
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Tài sản công có thể được xem là một phần nào đó trong cuộc sống của mỗi người và giúp cuộc sống của chúng ta văn minh, đầy đủ và hiện đại hơn. Các đơn vị sử dụng tài sản công cần báo cáo về tình hình sử dụng và quản lý tài sản công để cơ quan có thẩm quyền biết được cách quản lý và sử dụng tài sản công của đơn vị đó có hợp lý và phù hợp hay không? Vậy quy định về báo cáo và nội dung của báo cáo này ra sao? Cùng timviec365.vn tìm hiểu xem nội dung của báo cáo quản lý tài sản công và một số thông tin về báo cáo này trong bài viết dưới đây!
Báo cáo quản lý tài sản công có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Các đơn vị, cơ quan sử dụng tài sản công cần báo cáo cách mà mình sử dụng và quản lý tài sản để đảm bảo tài sản không bị hỏng hóc hoặc mất mát.
Bên cạnh đó, các chi phí để mua sắm và sửa chữa tài sản cũng cần được ghi chi tiết, cụ thể từng con số trong báo cáo. Và các cơ quan, đơn vị đó sử dụng tài sản, tăng giảm tài sản theo đúng quy định mà Nhà nước đề ra.
Đồng thời, đơn vị đó cũng cần báo cáo về mục đích sử dụng tài sản công có hợp lý và hiệu quả hay không. Các cơ quan thẩm quyền sẽ dựa vào báo cáo và tình hình thực tế để kiểm tra quy trình quản lý tài sản, có sử dụng tiết kiệm và không gây lãng phí hay không, cùng với đó đánh giá khả năng giữ gìn tài sản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đó.
Ngoài ra, báo cáo quản lý tài sản giúp đảm bảo tính công bằng, minh bạch về quản lý tài sản trong các doanh nghiệp và các trường hợp như mua thêm, thuê hoặc hủy hoại tài sản công cần có lý do phù hợp với thực tiễn và điều kiện hoạt động của đơn vị, cơ quan đó. Bạn có thể kết hợp sử dụng phần mềm quản lý tài sản miễn phí để quản lý tài sản công dễ dàng hơn.
Tùy vào trường hợp mà doanh nghiệp, đơn vị và cơ quan sử dụng tài sản công mà sẽ có thời gian báo cáo khác nhau. Thông thường, bạn sẽ cần báo cáo chi tiết về quản lý tài sản công vào đầu năm sau để cơ quan có thẩm quyền biết tình hình sử dụng, thuê mướn, mua sắm, quản lý, tiêu hủy,... tài sản công của doanh nghiệp, đơn vị hay cơ quan của bạn.
Thời gian báo cáo cụ thể của từng đơn vị như sau:
- Các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức báo cáo lên cấp trên trước ngày 31 tháng 01.
- Các cơ quan cấp trên cần lập báo cáo trước ngày 28 tháng 02 để gửi lên Bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh.
- Các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh cần lập báo cáo trước ngày 15 tháng 3 để báo cáo về tình hình sử dụng và quản lý tài sản công nằm trong phạm vi quản lý.
- Cuối cùng, Bộ tài chính sẽ tổng hợp tình hình sử dụng và quản lý tài sản công trong cả nước để báo cáo lên Chính phủ và để báo cáo lên Quốc hội theo đúng yêu cầu và thực hiện về việc công khai tài sản công trong cả nước.
Bạn cũng cần để ý các công văn hay quy định liên quan đến việc quản lý tài sản công để báo cáo đúng thời gian quy định.
Tất cả những đối tượng sử dụng tài sản công đều cần áp dụng việc báo cáo định kỳ lên cơ quan có thẩm quyền và cần thực hiện đúng theo quy định về Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và theo quy định riêng của Chính phủ.
Các đối tượng áp dụng về việc báo cáo này gồm có: Các cơ quan Nhà nước; Lực lượng vũ trang nhân dân; Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Đơn vị sự nghiệp công lập; Các tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội; Bộ tài chính, UBND các cấp; Các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có liên quan đến việc sử dụng và quản lý tài sản công,...
Tùy thuộc vào đơn vị và tổ chức cần báo cáo về quản lý tài sản công mà có nội dung báo cáo khác nhau.
Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị sử dụng và quản lý tài sản công cần báo cáo với nội dung như sau:
- Về tình hình sử dụng và quản lý tài sản công:
+ Nêu thực trạng sử dụng, quản lý tài sản công của đơn vị, tổ chức doanh nghiệp đó.
+ Đánh giá những mặt hiệu quả, tích cực và những tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản công cua đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đó.
+ Đánh giá những tình hình về thực hiện kết luận và kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra Nhà nước về việc quản lý và sử dụng tài sản công trong kỳ báo cáo đó.
Bên cạnh đó, các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này cần kiến nghị các giải pháp để nâng cao công tác quản lý, sử dụng, hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật về tài sản công.
Đối với các cơ quan cấp trên, sở, ban, ngành chủ quản hay UBND cấp huyện cần báo cáo những nội dung như sau:
- Về tình hình sử dụng và quản lý tài sản công: Nội dung của báo cáo về tài sản công sẽ dựa theo quy định về điểm a khoản 1 Điều này đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vào phạm vi quản lý.
- Các công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về việc quản lý và sử dụng tài sản công của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức về các phạm vi quản lý.
- Kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý tài sản công.
Đối với các đối tượng là bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh sẽ cần báo cáo với nội dung như sau:
- Về tình hình ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về việc sử dụng, quản lý tài sản công:
+ Hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện hành về sử dụng và quản lý tài sản công do cơ quan trung ương, bộ, tỉnh ban hành theo thẩm quyền đề ra (kể cả các văn bản đã ban hành trước kỳ báo cáo nhưng vẫn còn hiệu lực thi hành trong kỳ báo cáo).
+ Đánh giá về các tình hình thực hiện các văn bản pháp luật theo thẩm quyền đề ra về sử dụng và quản lý tài sản công thuộc vào phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương hay địa phương; các tính phù hợp, kịp thời, bất cập, mâu thuẫn của các văn bản đã ban hành; tác động của các văn bản đến việc quản lý và sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
- Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công: Nội dung báo cáo được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc vào phạm vi quản lý.
- Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý.
- Kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả trong công tác sử dụng và quản lý tài sản công.
Nội dung báo cáo về việc sử dụng và quản lý tài sản công của Bộ tài chính như sau:
- Về tình hình ban hành các văn bản pháp lý về việc sử dụng và quản lý tài sản công:
+ Hệ thống hóa những văn bản pháp luật hiện hành về việc sử dụng và quản lý tài sản công được ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
+ Đánh giá về các tình hình xây dựng, ban hành và thực hiện những văn bản pháp luật về sử dụng và quản lý tài sản công; tính phù hợp, kịp thời, mâu thuẫn và bất cập của các văn bản đã ban hành; tác động của các văn bản đó đến việc sử dụng và quản lý tài sản công;
- Về tình hình quản lý và sử dụng tài sản công: Nội dung báo cáo quản lý và sử dụng tài sản công sẽ được quy định trong điểm a khoản 1 Điều này đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên phạm vi của cả nước.
- Kiến nghị những giải pháp để hệ thống pháp luật thêm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong công tác sử dụng và quản lý tài sản công.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được nội dung báo cáo quản lý tài sản công. Nếu bạn thuộc đối tượng sử dụng quản lý tài sản công và cần báo cáo lên cấp trên về việc sử dụng và quản lý tài sản công thì cần để ý thời gian và nội dung báo cáo đúng quy định. quý vị bạn đọc hãy theo dõi trang web của chúng tôi để biết được nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé!
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Bạn có biết thế nào là phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp? Mục đích của việc phân tích cơ cấu tài sản ra sao? Click bài viết dưới đây để biết cách phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp.
Chia sẻ
Bình luận