Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghiệp dư là gì? Nghiệp dư hay chuyên nghiệp? bạn thuộc phe nào?

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 09 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, tại sao một số người quanh bạn lại rất thành công trong khi bạn mới chính là người cố gắng hết sức để làm những điều bình thường? Đó thật sự là hỏi không dễ trả lời một chút nào vì chúng có quá nhiều khía cạnh để đề cập đến. Nhưng điều mà cả bạn và tôi, chúng ta không thể nào phủ nhận, đó là tư tưởng, sự khác biệt dân nghiệp dư và những người chuyện nghiệp. Có thể bạn không muốn chấp nhận sự thật rằng, hầu hết chúng ta đều là dân nghiệp dư khi đang sống và làm việc thiếu khoa học. Vậy nghiệp dư là gì? Đâu là con đường đưa chúng ta thoát khỏi lớp vở bọc nghiệp dư và vươn tới địa hạt của những người chuyên nghiệp?

1. Nghiệp dư là gì?

Nghiệp dư là gì?
nghiệp dư là gì

Trong cuộc sống, chúng ta thường lấy những thành công của ai đó trong một lĩnh vực hay kĩ năng đạt đến mức chuyên gia để đưa ra đánh giá mức độ chuyên nghiệp. Một ca sĩ biểu diễn trong một đêm nhạc âm thanh, ánh sáng với một bản cover bằng smartphone của đứa bạn cùng lớp vẫn thường đặt lên bàn cần để đong đếm. Và dĩ nhiên, phần nghiệp dư bao giờ cũng thuộc những sản phẩm không có thương hiệu, tên tuổi. 

Ví như, bản cover được cho là nghiệp dư, ngoài yếu tố chất lượng ra, nó còn được đánh giá bởi nhiều yếu tố khác nữa như môi trường biểu diễn, trang thiết bị được đầu tư, phong cách của người biểu diễn ca khúc khi so sánh với ấn phẩm trong bữa tiệc âm nhạc kia. Trong thực tế, chúng ta dễ đánh giá một người là nghiệp dư  qua diện mạo bề ngoài như ăn mặc nghiệp dư để nó đến những người có phong cách ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh, ca sỹ nghiệp để nói đến những người làm âm nhạc nhưng không bài bản, nhà văn nghiệp dư để nhắc đến những người sáng tác văn thơ là nghề tay trái. Nghiệp dư là gì được lý giải như khái niệm đối lập hoàn toàn với sự chuyên nghiệp, bài bản, khoa học. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dùng khái niệm nghiệp dư là gì để miêu tả nghề tay trái, nghề không mang lại nguồn thu nhập chính hay không phản ánh đầy đủ năng lực của cá nhân. Đó có thể là nghề “làm theo đam mê”, nghề vui, nhưng đôi khi lại là nỗi giải khuây và nâng cao chất lượng, tạo ra động lực để họ làm nghề chính tốt hơn. Chúng ta có ca sĩ nghiệp dư, nhà văn nghiệp dư, ảo thuật gia nghiệp dư…

 Nhưng nghĩa chính xác nhất của khái niệm nghiệp dư được dùng để nói về phong cách, suy nghĩ, phẩm chất ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công trong công việc chứ không đơn thuần là đánh giá qua vẻ bề ngoài của một cá nhân. Nghiệp dư trong công việc được thể hiện qua thái độ làm việc, phong thái, hành vi và năng lực xử lý công việc thiếu bàn bản, không có tính quy củ. Thực ra, không khó để nhận ra rằng có nằm trong tốp người theo chủ nghĩa nghiệp dư hay không. Nội dung sau đây, sẽ cho bạn thấy rõ điều đó.

2. Những dấu hiệu cho thấy rằng bạn là dân nghiệp dư chính hiệu?

Những dấu hiệu của ngoại tình?
Những dấu hiệu cho thấy rằng bạn là dân nghiệp dư chính hiệu?

Phần lớn chúng ta khó lòng chấp nhận được sự thật “mình là dân không chuyên chỉ khi những biểu hiện và kết quả bạn nhận lấy đối lập hoàn toàn với những gì bạn mong muốn và đặt trong sự so sánh với một người cùng level. Hãy cẩn trọng từng phút với những biểu hiện sau đây nếu như bạn không muốn đi tong năng suất làm việc và trở thành điểm đen trong mắt sếp với thái độ làm việc nghiệp dư của mình.

2.1. Thiếu tính kỷ luật

Nhắc đến những “nỗi muộn phiền” của sếp, thiếu tính kỷ luật ở nhân viên là một trong những gạch đầu dòng hàng đầu. Có thể bạn cho rằng, việc “tám” trong giờ làm việc có tác dụng bất ngờ là vơi đi những cơn ngái ngủ và kết nối với đồng nghiệp, nhưng nó lại được liệt vào danh sách những biểu hiện của chủ nghĩa nghiệp dư trong công sở. Bởi vì, việc nói chuyện của bạn không chỉ ảnh hưởng đến chính kết quả giờ của cả bản thân và đồng nghiệp và “châm ngòi” cho việc thịnh hành làm việc thiếu nghiệp túc. Những biểu hiện khác của thiếu tính kỷ luật chính là tình trạng đi muộn về sớm hay đốt thời gian vào những việc riêng như điện thoại hay sử dụng mạng xã hội trong giờ. Tất cả những điều này không chỉ làm “xuống cấp” hình ảnh của bạn trong mắt sếp mà còn kéo theo hậu quả về chất lượng làm việc của bạn. 

2.2. Không thể kiểm soát được cảm xúc

Có lẽ hơi lạ khi lần đầu tiên bạn nghe đến mối liên hệ giữa cảm xúc và tính nghiệp dư trong công việc? Bởi lẽ thông thường vẫn thường nghe và nhìn nhận một ai đó nghiệp dư qua vẻ bề ngoài. Nhưng sự thiếu kiểm soát trong cảm xúc lại chính là nguyên nhân căn bản nhất biến bạn thành một người nghiệp dư trong mắt người khác chứ không đơn thuần là qua diện mạo hay cách ăn mặc thậm chí là kết quả như bạn thường thấy. Nếu bạn đã từng có hành vi thô lỗ với đồng nghiệp, không thể kìm chế được cảm xúc trong lúc tranh luận trao đổi ý kiến với sếp với khách hàng hay làm những việc riêng và không phục vụ mục đích chung…Đó chính là bạn đang nghiệp dư. 

2.3. Khả năng sắp xếp công việc và thời gian thiếu khoa học

Sự thật này có lẽ khiến không ít người “chạnh lòng”, nhưng sự cầu toàn, tỉ mỉ quá mức đôi khi là chính là yếu tố là nhân tố góp phần tạo nên sự nghiệp dư của bạn. Có thể bạn có khả năng sản phẩm của bạn có thể tốt hơn một chút so với đồng nghiệp, nhưng điều đó chỉ giúp bạn hoàn thành 1/3 khối lượng công việc so với đồng nghiệp thì điều này không thực sự là dấu hiệu đáng mừng. Khi đồng nghiệp của bạn có thời gian nghỉ ngơi, bạn vẫn vùi đầu vào công việc và lo lắng về deadline, khi bạn cố dành hết thời gian rảnh rang của mình cho công việc và được sếp khen là cống hiến cho công việc…Bạn đừng vội mừng…vì thực tế, bạn đang rời vào trạng thái nghiệp dư mà không hề biết. 

Định mức công việc mỗi ngày không thể đánh giá được hoàn toàn khả năng của nhân viên, nhưng đó là nhân tố quan trọng để xác định xem kỹ năng cân bằng, sắp xếp thời gian của bạn như thế nào. Nếu bạn không thể thành công hơn đồng nghiệp về thành tựu thì ít nhất bạn phải đảm bảo được mặt bằng chung về khối lượng công việc để cân đối thời gian cho hợp lý. Bạn chỉ có thể làm tốt mọi việc khi biết tận dụng đúng thời gian cho cả việc nghỉ ngơi và công việc mà thôi. Sự nghiệp là hành trình lâu dài, sư gắng sức quá mức bạn đầu mà vô tình để sức khỏe qua một bên thì nhất định hậu quả bạn nhận lại sẽ đáng lo hơn nhiều so với việc chậm deadline hay bị phạt đấy. 

2.4. Ăn mặc “không giống ai” 

Thực tế khái niệm ăn mặc nghiệp dư hoàn toàn khác biệt với cách đánh giá của nhiều người trẻ. Nhiều bạn trẻ vẫn thường nhận mình là tín đồ của phong cách thời trang chuyên nghiệp bằng cách chạy theo những hot trend, hàng hiệu thậm chí là bắt chước lối vận đồ của những người mẫu hay diễn viên nổi tiếng…song chính những điều này đang tự biến những bạn ấy trở nên nghiệp dư trong mắt cộng đồng bởi phong cách lố bịch, không phù hợp với môi trường xung quanh. Để trở nên chuyên nghiệp, đơn giản là không lựa chọn những trang phục luộm thuộc, rườm rà hoặc quá lòe loẹt, ưu tiên những bộ trang phục dễ hoạt động, phù hợp với “tầm với của bản thân”, gia đình.

Tham khảo thêm: Tính chuyên nghiệp là gì? Làm sao để cải thiện tính chuyên nghiệp

3. Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư, bạn đã lường được hết?

Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư
Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư, bạn đã lường được hết?

Bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận và đánh giá phong cách, thái độ nghiệp dư của người khác, bạn chỉ có thể tìm được định nghĩa nghiệp dư là gì cho bản thân khi bạn được thực tế trải nghiệm cảm giác “thất bại” mà nó mang lại. 

3.1. Sức khỏe bản thân 

Có thể, thói quen tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết trong công việc, sự “quên mình” để hoàn thành deadline mà quên đi thời gian nghỉ ngơi của bạn sẽ nhận được những cơn mưa lời khen từ sếp và đồng nghiệp, nhưng…nếu kéo dài quá mức…bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng “rớt cảm xúc”, mệt mỏi chỉ vì không thể nào sắp xếp thời gian cho khoa học. Tính chuyên nghiệp trong công việc, trước hết thể hiển ở khả năng chi tiêu, sắp xếp thời gian cho những nội dung công việc cho hợp lý. Do đó, để thoát khỏi cái bóng của sự nghiệp dư rất khó để nhận ra này, bạn cần phải tối ưu lại lịch trình của mình cho hợp lý, vừa đảm bảo khối lượng công việc mỗi ngày,vừa đủ thời gian để “ tút lại” tinh thần trong những giờ làm việc căng thẳng. 

3.2. Mất thiện cảm trong mắt sếp và đồng nghiệp

Sẽ chẳng dễ chịu gì khi bị người khác gọi là dân nghiệp dư trong công việc, nhưng bạn sẽ chẳng thể nào thoát khỏi thực trạng đó khi  dành thời gian quý giá trong giờ cho những những giờ phút “tám” chuyện linh tinh hay lướt web những câu chuyện trên trời dưới biển. Chính thái độ làm việc của bạn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của cả tập thể, tốc độ làm việc của bản thân. Dù bạn có năng lực thì điều này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ biến bạn trở thành tâm điểm của sếp. Dĩ nhiên, không một tổ chức nào đủ kiên nhẫn để chấp nhận nuôi nhân viên chuyên phá vỡ thành quả của cả ekip và kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp. Quyết định giữ bạn ở lại làm việc hay sa thải sẽ được đưa ra sớm hay muộn mà thôi.

3.3. Ngăn cản bạn phát triển bản thân

 Bạn chỉ có thể tốt hơn nếu được đưa bản thân mình vào kỷ luật, bao gồm cả việc làm bạn trở nên căng thẳng và áp lực trong khi tính thiếu chuyên nghiệp ở bất kỳ đâu đều đánh bật bạn ra ngoài quỹ đạo của một con người luôn tuân thủ nội quy. Sự coi thường nội quy, làm việc theo ý kiến riêng, thiếu thái độ nghiêm túc từ những điều nhỏ nhất sẽ dần hình thành trong bạn thói quen xấu và không thể hòa hợp được với bất kỳ một môi trường làm việc nào. Sự tắc trách trong công việc, thái độ bất hợp tác trong hoạt động nhóm, sống vô tổ chức, lười lao động…tất cả những biểu hiện của phong cách làm việc nghiệp dư đó đều khiến cá nhân bạn mất cơ hội thăng tiến, kìm hãm sự phát triển của bạn thân về nhân cách, đưa bạn về lối sống bản năng và khó có thể hòa hợp được với môi trường mới, chuyên nghiệp. 

Hi vọng những thông tin trên đây Lại Trang cung cấp về nghiệp dư là gì, những biểu hiện về nghiệp dư trong công việc sẽ thực sự hữu ích với bạn, đặc biệt trong việc định hướng con đường đúng đắn nhất trong việc “giải phóng” một thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học. Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin mới nhất trên timviec365.vn nhé. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý