
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Vũ Bích Phượng
Là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến món ăn truyền thống dân tộc, miến dong được dùng để chế biến ra rất nhiều món ngon hấp dẫn, đặc biệt không thể vắng bóng trong mâm cơm ngày Tết cổ truyền.
Vậy nghề làm miến dong được thực hiện với quy trình như thế nào và có những điều thú vị nào với những người làm nghề này? Chúng ta sẽ đến gần hơn, hiểu nhiều hơn về công việc làm miến dong nhé.
Việc làm Lao động phổ thôngVốn là một “thức quà” quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nguồn nguyên liệu chính lấy từ tinh bột của củ dong (hay còn gọi là củ dong riềng). Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt chi tiết quy trình hình thành miến dong.
Tinh bột dong riềng là nguyên liệu chính để sản xuất miến dong. Nguồn nguyên liệu này được chia ra làm hai loại là tinh bột ướt và tinh bột khô trong đó tinh bột ướt sẽ được sử dụng để làm miến vì sẽ giúp tiết kiệm chi phí.
Tinh bột dong riềng luôn có sẵn ở các làng nghề làm miến dong chính vì thế không khó khăn để chuẩn bị nguyên liệu.
Khi có nguyên liệu, người lao động chưa thể sử dụng ngay tinh bột để làm ra thành phẩm mà sẽ phải sơ chế nguyên liệu bằng cách ngâm và tẩy trắng nguyên liệu.
Tinh bột ban đầu sẽ lẫn rất nhiều tạp chất và cần làm sạch mới có thể sản xuất được miến ngon. Người thợ làm miến sẽ llàm sạch nguyên liệu như sau:
Cứ 100 cân tinh bột ướt sẽ cần 50 lít nước sạch vf khuấy đều khoảng 15 phút. Cần 3 tiếng đồng hồ để cho tinh bột lắng xuống và nước bẩn sẽ được tháo bỏ ra ngoài. Việc rửa bột này được làm đi làm lại 3 lần rồi chuyển sang quy trình làm trắng bằng một loại hóa chất được phép dùng trong thực phẩm là NaHSO3.
Hồ hóa thực chất là tránh bánh, bánh càng được tráng mỏng càng tốt. Cứ 6 - 7 cân tinh bột đã qua công đoạn 1 và 2 sẽ hòa trộn cùng 5 lít nước ở nhiệt độ lạnh, tiếp theo hòa cùng 70 lít nước sôi để thi dịch hồ sánh. Dịch hồ này dùng để đổ vào tinh bột ướt để làm nguyên liệu tráng bánh.
Việc tráng bánh bánh cần đảm bảo yêu cầu về độ mỏng, như đã nói, càng mỏng thì càng cho ra chất lượng miến tốt, thường mỏng từ 1 đến 2 mm. Vừa tráng vừa hấp trong miệng nồi có kích thước từ 40 đến 60 cm để tiết kiệm tối đa công sức và đảm bảo được tiêu chuẩn cho bánh. Công đoạn này bạn hình dung giống như người ta làm bánh tráng để đưa ra phên phơi nắng.
Bánh tráng sẽ được phơi và sấy ở mức độ vừa phải chứ không phơi khô hoàn toàn, đồng thời được ủ ẩm để tạo một độ ẩm phù hợp giúp việc cắt tạo hình dễ dàng hơn. Tránh để ẩm quá vì sẽ không thể tạo hình, cũng không để miến khô quá vì làm vỡ vụn sản phẩm, độ ẩm tốt nhất trong khoảng 22%.
Dân làng nghề chia sẻ, chỉ phơi bánh đến độ bánh hơi mềm, sở thấy rap tay rồi đưa bánh xếp vào túi nilong để ủ từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ.
sau khi cắt tạo sợi thì miến tiếp tục được đem đi phơi khô trên các phên nứa tre. Thành phẩm được “thu hoạch” sẽ tùy vào mức độ nắng, thời gian nắng. Sau khi đã phơi đủ thời gian để miến có độ khô vừa đủ thì thu được miến dong thành phẩm. Với mỗi 100 kg tinh bột dong loại ướt thì sẽ thu được khoảng 65 kg miến dong. Thường mỗi ngày một hộ gia đình sẽ sản xuất ra được 150 đến 200 kg tinh bột ướt để làm miến.
Việc làm Lao động phổ thông tại Hà Nội
Đứng trước thực trạng thực phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường, bao gồm cả những e ngại đối với sản phẩm miến dong, nhiều người đặc biệt quan tâm những cơ sở làm miến dong uy tín. Nếu đây cũng là mối quan tâm của bạn thì chắc chắn không thể bỏ qua nội dung dưới đây - top các làng nghề miến dong nổi tiếng làm nên thương hiệu Việt.
Điểm nổi bật của miến dong tại làng Hoàng nguyên nằm ở nguyên liệu được chọn lựa kỹ lưỡng từ vùng núi cao Tây Bắc với nguồn nước giếng lấy trong vùng núi đá ong. Quy trình sản xuất có sử dụng công nghệ sấy dưới nguồn nhiệt tự nhiên. Nhờ vậy miến dong Hoàng Nguyên vừa dài vừa giòn lại không hóa chất nên rất an toàn cho mọi người.
Dù không có cơ sở lớn như nhiều doanh nghiệp nhưng Hoàng Nguyên đã tạo được uy tín lớn trong mắt người tiêu dùng bằng chữ “tín” và chữ “tâm”.
Thêm một điều đặc biệt nữa khiến miến dong Hoàng Nguyên đến với người tiêu dùng một cách hoàn hảo đó là nhờ vào nguồn nước chế biến, sản xuất nguyên liệu miến - là nguồn nước giếng vùng đá ong có đô ngọt và chứa khoáng chẩt rất tốt cho sức khỏe mà nhiều làng làm miến dong khác không có.
Miến dong cũng là thực phẩm thuộc những món ăn truyền thống làm nên đặc trưng văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh). Bà con nơi đây cũng tự tay trồng ra nguyên liệu củ dong riềng trên ruộng nương để phục vụ cho công việc sản xuất miến.
Vốn là nghề truyền thống cho nên xuất phát điểm ban đầu của hoạt động sản xuất miến dong vẫn là thủ công, cũng chỉ nhằm mục đích lo ăn cho gia đình, ít khi được người dân mang đi buôn bán. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, dựa trên nhu cầu cần thiết của thị trường, bà con Bình Liêu đã tận dụng nghề truyền thống này để vừa phục vụ nhu cầu đó cũng như tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Các vùng nguyên liệu bắt đầu được chú trọng mở rộng, các kỹ thuật tiên tiến và máy móc công nghệ được đưa vào sản xuất và chế biến miến dong để nâng cao năng suất lao động, đồng thời mang đến cho sản phẩm miến những giá trị mới về mặt thẩm mỹ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cầm trên tay sản phẩm miến dong được đóng gói cẩn thận, có tem mác đầy đủ với các thông tin dinh dưỡng và thành phần nguyên liệu rõ ràng.
Nếu đem so với các sản phẩm khác thì miến Bình Liêu khác biệt hoàn toàn, nằm chính ở nguyên liệu cùng với công nghệ đưa vào sản xuất. Người dùng yêu thích món ngon này bởi mùi hương đặc trưng còn được giữ nguyên vẹn hương vị của củ dong riềng, thành phẩm cuối cùng là những sợi miến vừa mềm vừa dai, không hề bị nát khi nấu lên
Người ta yêu thích miến Bình Liêu không chỉ vì những nết đặc trưng vừa kể trên mà quan trọng hơn cả là ở hàm lượng chất dinh dưỡng có trong từng sợi miến rất tốt cho sức khỏe như ngừa nguy cơ bị béo phì, giúp cơ thể chậm đi quá trình lão hóa, tốt cho những người bị tiểu đường hoặc người ăn chay,…
Nhiều người thắc mắc vì sao miến dong Bình Liêu lại có màu xanh. Câu trả lời rất đơn giản là bởi vì miến dong nơi đây không có chất tẩy trắng.
Việc làm Lao động phổ thông tại Hồ Chí Minh
Côn Minh cũng là quê hương phát triển của cây dong riềng.
Điểm đặc biệt của miến dong Côn Munh có lẽ cũng nằm ở màu sắc xám đục hoặc nâu vì nó cho thấy những thành phẩm miến được tạo ra đảm bảo án toàn vệ sinh thực phẩm, giữ được màu nguyên bản của củ dong, không có chất tẩy trắng trong miến.
Vào năm 2013, Miến dong Côn Minh – Bắc Kạn đã được công nhận nằm trong top 100 “Sản phẩm - dịch vụ uy tín chất lượng năm 2013” do người tiêu dùng bình chọn. Mặt hàng miến dong ở đây đã có mặt khắp mọi miền tổ quốc, thậm chí có mặt ở cả thị trường thế giới.
Tại thôn Minh Hồng,xã Quang Minh, Ba Vì, Hà Nội vốn có nghề miến dong truyền thống vô cùng lâu đời, tiếng tăm của làng nghề cũng theo đó nổi lên theo thời gian.
Theo một số liệu thống kê thì gần như 2/3 số hộ gia đình trong thôn theo nghề làm miến dong với 162 máy sản xuất và chế biến tinh bột dong. 1/3 hộ gia đình còn lại dù không chuyên nghề làm miến thế nhưng cũng tham gia vào một công đoạn quan trọng đó là trồng cây dong để cung cấp nguyên liệu sản xuất miến Hồng Minh.
Công việc làm miến diễn ra vô cùng nhộn nhịp và được thực hiện quanh năm. Khám phá đến làng nghề làm miến truyền thống thứ tư ắt bạn cũng đã biết, sản phẩm miến thành phẩm mỗi nơi lại có đặc trưng riêng, số với nét đặc trưng của miến các xứ khác thì miến Hồng Minh nổi tiếng với hương vị thơm ngon, dài giòn quyện lại với nhau mà ít nơi nào có được. Một phần sự thú vị đó được tạo nên nhờ vào đặc điểm của thổ nhưỡng ven núi Tản và đóng nước ngọt của con Sông Đà giang kỳ vĩ
Để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe con người, các giá đình làm miến tại đây luôn nêu cao cam kết không dùng chất tẩy trắng, hàn the hay các phụ gia có hại để đưa vào sản phẩm miến. Đồng thời các tỷ lệ được pha trộn một cách chính xác giúp đảm bảo các yếu tố chất lượng cho sản phẩm.
Nhãn hiệu tập thể Miến dong Minh Hồng được xây dựng nên như một dấu mốc quan trọng giúp cho xã Minh Hồng khẳng định những tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Không những thế, điều này còn góp phần vào sự nghiệp bảo tồn, khôi phục lại và phát triển của làng nghề truyền thống Hà Nội, tạo được việc làm cho người dân , tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì.
Nghề làm miến dong suy cho cùng là một nghề truyền thống còn phát triển lâu dài đến tận ngày này và mang về cho người dân nơi đây cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế từ hộ gia đình cho đến kinh tế khu vực.
Chia sẻ
Bình luận