
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Quản lý tài sản là một công việc quan trọng trong bất cứ một cơ sở doanh nghiệp hay một tổ chức tập thể nào. Vậy những nghiệp vụ quản lý tài sản mà một người chịu trách nhiệm cho công việc này phải có là gì? Những kỹ năng cấp thiết và quan trọng để thực hiện những nghiệp vụ này thì sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết hữu ích này.
Trong bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp hay công ty nào thì tài sản là những thứ luôn hiện diện và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Việc quản lý tốt tài sản đòi hỏi những người làm công việc này phải luôn luôn trau dồi bản thân để có một nghiệp vụ chuyên môn cần thiết nhằm đáp ứng công việc, hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của mình.
Vậy thì theo bạn, nghiệp vụ quản lý tài sản là gì? Nghiệp vụ quản lý những tài sản là trình độ chuyên môn về quản lý tài sản. Đó là những kỹ năng, tác phong trong công việc mà bất cứ một nhân viên hay một người phụ trách công việc quản lý tài sản nào cũng cần phải trang bị và có cho mình. Nghiệp vụ quản lý tài sản được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành công việc trong quá trình làm việc của nhân viên. Ngược lại, nếu có một nghiệp vụ quản lý tài sản tốt thì người nhân viên đó sẽ hoàn thành công việc một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tài sản là thứ được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nó thể hiện mức độ phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Một công ty có khối tài sản vững chắc và được quản lý bởi những người có nghiệp vụ chuyên môn giỏi thì đó là điều thật sự may mắn.
Đối với bất cứ công việc nào để làm tốt thì bạn cũng cần phải học tập và rèn luyện cho mình những nghiệp vụ quan trọng cần có. Nghiệp vụ trong quản lý tài sản cũng vậy. Quá trình xây dựng nghiệp vụ đó không chỉ diễn ra trong thời gian học tập trên ghế nhà trường mà bạn cần phải học tập, rèn luyện trong chính môi trường làm việc hàng ngày của mình.
Những nghiệp vụ quản lý tài sản trong một doanh nghiệp mà một người chịu trách nhiệm quản lý phải có được kể đến như là nghiệp vụ quản lý chất lượng và số lượng tài sản; nghiệp vụ báo cáo tài chính, số liệu liên quan đến tài sản của công ty, doanh nghiệp.
Đây là một nghiệp vụ rất quan trọng có liên quan mật thiết đến những công việc mà một người quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần đảm nhận. Bởi tài sản là những thứ có hạn và không một loại tài sản nào có thể sử dụng được mãi mãi. Quản lý những tài sản này thì những chuyên viên phải có nghiệp vụ, cách thức phù hợp để quản lý hoạt động cung cấp, thu hồi những tài sản, thiết bị trong văn phòng tại từng bộ phận trong công ty, doanh nghiệp khi có vấn đề xảy ra. Nghiệp vụ quản lý, điều tra, rà soát chất lượng các loại tài sản như vật dụng, thiết bị sẵn có. Kiểm tra tình hình, trạng thái để đưa ra những quyết định về đầu tư hoặc gỡ bỏ được hiệu quả, tiết kiệm.
Nghiệp vụ, kỹ năng để làm việc với các con số, tính toán cũng rất cần thiết đối với công việc quản lý này. Đó là những nghiệp vụ làm việc về kế toán, tính toán giá trị, chi phí của các loại tài sản trong tổ chức. Tổng hợp tất cả những số liệu đó bằng kỹ năng nghiệp vụ phân tích, thống kê và cuối cùng là nghiệp vụ hoàn thành báo cáo kỹ càng để có thể đề xuất lên cấp trên những phương án sử dụng, luân chuyển hay gỡ bỏ hợp lý.
Đối với bất cứ công việc và vị trí nào thì nghiệp vụ chuyên môn đều đóng góp những vai trò vô cùng quan trọng. Nghiệp vụ trong công việc là những điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng luôn cần cố gắng để rèn luyện mỗi ngày. Khi sở hữu một nghiệp vụ quản lý tài sản vững chắc, bạn sẽ hoàn thành công việc một cách dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn. Nghiệp vụ tốt cũng khiến bạn nâng cao hơn được cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Những nghiệp vụ quản lý tài sản này còn đóng góp một vai trò vô cùng to lớn trên con đường phát triển sự nghiệp và công việc của bạn. Đối với công ty và doanh nghiệp, việc sở hữu những nhân viên với chuyên môn và nghiệp vụ chắc chắn sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển lâu dài của mình. Quản lý tài sản là một công việc cần những nghiệp vụ và kỹ năng mềm. Nếu bạn đang theo học các ngành liên quan đến tài chính, kinh tế, dữ liệu, hành chính,... thì đều có thể trở thành một chuyên viên chịu trách nhiệm quản lý tài sản trong doanh nghiệp. Vậy những kỹ năng mà nghiệp vụ này cần có là gì?
Xem thêm: Quản lý tài sản trong trường phổ thông hợp lý và hiệu quả
Những kỹ năng này là những kỹ năng liên quan đến chuyên môn đặc thù mà bạn được học trên ghế nhà trường, trong sách vở hoặc qua các khóa học từ những giảng viên với bề dày kiến thức,... Có liên quan đến công việc quản lý hàng ngày. Đây là những kỹ năng bạn có thể rèn luyện và nâng cao bằng cách học hỏi từ những người hướng dẫn, người có kinh nghiệm dày dặn trong ngành.
Thời đại công nghệ thông tin phát triển, máy móc, phần mềm trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ con người. Nghiệp vụ quản lý tài sản sẽ đi cùng với những thói quen nhập, xuất, xử lý số liệu liên quan đến tài sản bằng máy tính. Để nghiệp vụ này được thực hiện một cách trôi chảy thì việc học hỏi và trang bị những kỹ năng về tin học văn văn phòng và sử dụng các phần mềm hỗ trợ là điều cực kỳ cấp thiết, quan trọng.
Bên cạnh đó trong môi trường doanh nghiệp thì làm việc tổ chức là điều tất yếu. Khi đó để thực hiện nghiệp vụ thì chúng ta còn cần rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc tập thể, làm việc nhóm,...
Nghiệp vụ quản lý tài sản là nghiệp vụ quan trọng cho bất cứ một trí nào liên quan đến ngành nghề tài chính, kinh tế và quản lý của cải vật chất trong doanh nghiệp. Để có thể hoàn thành tốt và nâng cao giá trị bản thân thì bạn hãy cố gắng không ngừng trong việc rèn luyện những nghiệp vụ và kỹ năng mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Chúng tôi tin rằng chỉ cần bạn luôn cố gắng thì tất cả những điều mà bạn mong muốn sẽ đều trở thành hiện thực. Cảm ơn các bạn và đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác trên timviec365.vn nhé!
Chi tiết phân loại các loại tài sản doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc không biết những tài sản trong doanh nghiệp sẽ được phân loại như thế nào? Click ngay vào bài viết sau đây để cùng tìm hiểu về điều này và đưa ra cho mình câu trả lời hợp lý nhất.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận