Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận chuyển giao nhận

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Bạn muốn ứng tuyển vị trí nhân viên vận chuyển giao nhận, nhưng bạn đã hiểu rõ công việc này và biết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận chuyển giao nhận là gì chưa? Nếu chưa xác định rõ ràng thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn cách ghi mục tiêu công việc này trong CV nhé.

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì và có quan trọng không

Đã khi nào bạn được hỏi về mục tiêu trong công việc của mình chưa? Và khi đó bạn sẽ trả lời như thế nào?

Chắc hẳn khi làm việc ai cũng có mục tiêu nghề nghiệp của riêng mình. Vậy cụ thể mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng
Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng

Có thể coi mục tiêu làm việc như một cái đích mà mỗi người hướng tới trong quá trình làm việc. Đó có thể là những mục tiêu nhỏ hơn trước mắt để phục vụ cho những mục tiêu lâu dài lớn hơn.

Vậy “mục tiêu nghề nghiệp” trong CV là gì?

“Mục tiêu nghề nghiệp” là một đề mục quan trọng trong một chiếc CV, và thường được chia thành 2 phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn là những gì bạn đặt ra khi mới bước chân vào nghề hoặc khi mới bắt đầu  làm việc tại một công ty. Đây là những mục tiêu bạn tự đặt ra và cho bản thân một cái hạn định không quá dài để hoàn thành những mục tiêu ấy. Chẳng hạn bạn có thể đặt ra những mục tiêu cho bản thân trong vòng 3 năm tới sau khi vào công ty.

Mục tiêu lâu dài là mục tiêu xa hơn mà bạn muốn đạt được trong công việc, và có thể được thực hiện trong vòng 5 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp có quan trọng không?

Đáp án hiển nhiên là rất quan trọng, trong cả sự nghiệp của bạn cũng như trong chiếc CV và cuộc phỏng vấn của bạn.

- Đầu tiên, mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định được mong muốn của bản thân và bản thân mình hiện tại còn đang thiếu những gì. Có một mục tiêu có nghĩa là bạn đã bắt đầu sắp xếp kế hoạch cho tương lai của mình và điều đó thực sự rất quan trọng đối với bạn, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp là động lực để làm việc
Mục tiêu nghề nghiệp là động lực để làm việc

Việc đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp cũng có nghĩa là bạn có động lực để tiếp tục làm việc và phấn đấu. Bạn sẽ không bị xao nhãng hoặc bị những thứ cám dỗ khác ảnh hưởng. Bạn cũng biết cách tận dụng hết thời gian của mình và sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, có một mục tiêu để hướng đến cũng rèn luyện cho bạn tinh thần trách nhiệm cả với bản thân lẫn trong công việc.

- Trong một chiếc CV xin việc mục tiêu nghề nghiệp cũng có một vai trò rất quan trọng. Đây vừa là công cụ để bạn thể hiện bản thân, đôi khi cũng là một mấu chốt để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn thay cho những người khác. Trên thực tế, dựa vào mục tiêu công việc nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có phải ứng viên phù hợp với công ty hay không, bạn có gắn bó lâu dài và cống hiến cho công ty được hay không.

2. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận chuyển giao nhận và những lưu ý cần biết

Mục tiêu nghề nghiệp rất cần thiết trong CV xin việc
Mục tiêu nghề nghiệp rất cần thiết trong CV xin việc

Như đã đề cập ở phần trên, trong CV xin việc bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp thành hai phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mỗi phần lại có cách viết riêng và những lưu ý riêng.

2.1. Đối với mục tiêu ngắn hạn

Trước khi đặt bút viết hãy xác định rõ một lần nữa: mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu bạn tự đề ra cho bản thân mình trong khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như trong 6 tháng tới hoặc 1 năm tới.

Một ví dụ cho mục tiêu ngắn hạn như sau:

“Tôi muốn bản thân nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc của công ty trong vòng 3 tháng tới. Cần phải hiểu rõ những quy tắc và thích nghi với môi trường làm việc tôi mới có thể hoàn thành tốt công việc. Tôi cũng đặt mục tiêu cho bản thân phải hoàn thành 100% KPI công ty đề ra.”

Mục tiêu nghề nghiệp cần phát sát với thực tế
Mục tiêu nghề nghiệp cần phát sát với thực tế

Lưu ý là hãy viết một cách ngắn gọn và đủ ý, không nên tham lam viết quá dài và lan man. Bên cạnh đó cũng nên đặt cho mình những mục tiêu thực tế, đừng hướng đến những gì quá xa vời.

Có một tip nhỏ giúp bạn có thể ghi tốt phần mục tiêu ngắn hạn đó là dựa vào nội dung của phần yêu cầu công việc trong tin tuyển dụng. Hãy đặt ra những mục tiêu bám sát theo yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng để cho họ thấy rằng bạn thực sự phù hợp với công việc này.

Ví dụ:

“Sau khi trúng tuyển, tôi tự đặt cho mình mục tiêu trong 2 tháng đầu là làm quen với quy cách làm việc của công ty và đảm bảo hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Sau đó tôi cũng sẽ dành thời gian để học tập và bổ sung thêm những kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình vận chuyển và giao nhận.”

Có một lỗi bạn không bao giờ được mắc phải đó là viết rằng bản thân bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc giao hàng nên biết gì về những  kỹ năng cần thiết cho công việc. Nếu viết như vậy thì 100% nhà tuyển dụng sẽ loại ngay hồ sơ của bạn. Kể cả khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì cũng nên lồng ghép khéo léo vào đó quyết tâm học hỏi và hoàn thành tốt công việc để nhà tuyển dụng thấy được.

Hãy cho thấy quyết tâm hoàn thành tốt công việc của bạn
Hãy cho thấy quyết tâm hoàn thành tốt công việc của bạn

Chẳng hạn như sau:

“Là một sinh viên mới ra trường và bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này, tôi luôn đặt mục tiêu cho bản thân phải nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, nắm rõ những quy định của công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Trong vòng 6 tháng tới tôi muốn phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao, để trở thành một nhân viên xuất sắc.”

2.2. Đối với mục tiêu dài hạn

Nếu như mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu đơn giản và có thể dễ dàng đạt được, thì mục tiêu dài hạn lại là một cái đích cao hơn và xa hơn mà bạn tự đặt ra cho bản thân mình. Qua mục tiêu lâu dài, người tuyển dụng cũng biết đánh giá sự nhiệt huyết của bạn đối với công việc, động lực và khả năng phát triển trong tương lai của bạn.

Ví dụ:

“Là một người có kinh nghiệm 3 năm làm công việc vận chuyển và giao nhận, tôi tự tin mình có thể hoàn thành ở mức tốt và vượt chỉ tiêu được giao. Trong vòng 5 năm tới tôi hy vọng với sự nỗ lực và cố gắng của mình tôi sẽ có thể được cất nhắc lên vị trí điều hành hoặc trưởng bộ phận và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.”

Hãy đặt mục tiêu hướng tới một vị trí cao hơn
Hãy đặt mục tiêu hướng tới một vị trí cao hơn

Lưu ý rằng mục tiêu dài hạn của bạn phải tương ứng với mục tiêu ngắn hạn và phù hợp với mục tiêu chung và định hướng phát triển của công ty.

Ví dụ;

Mục tiêu ngắn hạn:

+ Hòa nhập với môi trường làm việc và nắm vững các quy tắc về vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong vòng 2 tháng tới

+ Hoàn thiện kỹ năng xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc

Khi đó bạn nên ghi mục tiêu dài hạn như sau:

+ Đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao, trở thành một nhân viên xuất sắc

+ Hướng tới những vị trí cao hơn như điều hành hoặc trưởng bộ phận để có thể phát huy hết khả năng của bản thân và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.

Mục tiêu dài hạn được đề ra trên cơ sở hoàn thành mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn được đề ra trên cơ sở hoàn thành mục tiêu ngắn hạn

Có một cách viết mục tiêu dài hạn gây được ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng đó là hãy đi từ mục tiêu bao quát nhất đến những mục tiêu bước đệm nhỏ hơn. Trước tiên hãy nêu ra mục tiêu bao quát của bạn, lưu ý rằng mục tiêu này phải thực tế và tránh những diễn đạt chung chung. Sau đó hãy đề cập đến những mục tiêu nhỏ hơn để từng bước đạt được mục tiêu lớn ấy, nên thêm vào yếu tố thời gian để mục tiêu của bạn càng mang tính thực tế và chi tiết hơn.

Ví dụ:

“Mục tiêu dài hạn của tôi là trong vòng 5 năm tới có thể được đề đạt lên chức vụ trưởng bộ phận. Để đạt được điều đó tôi sẽ luôn cố gắng giữ vững thành tích là một nhân viên xuất sắc, học hỏi và trau dồi thật nhiều những kiến thức về điều hành và quản lý.”

Trên đây là những chia sẻ về tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp đối với cá nhân người nhân viên vận chuyển và giao nhận cũng như đối với một chiếc CV ứng tuyển công việc này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn và tìm được một công việc phù hợp.

CV vận chuyển giao nhận

Bên cạnh những chia sẻ trong bài viết về cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận chuyển giao nhận, trên trang web timviec365.vn cũng cũng cấp sẵn những mẫu CV vận chuyển giao nhận mới cập nhật và ấn tượng nhất hiện nay.

CV vận chuyển giao nhận

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;