗi khách sạn mang thương hiệu Marriott

3. Bí quyết thành công của John W. Marriott có gì đặc biệt?

Theo nhiều minh chứng được đưa ra trong quá trình phát triển của Marriott, hậu thế lãnh đạo tập đoàn này đến những ai bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn cũng phải công nhận rằng, thương hiệu Marriott có được ngày hôm nay không chỉ nhờ những chiến lược kinh doanh bài bản mà còn bởi sự nỗ lực vươn lên, luôn luôn hoàn thiện bản thân mình của John W. Marriott ngay từ thời điểm mà thương hiệu mới chỉ đang còn trong trứng nước. Ông quan niệm rằng “Doanh nhân là những người không bao giờ biết hài lòng. Họ luôn muốn những thứ tốt hơn. Họ luôn nỗ lực và sử dụng tất cả khả năng của mình để đạt được những điều tốt đẹp hơn”.

Không những vậy, trong quá trình kinh doanh, vị vua khách sạn của chúng ta rất cân nhắc đến việc lựa chọn những người đồng hành và đặt họ vào đúng vị trí. Ông cũng nhấn mạnh rằng, chính sự trao đổi và tôn trọng lẫn nhau chính là chiếc chìa khóa để vận hành được công ty một cách hiệu quả nhất. 

 Bí quyết thành công của John W. Marriott có gì đặc biệt?
 Bí quyết thành công của John W. Marriott có gì đặc biệt?

Ngay ở thời điểm đã sống trong vương giả với rất nhiều những thành tựu ngọt ngào đã gặt hái được, thì John W. Marriott vẫn chưa bao giờ nghĩ rằng, đó là thời điểm để nghỉ ngơi và vẫn trăn trở với công việc đến hơi thở cuối cùng. Ông nghĩ “Bạn sẽ không thể duy trì công việc kinh doanh nếu không thực sự tận mắt chứng kiến những công việc đang diễn ra”.

Đó là lý do vì sao ngay cả ở tuổi xế chiều, ông vẫn bớt thời gian ra để đi thăm quan nhiều chi nhánh, cơ sở mới của tập đoàn ở những nơi xa xôi trên thế giới, cùng với đó là gửi những lời động viên thăm hỏi đến đông đảo cán bộ nhân viên. Chính sự nhiệt huyết và chân thành của cựu CEO đã đánh thức tinh thần trách nhiệm với công việc trong đội ngũ nhân viên và kích thích họ cống hiến hết mình.

Một trong những bí quyết thành công khác của John W. Marriott chính là luôn nỗ lực để đạt đến sự hoàn hảo. Có một câu chuyện tương truyền trong quá trình lấy được sự hài lòng của khách hàng của John W. Marriott đã minh chứng rõ điều này. Khi đó, dịch vụ của Marriott được đến 80% khách hàng đánh giá tích cực. Ban lãnh đạo đến nhân viên đều nghĩ rằng, chính vị cựu CEO đại tài của họ có thể đưa mức đánh giá tích cực này lên 90%. 

Chân lý kinh doanh của John W. Marriott
Chân lý kinh doanh của John W. Marriott

Nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ của họ còn bản thân John W. Marriott luôn muốn vươn đến sự hoàn hảo. Con số mà ông nói đến là mức tuyệt đối. Ai cũng biết rằng, 100% hài lòng của khách hàng với dịch vụ khách sạn là điều cực kỳ khó xảy ra, nhưng một điều chắc chắn rằng, việc đặt ra những tiêu chuẩn cao chính là động lực quan trọng giúp thương hiệu của họ đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ và thu về kết quả nhanh chóng hơn và đây cũng chính là điều kiện để làm nhân viên của họ cố gắng xây dựng tập đoàn mỗi ngày. 

Qua đời của tuổi 85 vì bệnh tim, nhưng những gì mà John W. Marriott - vua khách sạn để lại thực sự đáng trân trọng. Linh hồn của Marriott không chỉ mang đến hậu thế những bài học về sự nỗ lực không ngừng nghỉ vươn lên làm chủ cuộc đời mà bởi những chân lý, bài học kinh doanh đúng đắn của mình cho lớp doanh nhân sau này. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây xoay quanh John Williard Marriott - cha đẻ của tập đoàn khách sạn số 1 thế giới sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Alan Mulally - kẻ ngoại đạo vực dậy Ford bên bờ vực phá sản

Bên cạnh John W. Marriott, bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin thú vị khác xoay quanh Alan Mulally  -  kẻ ngoại đạo vực dậy Ford bên cạnh bờ vực của phá sản trong bài viết sau đây nhé. 

Alan Mulally - kẻ ngoại đạo vực dậy Ford bên bờ vực phá sản

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý