
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nguyễn Thi Minh Ngọc
Với sự thấu hiểu văn hóa và khẩu vị của người dân địa phương, Jollibee đã nhanh chóng xây dựng thương hiệu đồ ăn nhanh và giữ vững vị trí số 1 tại Philippines. Người sáng lập ra đề chế fast-food này chính là huyền thoại Tony Tan Caktion, khởi nghiệp từ một cửa hàng kem mà hiện nay đã sở hữu trong tay gần 1000 cửa hàng đồ ăn nhanh mang tên Jollibee. Người dân Philippines cảm thấy cực kỳ tự hào khi gọi doanh nhân này là “ông trùm” fast-food. Cùng tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu Jollibee trong bài viết dưới đây!
Tony Tan Caktion sinh năm 1953 trong một gia đình nghèo tại vùng Davao, phía nam Philippines. Ông là người con thứ 2 trong số 5 anh em trai, bố của Tony Tan Caktion là một bếp trưởng trong nhà hàng Trung Hoa có tiếng ở địa phương nên khả năng nấu ăn rất giỏi. Ông từng chia sẻ rằng chính sự tinh tế và sành ăn của bố đã khơi nguồn cảm hứng và đam mê với nghề làm bếp cho cả gia đình.
Ngay từ khi còn nhỏ thì cả 5 anh em Tony Tan Caktion thường xuyên đến nhà hàng của bố để phụ việc. Điều này khiến cho Tony ngày càng cảm thấy thân quen với nhà bếp và thế giới thức ăn đồng thời khởi nghiệp bằng chính đam mê của mình. Để xây dựng được thương hiệu Jollibee như ngày hôm nay thì đó là công sức của Tony Tan Caktion cùng 3 người em trai của mình đã vất vả tạo dựng.
Tony Tan Caktion là người đàn ông rất bình thường, ngoại hình thấp nhỏ, da ngăm đen trông rất hiền lành chứ không hề mang dáng vẻ của một nhà kinh doanh thành đạt và lọc lõi. Tuy nhiên, chính vì điều này mà người dân đảo quốc Philippines càng ngưỡng mộ ông hơn và từ hào về huyền thoại sống của đất nước với tài kinh doanh xuất chúng. Jollibee trở thành một trong những thương hiệu được nhiều người biết đến nhất tại Philippines và giữ vị trí số 1 các cửa hàng đồ ăn nhanh tại đây sau đúng 20 năm thành lập.
Philippines luôn sẵn sàng mở cửa cho các tập đoàn quốc tế đầu tư và xây dựng thương hiệu nhưng điều khiến cho các chuyên gia phải kinh ngạc và khâm phục chính là hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh của Tony Tan Caktion chiếm tới 70% thị phần trong nước. Doanh thu trung bình hàng năm mà Jollibee kiếm được cho chủ tịch Tony Tan Caktion lên tới 600 triệu USD. Điều này khiến cho tập đoàn tư vấn Ernst & Young bình chọn Tony Tan Caktion là doanh nghiệp thành công nhất thế giới vào năm 2004 với tổng khối tài sản hiện có chiếm nửa tỷ USD đồng thời ông cũng là người giàu nhất tại Philippines.
Tony tan Caktion đã có ý định mở cửa hàng bán kem ngay từ khi còn đang làm sinh viên cao đẳng ngành văn hóa thực phẩm vào đầu những năm 1970. Khơi nguồn cho ý tưởng này là bởi ông nhìn thấy sự yêu thích của tất cả thanh niên trong trường khi tìm thấy một cửa hàng kem tên là Magnolien trong lần đi picnic ở vùng Cubao.
Từ đó ông không ngừng suy nghĩ về việc mở hiệu kem trong đầu, tuy nhiên lý do mà ông này ra ý tưởng này không phải là vì tiền mà muốn phục vụ nhu cầu lớn của giới trẻ. Hơn nữa, việc mở hàng kem không tốn quá nhiều vốn và có thực hiện ngay. Để làm được điều đó, ông đã thuyết phục cha và các anh em trai của mình nhưng thân là một đầu bếp nổi tiếng bố của Tony Tan Caktion luôn mong muốn con trai của mình sẽ có tài nghệ để một nhà hàng Trung hoa xây dựng thương hiệu cho gia đình chứ không cần phải đi làm thuê nữa.
Mãi đến năm 1975, Tony Tan Caktion mới thuyết phục được gia đình và dành hết số vốn để mở 2 cửa hàng kem. Việc kinh doanh cửa hàng kem của cả 2 cửa hàng khá tốt nhưng Tony Tan Caktion đã không ít lần nhận những câu hỏi từ khách hàng về nhu cầu muốn mua đồ ăn lót dạ thay vì kem khiến ông nảy ra một ý tưởng mới từ điều này.
Ông luôn nghĩ rằng tại sao lại không bán kem với các loại đồ ăn nhanh như hamburger (một trong những loại đồ ăn nhanh phổ biến nhất lúc bấy giờ). Năm 1978, ông đã bàn bạc với các anh em của mình và quyết định chuyển thương hiệu kem sáng bán các loại đồ ăn nhanh.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho việc bán đồ ăn nhanh khá tốn kém khiến Tony Tan Caktion phải bán bớt đi một cửa hàng kem. Đó cũng chính là lúc thương hiệu Jollibee được ra đời và trở thành cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng như ngày nay. Anh em nhà Tony Tan Caktion cực kỳ tâm đắc với cái tên Jollibee bởi sự ngắn gọn và dễ nhớ.
Cái tên Jollibee được Tony kể lại không phải là do mình nghĩ ra mà là ý kiến của cả gia đình. Các thành viên trong gia đình đều là những chú ông chăm chỉ cố gắng kiếm ăn tạo mật ngọt cho gia đình có điều kiện tốt hơn cũng như đóng góp cho cả xã hội. Ý nghĩa của cái tên Jollibee và hình ảnh đại diện thương hiệu là chú ông cũng văn nguồn từ đó. Ngay từ khi mới thành lập, Tony Tan Caktion đã vô cùng ưng ý với cái tên đầy thiện cảm này và nghĩ rằng phải đăng ký bản quyền cho thương hiệu Jollibee mặc dù thời điểm đó chưa một ai biết tới.
Chính bản thân của Tony Tan Caktion cũng không ngờ rằng thương hiệu Jollibee lại đem lại thành công lớn như vậy, chỉ nhờ vào việc kinh doanh nhượng quyền franchise mà ông có thể thu được hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu USD từ cái tên này.
Mặc dù cạnh tranh với những thương hiệu lớn như MCDonald, KFC cũng như không ít người khuyên Tony Tan nên bán cửa hàng đi nhưng Jollibee vẫn tạo dựng được chỗ đứng riêng cho mình lĩnh vực đồ ăn nhanh. Bí quyết tạo nên sự thành công của hệ thống fast-food Jollibee nằm ở việc Tony Tan đã rất quyết đoán và tỉnh táo khi xác định đối tượng khách hàng mà thương hiệu của ông muốn hướng tới.
Hồi xưa những các thương hiệu đồ ăn nhanh như KFC, MCDonald được coi là xa xỉ đối với người dân Philippines vì mức thu nhập trung bình của của họ từ khá trở xuống. Tony Tan luôn chú trọng vào đáp ứng nhu cầu của người dân đặc biệt lứa tuổi trẻ bởi họ là người dễ thích ứng và yêu thích những điều mới lạ tạo cơ hội cho ông phát triển thương hiệu của mình.
Bên cạnh đó đồ ăn mà Jollibee phục vụ cực kỳ hợp khẩu vị với số đông người dân Philippines ưa vị ngọt nên thực đơn của cửa hàng luôn có những món ăn như gà rán bò gà, khoai tây chiên bơ, spaghetti sốt chuối,.. Jollibee quan trọng rất nhiều vào yếu tố bản sắc văn hóa nên chính điều này đã tạo nên sự thành công cho hệ thống đồ ăn nhanh này.
Tony Tan từng chia sẻ về nhận định của mình về đại đa số người dân Philippines khó có thể chi trả mức giá 10 USD cho một suất ăn tại nhà hàng dựa vào mức thu nhập trung bình của họ mà Tony đã điều chỉnh khẩu phần ăn tại cửa hàng Jollibee của mình chỉ khoảng 2 USD như vậy sẽ tạo lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn đối với những thương hiệu khác.
Xuất thân từ gia đình nhà nòi có truyền thống nấu ăn, Tony Tan Caktion cũng luôn đặt hết tâm huyết của mình vào các món ăn trong thực đơn của Jollibee. Có thể đó là loại đồ ăn giản dị, không phải quá xa xỉ nhưng phải có hương vị thật ngon mới có thể thu hút khách hàng quay trở lại với nhà hàng ăn thường xuyên.
Vào thời điểm mới mở thì chính anh em nhà Tony Tan tự làm đầu bếp tự bán hàng. Dần dần thực đơn của Jollibee không chỉ có những loại bánh hamburger mà còn có các món ăn kiểu ý như mỳ spaghetti, pizza. Lập tức nhận được sự phản hồi tích cực và đón nhận nồng nhiệt từ khách hàng. Với mức giá hợp lý chỉ từ 1 - 2 USD là khách hàng có thể thưởng thức một bữa ăn nóng hổi nấu tại chỗ.
Dần dần thương hiệu ngày càng phát triển và thành công hơn khiến Tony Tan không khỏi bất ngờ, ông quyết định mở thêm nhiều chi nhanh nữa và để cho những người anh em của mình quản lý. Ông không ngừng tạo ra những món ăn mới bằng sự đam mê nấu ăn và nhiệt huyết của mình Tony Tank luôn tâm niệm rằng phải nấu thật ngon cho khách hàng.
Tại các cơ sở Jollibee tại Philippines còn có cả những món ăn truyền thống như cơm rang, mì xào khiến cho các thương hiệu này ngày càng được lòng và được toàn dân Philippines biết tới. Không chỉ có người dân bình thường mà ngay cả tầng lớp khá giả cũng luôn đánh giá cao về chất lượng đồ ăn và lựa chọn Jollibee.
Thương hiệu Jollibee ngày càng phát triển và mở rộng chi nhánh khắp nơi trên thế giới. Ta có thể thấy cửa hàng ăn nhanh Jollibee có ở khắp mọi nơi và dần trở nên quen thuộc với người dân. Hãng ăn nhanh bình dân giá cả hợp lý lấy chất lượng làm gốc khiến cho Tony Tan có thể xây dựng hệ thống thương hiệu vững mạnh trong lĩnh vực cửa hàng ăn nhanh như hiện nay.
Hệ thống cửa hàng Jollibee sắp vượt con số 1000 chi nhánh trên 29 quốc gia trên thế giới. Ngay tại Philippines đã có tới 300 cửa hàng Jollibee và ở cả Việt Nam thì chắc chắn bạn cũng đã nhìn thấy thương hiệu này rồi.
Mặc dù đây vẫn tính là một công ty gia đình nhưng Tony Tan rất có tài trong việc quản lý khi phân công người anh em của mình và đội ngũ nhân viên hết sức hợp lý. Công việc của toàn bộ hệ thống được Tony Tan Caktion được vận hành rất thuận lợi dù quản lý tới gần 30.000 người làm.
Trước khi đưa các món ăn mới vào thực đơn thì Tony Tan phải trực tiếp thử những món ăn đó, ông là một đầu bếp khó tính và cầu toàn nhưng trong đời sống lại vô cùng dễ mến và thân thiện với mọi người. Ông luôn quan niệm rằng phải tôn trọng những người làm, họ là người đồng nghiệp và cũng là người bạn đáng tin cậy chứ không phải kẻ làm thuê.
Ông nghĩ như vậy sẽ truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên của mình, mức thu của người lao động tại Jollibee cũng khá lý tưởng tạo nên môi trường làm việc được nhiều người dân Philippines ưa thích.
Sau hơn 20 năm tồn tại và dẫn đầu trên thị trường cửa hàng ăn nhanh tại Philippines, Tony Tan không ngừng mở rộng và đẩy mạnh ra thị trường quốc tế. Ông đầu tư vào mối quan tâm hàng đầu vào thị trường Trung Quốc đầy màu mỡ. Tony Tan đã chi rất nhiều tiền để mua lại cổ phần của hệ thống cửa hàng ăn Yonghe King tại Trung Quốc lên tới hàng chục triệu USD. Ông hy vọng rằng thương hiệu của mình có thể thành công và chiếm lĩnh một phần trong thị trường khổng lồ này.
Tại Trung Quốc hiện nay đã có hơn 80 cửa hàng Jollibee khai trương tại các địa điểm sầm uất ở nhiều thành phố lớn. Ông còn muốn đem thương hiệu của mình sang thị trường Mỹ, tuy nhiên đây lại là nơi bắt nguồn của loại đồ ăn nhanh cũng như có rất nhiều thương hiệu lớn nên không ít người thể hiện sự lo ngại cho quyết định này.
Để thành công như ngày hôm nay thì chắc chắn Tony Tan phải có đầu óc tư duy và tính toán kỹ lưỡng, ông sẽ chọn những nơi như tiểu bang California nơi tập trung nhiều người Châu Á sinh sống đồng thời ký kết hợp đồng kinh doanh nhượng quyền với các đối tác thích hợp để thâm nhập vào thị trường. Tony Tan còn muốn xây dựng nhà máy sản xuất bánh mỳ và mỳ ống để hạ giá thành sản phẩm xuống cũng như tạo nên sự đặc trưng cho thương hiệu của mình.
Bên trên là toàn bộ những thông tin về lịch sử thương hiệu Jollibee và sự phát triển của hệ thống cửa hàng ăn nhanh này trên toàn cầu. Ta có thể thấy được chỉ từ một cửa hiệu kem mà Tony Tan có thể làm ra những điều đáng khâm phục khiến toàn người dân Philippines phải ngưỡng mộ và gọi ông với cái tên “Ông Trùm” Fast-Food.
Lịch sử Sushi
Nhật Bản còn gây thương nhớ với lữ khách bởi một nền ẩm thực phong phú, cầu kỳ về cách bày trí và hương vị độc đáo. Trong kho tàng ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Sushi - hồn cốt của ẩm thực Nhật Bản.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận