Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

POC là gì? Ứng dụng của Proof of Concept trong mọi lĩnh vực

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Ngày cập nhật: 07/09/2021

POC là gì? - Proof of Concept được hiểu là một loại ứng dụng chứng minh về tính khả thi cũng như thực tiễn của một ý tưởng hoặc một Method nào đó. Điều này cũng khá thú vị và các ứng dụng POC được sử dụng khá nhiều trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này nhé!

1. Mọi thông tin xung quanh về POC là gì?

1.1. Định nghĩa

Proof of Concept viết tắt POC là một trong những thuật ngữ đang được sử dụng phổ biến từ rất lâu rồi, có lẽ là vào những năm 1967, bởi nó mang lại khá nhiều lợi ích đối với đời sống cũng như công việc của chúng ta. Thực chất, POC là thuật ngữ được sử dụng để nói đến một ý tưởng hay một thử nghiệm về một Method (phương pháp để làm một việc nào đó) để minh chứng rằng nó có tính khả thi cũng như thực tiễn. Thông thường thì một POC có quy mô bình thường, nhỏ mà đôi khi nó cũng có thể không thể hoàn thành được.

Mọi thông tin xung quanh về POC là gì?
Mọi thông tin xung quanh về POC là gì?

Ngoài ra cũng có nhiều tổ chức gọi POC là bằng chứng khái niệm, và định nghĩa này được xuất hiện từ rất lâu trước, đó là năm 1969 nó được định nghĩa là một quá trình của sự phát triển, trong đó những phần cứng của thử nghiệm sẽ được xây dựng dựa trên sự khám phá và chứng minh tính thực tiễn và khả thi của khái niệm mới. Chính vì vậy khi được nghe đến thuật ngữ này, định nghĩa như vậy thì các bạn cũng có thể hiểu nó chính là Proof of Concept.

Để hiểu được dễ hơn thì các bạn cũng có thể liên hệ thực tế với đời sống của chúng ta hiện nay, ví dụ như một cửa hàng đang muốn thêm một món ăn mới vào menu và đương nhiên họ cũng cần áp dụng ứng dụng POC để thử xem món ăn đó có thực sự khả thi, và phù hợp để thêm vào hay không. Hoặc khi doanh nghiệp bạn cho ra thêm một sản phẩm mới thì đương nhiên cũng cần phải nó có mang lại hiệu quả kinh tế hay không thì mới cung cấp ra thị trường, đúng không nào?

1.2. Lợi ích của Proof of Concept

Sau khi các bạn tham khảo nội dung ở trên thì có lẽ vẫn còn nhiều thắc mắc cũng như đặt ra dấu hỏi vì sao Proof of Concept/ Poc lại thu hút được nhiều người như vậy đúng không. Thực ra thì một ứng dụng hay bất cứ một phương tiện nào cũng vậy, phải mang lại được nhiều lợi ích, thuận lợi, tiện ích thì mới thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Proof of Concept/ Poc cũng vậy, cụ thể là:

Lợi ích của Proof of Concept
Lợi ích của Proof of Concept

- Lợi ích đầu tiên mà Proof of Concept mang lại cho chúng ta chính là giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể giảm bớt hay thậm chí là tránh được việc mất tiền, thời gian đầu tư vào ý tưởng không có tính thực tiễn, khả thi.

- Lợi ích thứ hai mà Poc mang lại chính là giúp cho quá trình tranh luận với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác thuận lợi hơn vì đã có bằng chứng thực tiễn để chứng minh. Điều này cũng sẽ cải thiện được phần nào kết quả của cuộc tranh luận, thậm chí bạn còn thuyết phục được những đối tượng đang có ý kiến trái chiều về một ý tưởng, sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp.

Các bạn có biết trong tiếng Anh có một câu nói nổi tiếng được các chuyên gia sử dụng để nói về sự phù hợp của một ý tưởng giống như hiệu ứng của Proof of Concept vậy, đó là: Show me your data. Các bạn có thể hiểu nôm na nó có nghĩa là có bằng chứng thì mới có thể tiếp tục cuộc tranh luận được, hoặc dịch sát nghĩa thì nó là “Cho tôi xem dữ liệu của bạn”.

2. Ứng dụng của Proof of Concept

2.1. Poc trong việc thử thị trường (market)

Trên thực tế thì trước khi bắt đầu thành lập công ty thì chắc chắn ứng dụng Proof of Concept sẽ được sử dụng, bởi các tổ chức này sẽ phải thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ hoặc một ý tưởng kinh doanh để biết rằng nó có thực sự khả thi cũng như tiềm năng để thực hiện hay không. Và có cần phải có phương án hợp lý đưa ra trong những trường hợp riêng biệt như vậy.

Và theo như bản chất của ứng dụng này đối với thử nghiệm trên thị trường thì sẽ cần phải trải qua các khâu như: phân tích/ nghiên cứu thị trường, tổng hợp và đưa ra đánh giá, tìm hiểu đối thủ và thử phản ứng thị trường… Đó cũng chính là điều cơ bản đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ mà lại có nhiều đối thử cạnh tranh. Vừa tối giản vừa tránh được những chi phí rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tham gia vào thị trường.

Poc trong việc thử thị trường (market)
Poc trong việc thử thị trường (market)

2.2. Poc là gì trong công nghiệp phát triển phần mềm?

Nhu cầu sử dụng phần mềm của chúng ta ngày càng tăng, đó là lý do vì sao hằng ngày đều có những ứng dụng phần mềm mới được tung ra thị trường, nhưng bạn có biết rằng chỉ trong đó bao nhiêu phần mềm có thể tồn tại và phát triển được không. Rất ít. Tức là ứng dụng Poc chưa được họ sử dụng hoặc chưa sử dụng triển để nên không thể tránh được điều đó. Khi ứng dụng, phần mềm được phát triển nham nhảm thì cần phải có được điểm mạnh, thì mới có thể đưa phần mềm đó vào con đường thành công.

Và các bạn cần phải chứng minh được ứng dụng/ phần mềm đó có thực sự khả khi không? Có thể thực hiện lập trình phần mềm đó được không? Mức giá sẽ là bao nhiêu thì hợp lý?

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ điển hình để bạn có thể đưa ra được câu trả lời chính xác: Proof of Concept trong xây dựng ứng dụng mobile, ý tưởng của bạn là đưa ra phần mềm ứng dụng đặt món ăn. Nhưng trên thị trường đã có khá nhiều ứng dụng đó rồi và đây không còn là một ý tưởng mới mẻ nữa. Bạn cần phải chứng minh được rằng ứng dụng này có thể vượt qua các đối thủ khác và tổn tại, phát triển được. Và lúc này bạn cần sử dụng ứng dụng Poc để tìm kiếm công nghệ tối ưu cho việc tạo ứng dụng đó, tiếp theo sau đó là những chiến thuật thu hút khách hàng.

2.3. Poc trong làm phim

Có lẽ khi đọc đến phần này bạn cũng cảm thấy hơi lạ đúng không, thực tế thì không phải nhà sản xuất nào cũng cần phải thực hiện hay sử dụng ứng dụng này Bởi mỗi nhà sản xuất họ đều có những cách xác định được tính hiệu quả của bộ phim, Tuy nhiên có ba bộ phim: Thế giới ngày mai, Sky Captain, 300 và Sin City đã rất thành công và một phần đều nhờ vào việc sử dụng Proof-of-Concept/ Poc bằng cách làm bằng chứng về khái niệm cho các kỹ thuật mới. Sau đó sử dụng chính những kỹ xảo đã được chứng minh đó để áp dụng vào cảnh quay của bộ phim.

2.4. Poc trong các ngành kỹ thuật

Poc trong các ngành kỹ thuật
Poc trong các ngành kỹ thuật

Trong các ngành kỹ thuật, Proof of Concept/ bằng chứng của khái niệm được sử dụng mỗi khi có ý tưởng mới về một sản phẩm nào đó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì một khái niệm của một trang thiết bị hay sản phẩm điện nào được xây dựng thì cần phải được chứng minh được chức năng của nó trước khi thực hiện triển khai. Ngoài ra, khi các thiết bị đó đã được chứng minh về tính khả thi thì chắc chắn cũng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn vì họ đã có bằng chứng về việc thiết bị đó có triển vọng và tiềm năng phát triển trong tương lai.

2.5. Poc trong phát triển kinh doanh

Nói về lĩnh vực kinh doanh thì có lẽ các bạn cũng đã biết rằng, thị trường hoạt động của nó rất khắc nghiệt và bất cứ một sản phẩm/ dịch vụ nào được kinh doanh đều cần phải có tính mới, thực tiễn và khả thi với người tiêu dùng thì mới có thể tồn tại cũng như phát triển được. Và đương nhiên ứng dụng POC cũng rất được ưa chuộng trong lĩnh vực này. Một trong những điểm đặc biệt của ứng dụng này trong kinh doanh đó là các bạn có thể cho khách hàng dùng thử sản phẩm. Từ đó sẽ lấy được ý kiến, sự phản hồi của khách hàng. Như vậy khi đã có được những thông tin đó thì cũng sẽ tối ưu về sản phẩm, dịch vụ được hiệu quả hơn.

2.6. Poc trong phát triển thuốc

Ngoài Proof of Concept (Poc) là gì thì trong lĩnh vực phát triển thuốc, vẫn còn một số thuật ngữ khác được sử dụng như: Bằng chứng nguyên tắc/ Proof  of  Princuctor (PoP) và Bằng chứng cơ chế/ Proof  of  Mechanism (PoM). Bởi thuốc là sản phẩm được sử dụng trực tiếp nên cần phải được trải qua nhiều giai đoạn mới có thể đưa ra thị trường để tiêu thụ.

Tham khảo thêm: Phương pháp xây dựng quy trình làm việc giữa các phòng ban

3. 5 bước thực hiện POC hiệu quả!

5 bước thực hiện POC hiệu quả!
5 bước thực hiện POC hiệu quả!

Bước 1: Xác định cơ hội: Cân nhắc đối thủ, tìm hiểu cách giải pháp, làm việc với các chuyên gia đầu ngành kết hợp với kĩ năng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực sẵn có.

Bước 2: Mô tả vấn đề và dữ liệu: Sau khi đã xác định cơ hội thì cần phải hiểu rõ và tổng, phân loại chúng thành những hạng mục một cách khoa học: nhận thức, lập luận, hoặc thị giác máy tính.

Bước 3: Xây dựng và triển khai giải pháp: Xây dựng mô hình bằng cách sử dụng dữ liệu đào tạo để tiến hành thử nghiệm. Từ đó có thể kiểm tra độ chính xác ban đầu của mô hình để có thể đưa ra được quyết định chính xác cho việc có thể tiếp tục đào tạo hoặc điều chỉnh sâu hơn. Sau đó là Đào tạo và điều chỉnh.

Bước 4: Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Với các yếu tố thẩm định với các kỹ sư là: thiết kế, đo lường, và thử nghiệm liên tục. Ngoài ra những yếu tố thẩm định: Mức độ hoàn thiện; Tính chính xác; và Thời điểm. Sau đó sẽ là những yếu tố sau áp dụng và giải pháp: Quy mô; Độ linh hoạt; Độ tương thích;Kỹ thuật.

Cuối cùng,Thiên lệch; Công bằng; Hệ quả; Minh bạch và An toàn chính là những giải pháp cần được đánh giá dựa trên chất lượng quyết định.

Bước 5: Muốn mở rộng quy mô của PoC: Mở rộng khả năng suy luận/ viễn cảnh cho doanh nghiệp/ cơ sở vật chất; Điều chỉnh và tối ưu hoá giải pháp PoC; Lập kế hoạch quản lí và vận hành.

Như vậy, POC là gì các bạn đã hiểu rồi chưa? Để tham khảo được thêm nhiều thông tin hữu ích khác thì đừng ngại mà hãy truy cập vào địac hỉ Timviec365.vn nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý