Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 07 năm 2024
Đối với mỗi quốc gia, trong quá trình phát triển, thúc đẩy nền kinh tế, Nhà nước chắc chắn sẽ cần đến các nguồn huy động tài chính từ bên ngoài nước hoặc trong nước, khi mà các khoản thu ngân sách của chính phủ không đủ cho các khoản chi tiêu chính phủ, thời điểm mà chúng ta gọi là thâm hụt ngân sách nhà nước.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau làm rõ khái niệm nợ công là gì? Nợ công cũng giống như việc các cá nhân đi vay nhưng chưa có khả năng trả, gọi là nợ. Nhưng ở đây, quy mô lớn hơn rất nhiều, không phải là việc nợ của một cá nhân, mà nó là quy mô của cả một quốc gia. Nợ công còn được biết đến là nợ chính phủ hay nợ quốc gia, là tổng các khoản tiền hoặc có giá trị tương đương tiền, mà chính phủ đứng ra vay. Mục đích của chính phủ khi đi vay là để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước. Để có thể tính toán được quy mô của nợ chính phủ hiện nay đang là bao nhiêu, người ta sẽ đo xem khoản nợ này chiếm bao nhiêu phần trăm so với GDP (gross domestic product)– tổng sản phẩm quốc nội.
Ai là người có nhiều tiền vậy để cho chính phủ vay? Nợ của chính phủ có thể được chia thành các loại sau: vay trong nước và vay nước ngoài; nợ ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
Chính phủ có thể vay bằng một hoặc kết hợp một với các hình thức dưới đây.
Chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính nhàn rỗi của người dân bằng cách phát hành các trái phiếu chính phủ bằng nội tệ. Loại trái phiếu này có độ an toàn cao, không có rủi ro tín dụng, vì chính phủ các nước hoàn toàn có thể tăng các khoản thuế phí, hay thậm chí là in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi cho người dân khi đến hạn. Nhưng hình thức in thêm tiền sẽ chịu rất nhiều rủi ro, cần tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của nhà nước.
Ngoài ra, chính phủ còn phát hành các trái phiếu bằng ngoại tệ, tuy nhiên, loại này có độ rủi ro cao hơn, vì trong ngân sách của quốc gia, có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán khi đến hạn, đặc biệt còn có rủi ro về tỷ giá hồi đoái.
Chính phủ có thể thực hiện các khoản vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng hay các ngân hàng thương mại trên thế giới,… tuy nhiên, hình thức vay này thường sẽ được chính phủ các nước sử dụng khi mức độ uy tín tín dụng của chính phủ thấp dẫn đến khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
Khi vác một khoản nợ trên vai, chúng ta sẽ có những lợi ích và khó khăn nhất định, đặc biệt, sẽ là thảm họa và có thể dẫn đến sự kết thúc đáng sợ khi chúng ta không thể kiểm soát được khoản nợ đó.
Khi chính phủ quyết định tiến hành đi vay để giải quyết các vấn đề về chi tiêu và ngân sách quốc gia, chắc chắn, họ đã nhìn thấy được những tiềm năng, cơ hội mà số tiền này mang lại. Có thể kể đến một số những ưu điểm dưới đây:
- Nợ công sẽ giúp gia tăng thêm nguồn lực cho quốc gia, giúp tăng cường ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài và tăng sự đầu tư đồng bộ trong toàn quốc gia. Nếu nhà nước thực hiện quá trình nợ công một cách hợp lý, sẽ góp phần giải quyết được các vấn đề về nguồn lực tài chính của quốc gia, giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ sở vật chất, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
- Sử dụng nguồn tài chính dư thừa từ cư dân thông qua việc mobilize vốn cho quốc gia. Nhà nước sẽ tiến hành phát hành các trái phiếu chính phủ để huy động nguồn vốn của nhân dân, giúp gia tăng ngân sách chính phủ, sử dụng cho những công việc, dự án phát triển đất nước.
- Ngoài ra, nợ công còn sử dụng triệt để sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức tài chính trên thế giới đối với quốc gia mình. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động ngoại giao, hợp tác kinh tế song phương quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng lên các nước chưa phát triển hay các nước vẫn đang trong tình trạng nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế ưu việt, nó cũng tồn tại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Minh chứng và cũng là bài học đắt giá cho các quốc gia khác chính là câu chuyện nợ công của Hy Lạp, kết quả của việc đi vay này, đã khiến Hy Lạp mất đi độ xếp hạng tín dụng của quốc gia mình, làm tăng lãi suất của trái phiếu chính phủ, sự sụt giảm nghiêm trọng trong tăng trưởng GDP, thất nghiệp gia tăng một cách nhanh chóng, gây nên các cuộc biểu tình phản đối nghiêm trọng các chính sách của nhà nước… và cuối cùng là tuyên bố mất khả năng trả nợ, giờ đây, Hy Lạp chỉ tồn tại nhờ số tiền cứu trợ đến từ các tổ chức tín dụng và các quỹ tài chính quốc tế, kinh tế trong nước không có dấu hiệu khởi sắc, đánh dấu sự bắt đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế của xứ sở thần thoại.
Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho bạn trẻ!
Nợ công sẽ luôn gây áp lực cho một quốc gia trong quá trình đưa ra quyết định về các chính sách đầu tư trong nước, chính sách thuế,… Nó có khả năng trở thành nợ xấu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản lý tài chính, các chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ,…. của quốc gia đó.
Sở hữu cho mình một nguồn tài chính lớn, nếu không được quản lý một cách chặt chẽ với những chế tài nghiêm ngặt, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thất thoát ngân sách cho nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt, trong mỗi khoản đầu tư quốc gia, nếu không cân nhắc kỹ, cẩn thận, đánh giá được những rủi ro có thể xảy ra, đầu tư vào các hạng mục không hiệu quả sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nặng nề, gia tăng số lượng tài chính nợ, và có thể sẽ dẫn đến kết quả giống như đất nước Hy Lạp chăng?
Qua đây, ta có thể thấy, nợ công đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia nghèo, quốc gia đang phát triển,…Những nguồn trợ cấp từ các tổ chức kinh tế thế giới hay các quỹ đầu tư sẽ mang đến cho quốc gia đó vô vàn cơ hội trong việc hoạch định thiết lập và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đây cũng chính là khoản nợ, tấm đá đè nặng trên vai mỗi quốc gia, nhưng nếu suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, nó chính là động lực vô hình, giúp các quốc gia luôn phải nhắc nhở chính mình về các khoản nợ và phát triển từng ngày. Vậy nên, chính phủ, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết, triển khai các chính sách một cách khoa học, hợp lý,… để sử dụng tối ưu nguồn vốn, tránh gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí không đáng có.
Xem thêm: Sử dụng mạng xã hội để phát triển việc làm và quản trị kinh doanh
Trên đây là bài chia sẻ của PD về nợ công là gì, những tác động của nợ công đến nền kinh tế quốc gia đến các bạn đọc, hy vọng, các bạn sẽ có thêm góc nhìn mới để tham khảo về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn, chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn và thành công!
Market Access là gì? Vai trò của Market Accsess trong WTO
Bạn đã biết Market Access là gì? Vai trò của Market Accsess trong WTO? Tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc