Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bát trân là gì? 8 loại món ăn cực phẩm phải ghi nhớ

Tác giả: Đới Thanh Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn đã từng nghe tới “Bát Trân” chưa? Khi nhắc đến tinh hoa ẩm thực của Việt Nam thì bát trân là cái tên quen thuộc. Nhưng cụ thể bát trân là gì và bát trân bao gồm những gì thì khá nhiều người còn rất mơ hồ. Để hiểu được điều đó chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về bát trân trong ẩm thực cung đình xưa. Cùng theo dõi để biết chi tiết hơn về bát trân nhé.

1. Khái niệm bát trân là gì?

Nhắc đến tinh hoa trong ẩm thực Việt Nam, bát trân là tên gọi chung cho 8 loại món ăn hiếm và quý. Công đoạn chuẩn bị rất cầu kỳ và chỉ dành cho giới quý tộc trong cung đình, cụ thể hơn là các bậc vua chúa. 

Từ thuở xa xưa, trong chốn triều đình, các bậc vua chúa đã thể hiện sự khác biệt trong phong cách ăn uống và gu ẩm thực và bát trân là ví dụ điển hình cho điều này. 

Bát trân là gì?
Bát trân là gì?

Bao gồm 8 món ăn quý hiếm với chất lượng tuyệt phẩm mà chỉ riêng các bậc vua chúa mới có cơ hội chạm đũa đến. Thành quả của 8 món đều nhờ vào bàn tay khéo léo và công phu của các ngự trù mà bát trân trở thành ẩm thực mỹ vị. 

Nguyên liệu chế biến 8 món ăn quý hiếm là những nguyên liệu chất lượng nhất, là tinh túy của thế giới muôn loài. Bên cạnh đó còn sự kết hợp của đông y, bát trân không chỉ là ẩm thực ngon bổ dưỡng mà còn là những liều thuốc bổ, quý hiếm mang đến sức khỏe dồi dào và sự trường thọ cho các bậc vua chúa trong triều đình.

Chính vì thực phẩm để tạo ra các món ăn đều cực kỳ hiếm, giá trị bổ dưỡng cao nên mới được gọi là hiếm mà hiếm thì ắt là quý giá.

2. Bát trân Việt Nam trong từng thời kỳ

2.1. Bát trân thời nay

Ngày nay có 8 món bát trân được trình làng như sau:

- Bào ngư

- Bong bóng cá

- Gan béo

- Hải sâm

- Tôm hùm

- Trứng cá tẩm muối

- Vi cá mập

- Yến sào

2.2. Bát trân thời xa xưa

Việc thống nhất các nguyên liệu quý hiếm để chế biến món ăn được liệt kê vào danh sách bát trân trong ẩm thực cung đình vẫn chưa có hồi kết, bởi thi thoảng lại có thêm những nghiên cứu mới về nguyên liệu mới rồi làm nảy sinh chế biến thêm vài món lạ. 

Sau đây là liệt kê tám món quý hiếm thời xưa:

2.2.1. Yến sào

Vốn là món ăn được chế biến từ tổ của con chim yến, sau khi làm tổ bằng nước bọt vào vách gỗ sẽ tạo nên một tổ có hình dạng như một chén trà. Sau khi hoàn thành xong tổ yến thì được gọi là tổ yến thô, thông qua quá trình vệ sinh, tinh chế tổ yến, ta thu về yến sạch để làm nguyên liệu chế biến thành các món ăn ngon và đầy dinh dưỡng.

Yến sào
Yến sào

Yến sào mang đến rất nhiều bổ dưỡng cho sức khỏe, không chỉ giúp bồi bổ thần kinh, gân cốt đến chống suy nhược cơ thể mà còn giúp con người kéo dài tuổi thọ.

Chính vì có công dụng kéo dài tuổi thọ mà yến sào luôn được đặt là món chính và quý giá nhất trong bàn ăn của các bậc vua chúa. Cho đến ngày nay, yến sào vẫn rất được nhiều gia đình tin dùng và không ngừng đổi mới yến sào với nhiều hương vị đặc biệt. 

2.2.2. Thịt chân voi

Ngày xưa, voi hay kiệu voi luôn là phương tiện đi lại chủ yếu dành cho các bậc vua chúa cho nên họ chỉ ăn thịt voi khi chúng đã qua đời. Nguyên liệu chế biến từ voi thường người ta sẽ lấy phần thịt gân mềm dưới chân voi và phần ngà của con voi cũng rất quý hiếm.

Thịt chân voi
Thịt chân voi

Phần ngà có thể dùng trong trưng bày hoặc ngâm rượu thuốc, thịt gân ở chân voi săn chắc, giòn rất phù hợp để chế biến món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho các vua chúa.

2.2.3. Môi Đười Ươi

Em trái đỗi ơi nghe xong thì mọi người đều bối rối, đỗi ơi là loài sinh vật thường sống ẩn mình trong hang đá và di chuyển theo một hướng nhất định. 

Cách để bắt được con vật này người ta sẽ đặt chai rượu cùng một đôi dép trên con đường mà chúng qua. Đười ươi sẽ bị đánh lừa bằng cách đi dép và uống rượu giống như con người, sau khi uống say chúng sẽ nằm ra khi đó thợ săn tiến hành giăng bẫy bắt về và lấy phần môi đười ươi để chế biến các món ăn bổ dưỡng.

2.2.4. Gân Nai

Để chế biến thành công món gân nai, người ta sẽ lấy phần đùi đã được nướng trong lửa sau đó làm sạch lông rồi bỏ vào nồi hầm cho thật mềm, xẻ ra và lấy phần gân. Để gân nai được sạch hơn thì người ta thường mang ngâm trong nước muối pha giấm và cuối cùng tiến hành cắt gân thành khúc vừa ăn rồi hầm cùng các nguyên liệu khác.

2.2.5. Tay Gấu

Sau khi bắt về những con gấu, người ta sẽ tiến hành chặt đi phần chi trước sau đó lấy phần chi nhúng vào chảo mỡ đun sôi để lông được làm sạch. Để sạch hoàn toàn tay gấu thì cần trần qua mỡ không dưới 100 lần. 

Nguyên liệu tay gấu này sẽ chế biến và đem đi hầm cùng nhiều loại thảo mộc khác để tạo nên món ăn hoàn hảo cho các vị vua.

2.2.6. Nem công

Nem công được làm từ nguyên liệu chính là thịt chim công. Chim công vốn là một loài chim rất đẹp và quý hiếm, thịt của chúng lành tính, mát và có khả năng thải độc mạnh mẽ nên được xếp vào nhóm nguyên liệu siêu quý hiếm. 

Nem công
Nem công 

Vì vậy, nguyên liệu này thường được sử dụng để nấu các món ăn dành cho vua chúa. Món ăn này chế biến khá đơn giản, không cần nấu mà chỉ cần làm chín bằng phương pháp lên men. 

Cụ thể người ta sẽ tách phần thịt đùi của chim công và chế biến cùng với các gia vị như tiêu, tỏi riềng, … và gói trong lá chuối ủ khoảng 3 ngày.

2.2.7. Chả Phượng

Vốn là món ăn quý hiếm được chế biến từ thịt của chim trĩ. Chim trĩ sở hữu phần đuôi dài và có đôi nét giống với chim phượng nên món ăn có tên là chả phượng. 

Chả Phượng
Chả Phượng

Sau khi làm thịt chim, người ta sẽ tách lấy phần đùi nạc của chim rồi đem xay nhuyễn cùng với mỡ của gà trống. Trộn tất cả nguyên liệu cùng với gia vị như nước mắm, xì dầu, tiêu, mật ong, … Cách nấu chả phượng cũng rất đơn giản, sau khi trộn nguyên liệu và gia vị, người ta chỉ cần bọc cẩn thận vào lá chuối sau đó mang đi hấp chín để dâng lên vua chúa.

2.2.8. Da Tây Ngưu

Da Tây Ngưu hay còn được gọi là da Tê Giác. Để chế biến thành công món ăn này, người ta sẽ tách phần da phía trong của con vật này rồi tiến hành mang phơi khô dưới ánh nắng, sau khi phơi khô sẽ tiếp tục sấy lửa suốt 100 ngày. 

Da Tây Ngưu
Da Tây Ngưu

Phần da sẽ được ngâm cùng rượu khoảng 1 tháng rồi phơi khô sau đó cất vào hộp bằng bạc hoặc vàng. Để chế biến thành món ăn thì người ta sẽ lấy ngâm vào nước tro thảo mộc rồi đem hấp cách thủy.

3. Lời kết

Điểm qua 8 món ăn bát trân của thời triều đình ngày xưa, mọi người đều dễ dàng nhận thấy rằng nguyên liệu từ các món ăn đều được lấy từ những phần tốt nhất của các con vật quý hiếm. Những món ăn quý hiếm và đầy bổ dưỡng này chỉ được dâng lên các vua chúa mà người thường sẽ không có cơ hội trải nghiệm.

Vì vậy, các món ăn quý hiếm thời xa xưa đã không còn tồn tại cho đến đến thời nay bởi những loài động vật đó đã và đang dần trở nên tuyệt chủng. Tuy nhiên, món yến sào vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay và mọi người có thể mua yến sào ở bất cứ đâu trong các siêu thị.

Trên đây là những giải thích chi tiết nhất về bát trân là gì và 8 món ăn trong ẩm thực của triều đình thời xa xưa. Hy vọng bài viết này mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về ẩm thực, đừng quên cập nhật những tin tức mới của chúng tôi qua timviec365.vn để khám phá nhiều tin tức thú vị bạn nhé.

Bulgogi là gì? Khám phá thiên đường ẩm thực Hàn Quốc

Bên cạnh các món ăn Việt Nam thời xa xưa, cùng tìm hiểu về Bulgogi là gì? Khám phá thiên đường ẩm thực Hàn Quốc tại đây nhé.

Bulgogi là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;