Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hiểu kỹ năng sống là gì để sống đúng nghĩa và làm việc hiệu quả hơn

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn hiểu kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống quan trọng như thế nào? Kỹ năng sống gồm những phẩm chất gì?là hàng loạt những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong xã hội hiện đại. Cùng Timviec365.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Kiếm việc làm

1. Bạn đã định nghĩa được kỹ năng sống là gì chưa?

Kỹ năng sống là gì
Kỹ năng sống là gì

Tính đến thời điểm hiện tại, văn phòng đánh giá của Unicef nói rằng, họ vẫn chưa có danh sách chính thực tập hợp những phẩm chất, kỹ năng tâm lý xã hội, tuy nhiên, họ cũng thừa nhận tính quan trọng của một số kỹ năng của các kỹ năng tâm lý xã hội tương tác giữa các cá nhân trong đời sống của chúng ta bên cạnh những kỹ năng cần thiết như nghe, kỹ năng nói, đọc, viết. Unicef cũng đồng ý với quan điểm của Collaborative for Academic, Social and Emotional learning khi nói đến vai trò quan trọng của những kỹ năng sống trong đời sống con người và xã hội Vậy kỹ năng sống là gì mà quan trọng như vậy?

Có nhiều quan điểm định nghĩa về kỹ năng sống khác nhau và tầm quan trọng khác nhau của từng loại kỹ năng riêng biệt. Nhưng theo nghĩa chung nhất, kỹ năng sống là tập hợp các hành vi và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các thách thức  của cuộc sống hằng ngày. Hầu hết các khả năng tâm lý xã hội này chủ yếu được chính chúng ta tiếp thu qua giáo dục, trải nghiệm trực tiếp xử lý các vấn đề và các câu hỏi trong đời sống để tự rèn luyện. Xã hội phát triển ngày càng phức tạp, chúng ta không thể lường trước được mức độ nguy hiểm của nó với mỗi cá nhân và những người quanh. Với lý do đó, kỹ năng, đang trở thành những tiêu chí mà bất kỳ ai từ phụ huynh, nhà trường tổ chức mong muốn con em mình hướng tới và được trang bị thật tốt.

Có nhiều khả năng tâm lý xã hội cần thiết, song theo tổ chức Y tế thế giới WHO, những kỹ năng sống cần thiết nhất có thể biểu hiện qua một số những kỹ năng quan trọng sau đây:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Tư duy sáng tạo

- Tư duy phản biện

- Kỹ năng giao tiếp, tương tác với mọi người

- khả năng tự nhận thức về bản thân

- Khả năng tự phục hồi tâm lý

- Khả năng đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi áp lực

- Kỹ năng thoát hiểm và sự thông cảm, chia sẻ....

Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều kỹ năng chúng ta cần phải học để thích nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống con người khác bao gồm: khả năng quản lý, tiền bạc, sống chung với mọi người, kỹ năng làm việc nhóm hay khả năng thuyết phục người khác.

Việc làm bảo hiểm

>> Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì

2. Kỹ năng sống có vai trò quan trọng như thế nào?

Kỹ năng sống quan trọng như thế nào?
Kỹ năng sống quan trọng như thế nào?

Kỹ năng sống có vai trò vô cùng quan trọng, song không phải ai cũng có điều kiện để trau dồi kỹ năng sống cho bản thân và vượt qua những khó khăn một một dễ dàng. Thậm chí, nhiều người không thể vượt qua được những cám dỗ hay trở nên “quê mùa”, nguy hiểm chỉ vì thiếu kỹ năng sống trầm trọng. Những kỹ năng này bao gồm khả năng không thể thích nghi với bề bộn cuộc sống, chịu áp lực, khả năng giải quyết những vấn đề và kỹ năng thoát hiểm.

2.1. Vai trò của kỹ năng thoát hiểm

Bạn còn nhớ một chương trình thu hút nhất nhiều bạn nhỏ và người lớn quan tâm trên VTV2 được chuyên gia hướng dẫn chạy vượt ra khỏi đám chạy như thế nào? Hay những bước quan trọng để thoát khỏi yêu râu xanh qua những bài học của tiến sỹ tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu không?Thực chất, chúng gọi chung là kỹ năng thoát hiểm. Đây thuộc tốp những kỹ năng sống quan trọng nhất mà nhiều người quan quan tâm nhất để được học về cách thức trở nên bình tĩnh đối mặt với các vấn đề và nhanh chóng tìm được hướng giải quyết cho bản thân để không chỉ bảo về tính mạng và tài sản cho bản thân và những người xung quanh. Hiện nay, kỹ năng kỹ năng được giáo dục nhiều nhất nằm trong danh mục kỹ năng thoát hiểm bao gồm kỹ năng thoát khỏi tai nạn, thảm họa thiên nhiên, khả năng tự bảo vệ được bản thân trước khi đối với với tình trạng bị xâm hại về sức khỏe, nhân phẩm.

>> Xem thêm: Kỹ năng phân tích vấn đề

2.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Những kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành giúp hỗ trợ con người đắc lực trong việc hoàn thiện những công việc được giao, song trong cuộc sống điều đó chưa đủ. Có nhiều tình huống bất ngờ ập đến và dĩ nhiên, con người ta thay vì chờ đợi phải tự rèn luyện những kỹ năng đó cho mình để sẵn sàng ứng phó nếu như không muốn phải tự mình đối mặt với hàng loạt những rắc rối trong công việc và mối quan hệ với người xung quanh. Bạn còn nhớ những thử thách về thời gian hay những tình huống kỳ dị đưa ứng viên vào thế yếu của Google để buộc họ phải giải quyết những vấn đề xem ứng viên có tập trung cao độ dưới tiếng đánh máy to hay không, gọi điện phỏng vấn trước giờ...Thực ra đây chính là cách mà công ty hàng đầu thế giới kiểm tra xem khả năng giải quyết vấn đề như thế nào. Khi bạn giải quyết được những vấn đề xung quanh một cách “tỉnh” nhất với những gì đã qua thì việc đối mặt với những khó khăn trong quá trình làm việc cũng không còn là điều gì quá kinh khủng. Thực tế, bên cạnh kỹ năng chuyên môn, tất cả những doanh nghiệp đều muốn ứng viên của mình đáp ứng điều này.

2.3. Kỹ năng giao tiếp

Bạn có thể rất giỏi chuyên môn kinh doanh, giỏi phần ứng dụng những quy luật kinh tế vào sản xuất để thu về lợi nhuận. Nhưng bạn không thể thành công nếu như bạn không giao tiếp và không tạo ra được mối liên hệ sâu sắc với đối tượng khách hàng của bạn. Có những vị trí, kỹ năng mềm - soft skills được đánh giá cao hơn hẳn so với chuyên môn của bạn như tư vấn, kinh doanh...Do đó, bạn cần rèn luyện communication skills thật tốt. Hơn nữa, chúng ta sống trong tổng hòa các mối quan hệ. Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu không chỉ để cho công việc trở nên suôn sẻ hơn mà quan trọng giúp bạn tự tin, thoải mái. Giao tiếp là chức năng của xã hội, con người không thể hòa nhập với cộng đồng nếu chúng ta thiếu chức năng này.

>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp

2.4. Kỹ năng quản lý thời gian và tiền bạc

Kỹ năng quản lý thời gian và tiền bạc
Kỹ năng quản lý thời gian và tiền bạc

“Thời gian là vàng ngọc” , nhưng có bao giờ bạn tự hỏi bạn đã quản lý tốt vàng ngọc của bạn chưa không? Thực tế, chúng ta có thể kiếm được rất nhiều tiền, song nếu không có khả năng chi tiêu chúng hợp lý, dù nhiều bao nhiêu cũng không tránh được trường hợp phải rỗng túi khi ra đường khi chưa tới cuối tháng. Quản lý tiền bạc thời gian không chỉ là nhân tố quan trọng cho vấn đề phân biệt giữa một người thành công và một kẻ thất bại. Mark Zuckerberg, Bill Gates dù họ là tỷ phú hàng đầu hành tinh...song ở họ không bao giờ thiếu kĩ năng quản trị thời gian và tiền bạc. Trong kinh doanh, sự chênh lệch chỉ một phút có thể mang lại cho một doanh nghiệp cơ hội, song cũng đủ để đưa doanh nghiệp khác đến bờ vực của sự phá sản. Vậy nên, để có thể sống và kinh doanh tốt, chúng ta cần quản lý thời gian thật tốt. Việc tiết kiệm thời gian, đôi khi còn quan trọng hơn vấn đề tiết kiệm tiền bạc. Nhưng với tiền, thắt chặt chi tiêu hay tiết kiệm là chưa đủ. Việc sử dụng hợp lý tiền bạc còn ở việc đầu tư đúng để sinh lời và biết rõ được mục đích sử dụng tiền hay chi tiền cho đúng không lãng phí. Từ đó, cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Việc làm hành chính - văn phòng

2.5. Kỹ năng vượt qua những áp lực, khó khăn

Họ có thể rất giỏi về chuyên môn, được sếp khen về năng lực và quản trị thời gian rất tốt, kiếm được nhiều tiền...nhưng tất cả chúng sẽ chả là gì nếu như bạn không thể chiến thắng được những áp lực hằng ngày từ công việc hay cuộc sống ném xuống. Một tâm lý nặng nề, mệt mỏi, sự căng thẳng dẫn đến trầm cảm, nếu bạn không thể biết vượt qua cái tôi của chính mình để đứng lên chống lại những điều này...thì dần dần sức mạnh của bạn cũng sẽ cạn kiệt dần và trở thành những kẻ “vô dụng”. Đừng đầu hàng mọi thứ, hãy nhớ rằng, mỗi khó khăn phía trước chỉ là một sự thử thách để bạn lớn và mạnh mẽ hơn. Hãy bình tâm sau những lần mất mát, hãy chủ động tích lũy thêm nhưng kinh nghiệm mới cho cho riêng mình. Đó sẽ là những hành trang quý giá giúp bạn chinh phục được những khó tốt nhất và hoàn thiện bản thân bên cạnh những kỹ năng về chuyên môn và nghề nghiệp. 

Hi vọng những thông tin trên xoay quanh vấn đề kỹ năng sống là gì và vai trò của những kỹ năng sống quan trọng sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập Timviec365.vn để có thêm nhiều tin mới và hữu ích hơn nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý