Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024
Nghề dệt lụa thổ cẩm trong những năm gần đây được đánh giá là có sự khởi sắc mạnh mẽ với các sản phẩm độc đáo, thu hút được đông đảo sự quan tâm từ mọi người, nhất là khách du lịch quốc tế. Và để hiểu rõ hơn về nghề truyền thống này, hãy cùng timviec365.vn dạo quanh một vòng đất nước, khám phá những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về nghề dệt lụa thổ cẩm nhé!
Thổ cẩm được biết đến là một trong số những loại vải được dệt thủ công với những họa tiết, hoa văn độc đáo nổi lên trên bề mặt vải như được thêu. Các hoa văn, họa tiết trên vải thổ cẩm thường mang hơi hướng nét truyền thống của các vùng miền, dân tộc. Do đó, mỗi nơi, mỗi khu vực khác nhau đều sẽ mang đến những sản phẩm vải thổ cẩm riêng biệt.
Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để dệt thổ cẩm chính là các sợi bông, sợi lanh được lấy từ trên rừng, gai đã được nhuộm sẫm, các hoa văn để dệt, chỉ dệt cũng được nhuộm bằng phẩm màu tự nhiên, cho ra những sản phẩm truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời, tại các dân tộc miền núi, tuy nhiên ban đầu chỉ hoạt động với mục đích sử dụng riêng của các gia đình, không tính đến việc buôn bán rộng rãi. Các sản phẩm chủ yếu chỉ là khăn choàng, xà rông, vải trang trí ở trong chùa, sử dụng trong các gia đình hay các nghi lễ tôn giáo đặc biệt. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi xu hướng thị trường thời trang ngày càng thay đổi, thêm vào đó, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các ngành nghề đi lên, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.
Hiện nay, số lượng các làng nghề dệt lụa thổ cẩm ngày càng nhiều, tạo ra các sản phẩm độc đáo không chỉ nhằm phục vụ đời sống mà còn nhằm kinh doanh, buôn bán, đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như khách du lịch quốc tế. Các sản phẩm thổ cẩm giờ đây không còn gói gọn ở những chiêc khăn choàng, đồ trang trí,... mà còn mở rộng ra cả những trang phục hàng ngày, giày dép, mũ, túi xách, đồ lưu niệm,... Không khó để chúng ta thấy một người diện trang phục thổ cẩm đi trên đường phố, các show thời trang về chủ đề thổ cẩm, các cuộc thi quốc tế có sự hiện diện của thổ cẩm Việt Nam,...
Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng cho những giá trị văn hóa truyền thống làng nghề tại Việt Nam đang được bảo tồn, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Vậy điều gì đã khiến cho nghề dệt lụa thổ cẩm Việt Nam bỗng nhiên “bừng sáng” như ngày hôm nay?
Có thể thấy, nghề dệt thổ cẩm nhiều năm trước đây không được quan tâm quá nhiều và chủ yếu chỉ có ở các dân tộc miền núi với những trang phục, phụ kiện mang nét đặc trưng vùng miền.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh đến mức chóng mặt, tạo điều kiện cho khách du lịch khám phá các vùng miền cùng các giá trị văn hóa truyền thống, nổi bật trong đó là các sản phẩm được tạo nên từ chất liệu vải thổ cẩm. Người ta bảo nhau mua những bộ trang phục thổ cẩm, chiếc khăn choàng cổ, chiếc túi xách, đồ lưu niệm của dân tộc Chăm, Mông, Khmer,... về làm quà cho người thân, gia đình. Người ta thích thú với những nét độc đáo, ấn tượng từ chất liệu vải dệt thủ công, tỉ mỉ từng đường nét, hoa văn, họa tiết.
Đặc biệt, người dân các vùng miền phải bất ngờ khi giới trẻ Việt Nam, quốc tế đua nhau “diện” những chiếc áo, chiếc quần, đi đôi giày, đội chiếc mũ thổ cẩm dạo khắp phố phường, mang đến các show thời trang quốc tế, tạo nên các “trend” vô cùng hot. Từ đây, các sản phẩm làm từ lụa thổ cẩm được biết đến rộng rãi hơn, trở thành vật dụng hàng ngày, quen thuộc trong cuộc sống của con người và nghề dệt lụa thổ cẩm phát triển mạnh mẽ tại nhiều tỉnh thành, dân tộc, ngày càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống và mang những tinh hoa đặc sắc đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc làm Dệt may - Da giày tại Hà Nội
Dệt lụa thổ cẩm phát triển ở rất nhiều khu vực, vùng miền và các dân tộc khác nhau tại Việt Nam. Do đó, quy trình tạo ra các sản phẩm lụa thổ cẩm này cũng có sự khác biệt, thể hiện bí quyết gia truyền của từng gia đình, làng nghề. Tuy nhiên, hầu hết tất cả đều sẽ phải trải qua các công đoạn quan trọng, cần tiết để tạo ra các sản phẩm vải dệt thổ cẩm như sau:
- Công đoạn đầu tiên chính là trồng và chăm sóc cây bông. Sau một khoảng thời gian nhất định thì sẽ thu hoạch.
- Tách quả bông ra, sử dụng các dụng cụ bật để những sợi bông được tơi và nhuyễn hơn, trở thành dạng bông khô. Đây là một công đoạn rất quan trọng và những người làm công việc này thường được ví như những người “nghệ sĩ chơi đàn một tay”.
- Sau đó, những người làm nghề sẽ đưa vào dụng cụ cán để tạo nên sự liên kết giữa các sợi bông với nhau.
- Bông sau khi đã được cán thì sẽ vò thành từng nắm nhỏ, sử dụng cụ kéo cho ra những sợi dài. Công đoạn này đòi hỏi phải có sự khéo léo, nhuần nhuyễn của đôi bàn tay bởi nếu không thì các sợi bông sẽ không liên kết với nhau mà bị đứt hay kích thước không đồng đều.
- Những sợi bông sau khi được kéo xong thì sẽ tiếp tục được đưa vào xa kéo sợi và xe thành chỉ. Một lưu ý khi thực hiện công đoạn này chính là quay xa phải đều tay, có sự nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa. Có như vậy thì chỉ mới được săn đều và dai, có thể dệt thành vải. Cuối cùng, sợi mới được cuộn thành những cuộn to hơn.
- Để có thể mang lại cho những tấm vải màu sắc bắt mắt, trước khi tiến hành dệt, người làm nghề sẽ cần phải vào rừng, tìm kiếm một số loại cây tạo ra màu về nấu, lấy nước đó để nhúng những cuộn sợi vào (khoảng 30 phút) rồi mới đem phơi khô. Mỗi loại cây sẽ mang một màu sắc khác nhau, do đó, để có nhiều màu sắc, mọi người nên sử dụng nhiều loại cây khác nhau để phối màu theo những kinh nghiệm dân gian từ người xưa.
- Bông sau khi được kéo sợi, ngâm màu, phơi khô, làm sao cho đảm bảo về độ săn chắc và dai, bền rồi mới được mắc vào các khung cửi để tiến hành dệt thành những tấm vải theo ý muốn. Đây là công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi người làm cần có sự khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa chân và đôi mắt tinh tế. Như vậy mới có thể tạo nên được những sản phẩm đẹp, có đường nét, màu sắc hài hòa, họa tiết, hoa văn tinh xảo.
Có thể thấy, quy trình thực hiện các công đoạn dệt lụa thổ cẩm hiện nay cũng không quá phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, để tạo nên được những tấm vải thổ cẩm đẹp và độc đáo nhất, toát lên giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc ở các vùng miền, những người làm nghề sẽ cần phải am hiểu và có đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh tế, sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện.
Nghề dệt lụa thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp – Ninh thuận xuất hiện từ khá lâu đời, nổi tiếng khắp cả nước với những sản phẩm vải thổ cẩm đặc sắc, độc đáo. Để có được những tấm thổ cẩm tinh sắc, mềm mại và kết hợp hài hòa các hoa văn, người làm nghề cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau từ lấy bông, cuộn, ngâm dập bông, nhuộm, hồ,... Đặc biệt, khâu lựa chọn màu nhuộm được những người thợ tại đây đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để có được những màu sắc phù hợp, đúng ý nhất.
Đối với làng nghề dệt lụa thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp, màu được chọn chủ yếu là màu đen và được nhuộm bằng lá chùm bầu, ngâm đen trong bùn non 7 ngày liên tục. Đây được xem là màu cơ bản để làm nền cho tâm của tấm thổ cẩm, còn đối với những màu khác thì sẽ cần tìm kiếm ở trên rừng mới có thể làm được.
Chính những công đoạn tỉ mỉ, công phu này đã giúp cho các sản phẩm vải thổ cẩm tại làng nghề Chăm Mỹ Nghiệp được rất nhiều người yêu thích, tạo nên thương hiệu riêng, khẳng định nét đẹp văn hóa làng nghề tại nơi đây.
Một trong số những làng nghề dệt lụa thổ cẩm nổi tiếng, trở thành điểm dừng chân quen thuộc của các du khách nước ngoài chính là làng nghề dệt thổ cẩm Lũng Nọi.
Các sản phẩm thổ cẩm từ lâu đã trở nên vô cùng cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây với những hoa văn, màu sắc rực rỡ, thu hút. Nguyên liệu chính để người thợ có thể tạo nên những tấm vải thổ cẩm chính là sợi bông nhuộm chàm, tơ tằm nhuộm màu. Đối với vải thổ cẩm của người Lũng Nọi thường sẽ có 6 màu chủ đạo, nổi bật nhất đó là xanh, vàng, đỏ, tím, trắng, đen. Từ đó, người thợ có thể pha chế đậm nhạt theo ý đồ của mình, phối họa tiết để mang đến những sản phẩm đặc trưng nhất. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt, nét riêng của thổ cẩm làng Lũng Nọi.
Đến nay, làng nghề dệt lụa thổ cẩm Lũng Nọi là làng nghề duy nhất ở Cao Bằng còn lưu giữ và phát triển được nét tinh hoa văn hóa dân tộc lành nghề thổ cẩm, xứng đáng được tôn vinh và bảo tồn.
Làng Teng (Ba Thành, Ba Tơ, Quảng Ngãi) được biết đến là làng duy nhất còn duy trì và phát triển nghề dệt lụa thổ cẩm. Đây cũng là một làng nghề rất nổi tiếng, được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm trong thời gian gần đây. Nổi bật trong đó chính là nét văn hóa tinh thần của người dân tộc H’rê gắn liền với các khung dệt, miệt mài tuốt từng sợi vải để cho ra những tấm thổ cẩm đẹp, chất lượng nhất. Và cứ thế, nghề dệt thổ cẩm truyền thống này được truyền từ đời này sang đời khác, lưu giữ được những tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nếu bạn đã từng ghé qua làng nghề này, chắc chắn sẽ thấy được những trang phục của người dân tộc H’rê tại đây chủ yếu phối 2 màu đen và đỏ. Trên các tấm thổ cẩm thì có những hoa văn tượng trưng cho thiên nhiên, tạo nên nét đặc trưng riêng mà các làng nghề khác không thể có.
Ngoài ra, nghề dệt lụa thổ cẩm tại làng Peng còn độc đáo bởi những kỹ thuật dệt cài hoa văn mà không phải thêu bằng chỉ như một số làng nghề khác. Màu sắc của các hóa văn này cũng khá nhẹ nhàng, không quá phô trương, kết hợp hài hòa, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái khi nhìn hay sử dụng.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây của timviec365.vn, các bạn có thể hiểu rõ về nghề dệt lụa thổ cẩm tại Việt Nam cùng những giá trị tinh hoa văn hóa làng nghề của dân tộc nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc