Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Reputation là gì? Bạn có biết, thương hiệu và danh tiếng khác gì nhau?

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Reputation là gì mà nhiều người sẵn sàng dành cả đời để theo đuổi, và liệu rằng có khả thi không cá nhân muốn thoát ra khỏi cái bóng lớn của danh tiếng để sống một cuộc đời bình an và hài lòng với những gì mình đang có? Trong đời sống doanh nghiệp mà những giá sự nổi tiếng càng được tôn thờ thì liệu rằng, còn tồn tại định nghĩa về sự thương hiệu mà không song hành cùng danh tiếng?

Kiếm việc làm

1. Bạn đã hiểu Reputation có nghĩa gì chưa? 

Reputation là gì?
Reputation là gì?

Bạn đã bao giờ mở tivi hay một kênh nhạc, đúng lúc thần tượng của bạn đang biểu diễn và mải mê đắm chìm những lời hát đó và ước ao tỏa sáng như họ trong tương lai chưa? Thực ra thì, đấy là một trong những biểu hiện lý giải giúp bạn cụm reputation là gì rồi đấy. Trong tiếng Anh, khi để lấy ví dụ về những người thành công trong sự nghiệp như Bill Gates, Steve Jobs hay những ca sỹ nổi tiếng, chắc bạn đã quá quen với một số từ trong như Fame, limelight…Reputation được sử dụng nhiều để diễn đạt về sự “nổi danh” của người hay thứ gì đó như một di sản, thắng cảnh, được đồn xa bởi những nét nổi bật của nó khi so sánh với những người hay thứ xung quanh. Việc sử dụng danh từ reputation để diễn đạt sự nổi danh cho một người hay một vật gì đó, thường được đánh giá cao hơn.

Đối với những ai đang có ý định thi Ielts – thì lựa chọn cấu trúc " Have/have reputation for" thay cho việc sử dụng các từ thực sự thông dụng đến nhàm chán như “well known for”,” famous for”…gây ấn tượng hơn nhiều so với giám khảo chấm thi vì cấu trúc rất tự nhiên và giống người bản ngữ. Sau đây, không phải là dân chuyên Anh đâu, những Lại Trang nghĩ rằng, hai ví dụ trong diễn đạt từ “nổi tiếng trong tiếng Anh|” sau đây sẽ hữu ích cho bạn đấy.

“ The company has the worldwide reputation for quality” và “Edison has reputation for his endeavor”, thay vì nói công ty này nổi tiếng toàn cầu về chất lượng, bằng “ The quality of this company is very famous chúng ta có thể thay bằng cấu trúc |”have a reputation for something” diễn đạt ý tưởng nhé. Và câu thứ hai, cũng tương tự, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cụm “Edison is very Famous” nhưng dĩ nhiên, nếu trong khi đang cùng một người bạn nước ngoài trò chuyện về câu chuyện của người nổi tiếng mà bạn chỉ lặp lại những từ quen thuộc đi thì cũng ít nhiều sự mất thiện cảm.

Trong cuộc sống hằng ngày, reputation là gì thường được nhiều người đánh đồng với quan điểm “success” nghĩa là sự thành công. Sự nổi tiếng và thành công luôn song hành cùng nhau. Trong quan điểm của nhiều người trẻ, sự danh tiếng, danh vọng trở thành thước đo để đong đếm thành quả của họ, trở thành đích đến của hàng dãy kế hoạch thực hiện. Nhiều Youtuber được đánh giá là thành công vì hút được hàng triệu lượt xem và có số lượng người đăng ký khủng…sau đó họ trở nên nổi tiếng, liệu đó có phải là thành công?

Với vài người còn lại, họ chọn con đường tắt là PR bản thân để trở nổi tiếng theo một cách tiêu cực và họ đã đạt được mục đích vì thu hút được nhiều người chú ý, vừa kiếm được nhiều tiền…Và sự nổi danh dù theo hướng tiêu cực đó, làm họ thấy thoả mãn. Thế thì…họ đã thành công rồi chứ? Thực ra…thì không. Và phần lý giải ngay sau đây sẽ cho bạn thấy một phần góc khuất về những sự nổi danh trong cuộc sống sẽ làm bạn gặp không ít phiền toái. 

Việc làm hành chính - văn phòng

2. Khi nổi tiếng bạn được gì, mất gì?

Khi nổi tiếng bạn được gì, mất gì?
Khi nổi tiếng bạn được gì, mất gì?

Đã sinh ra đời, hiếm người muốn mình mờ nhạt trong mắt người khác. Thực tế, cảm giác hơn người chỉ chính xác nhất khi bạn được nhiều người công nhận và dĩ nhiên, cảm giác được nhiều người biết đến ấy sẽ làm bạn hạnh phúc hơn và có động lực hơn nhiều để biến mọi thứ trở thành sự thật. Trong kinh doanh, khoảng cách của một một “người thành công” và “kẻ thất bại|” đôi khi phụ thuộc vào danh tiếng của họ, của họ,của doanh nghiệp của họ trên thị trường. Thực tế là, thứ lý giải cho reputation là gì trong phần vừa đề cập mở ra cơ hội để không chỉ những người kinh doanh và nhiều người khác chạm tay vào sự giàu có và sung túc. Các công ty muốn thu hút tiếp cận khách hàng và bán được sản phẩm trên thị trường khốc liệt bắt buộc phải nâng cao chất lượng và tăng cường chiến dịch quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Thực chất là nhờ vào sự nổi tiếng để thu về lợi nhuận. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và sự nổi tiếng là mối quan hệ cộng sinh. Sẽ khó để một sản phẩm mới “hữu xã tự thiên hương” khi mà lợi nhuận mới là điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và duy trì sự nổi tiếng.  

Nhưng ở khía cạnh khác, những sự hào nhoáng của những reputation này ít được nhắc đến – Nổi tiếng là một chất gây nghiện và nếu không thể làm chủ cảm xúc của bản thân trong những trường hợp này, con người dễ bị nó chế ngự cảm xúc. Chắc chắn trong mỗi chúng ta, ít nhiều nếm trải cảm giác đạt điểm tốt trong kỳ thi, được thành tựu nho nhỏ trong công cuộc học hành hay kiếm tiền, vài lần được cố giáo hay cấp trên khen ngợi. 

 Hiếm ai từ chối được cảm giác được người khác thừa nhận khả năng, được lắng nghe, được thấu hiểu. Sự nổi danh trong những trường hợp đó sẽ là nền tảng rất tốt để bạn ươm mầm cho những thành công vì nó có tác động thúc đẩy năng suất làm việc và làm bạn trở nên tích cực. Nhưng mặt trái của nó, nó làm bạn bị lệ thuộc vào cảm xúc và dễ bị cảm xúc chi phối trong hành động. Một lãnh đạo không thể chỉ dựa vào cảm xúc để đưa ra một chính sách chỉ vì thấy nó hay mà không quan tâm đến tình hình thực tế như thế nào. Một nhân viên không làm việc tốt nếu không dựa trên chính sức mình. Bởi vì khả năng của họ mới là điều quyết định.

Cảm xúc là yếu tố quan trọng nhưng chúng ta không nên sống và làm việc da trên những cảm xúc, bởi vì độ nổi tiếng của bạn hay lời khen lời tung hô chỉ là nhất thời còn quan trọng hơn là bạn đủ sức mạnh để chung sống với nó hay không. Nhiều người vì sự nổi tiếng nhất thời mà trở nên coi trời bằng vung và xem thường người khác. Tuy nhiên, cũng có những người bị ảnh hưởng bởi những cái danh nổi tiếng đó để nhắc lại sử sách, theo cách cũ không chịu chấp nhận sự sáng tạo mới. 

Điều này xuất phát từ bản thân họ không muốn, nhưng cũng nhiều khả năng là họ không đủ can đảm để bước qua cái bóng quá lớn của chính mình.  Để có thể làm việc tốt, cảm xúc được bơm vào từ danh tiếng từ sự tín nhiệm của mọi người là một lợi thế, song không phải ai cũng biết ứng dụng những lợi thế đấy để hoàn thiện bản thân mình. Do đó, trong công việc hay ngoài đời cũng vậy, hay tập làm quen với những kế hoạch và giảm sự lệ thuộc vào cảm xúc. Hãy tập cách sống chung với những kế hoạch làm việc ngay từ bây giờ.

3. Tản mạn về Brand vs Reputation: Thương hiệu và danh tiếng khác gì nhau?

Brand và reputation khác gì nhau?
Brand và reputation khác gì nhau?

Không phải chỉ khi trở thành doanh nghiệp mới cần đến sự danh tiếng, nhưng với doanh nghiệp sự nổi tiếng có giá trị hơn nhiều so với việc nổi tiếng hay scandal của một cá nhân vì ít nhất nó tạo ra nhiều lợi ích ích cho con người trong vấn đề cải thiện mức thu nhập của người đi làm và cơ hội tìm được những việc làm yêu thích và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Hai trong số những lựa chọn hiện nay cho những fan lớn của công việc xây dựng và duy trì sự nổi tiếng cho doanh nghiệp đó bao gồm: tiếp thị và quảng cáo.  Cả hai việc làm này đều lấy nền tảng là dựa vào khả năng giao tiếp, nắm bắt thông tin để từ đó truyền tải đến khách hàng những thông điệp của sản phẩm và dĩ nhiên mục đích cuối cùng mà nhiều công ty doanh nghiệp hướng đến là lợi nhuận. 

Hiểu ở khía cạnh này danh tiếng chính là phương tiện để xây dựng thương hiệu mà “người thợ” của nó chính là những nhân viên PR hay marketing. Số phận của một doanh nghiệp dựa vào số lượng khách hàng trả tiền mua sản phẩm của doanh nghiệp. Thế nhưng, càng khó cho doanh nghiệp hơn khi trong thời buổi kinh tế, để có chỗ đứng trên thị trường và hút được lượng khách hàng lớn . Dù cho chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp của bạn tốt đến đâu nếu không thu hút được khách hàng cũng không có giá trị gì. Vậy nên, điều quan trọng của công ty, tổ chức doanh nghiệp lúc này là xây dựng được chiến lược quảng cáo và tiếp thị hợp lý vì thời đại của những thứ gọi là “hữu xã tự thiên hương” đã qua và chúng ta đang phải đối mặt với cơn lốc “bão hòa “ các mặt hàng. Thông qua những chiếc lược quảng cáo trên qua hình ảnh, các Video trên mạng Internet...dần dần có được sự biết đến của khách hàng và chính thông điệp trong đó, mang thương hiệu của sản phẩm gần hơn với công chúng.

Tuy nhiên, chỉ quảng cáo hay PR mà không đi kèm với chất lượng bên trong thì không thể tạo cho thương hiệu. Đôi khi, sự nổi tiếng theo nghĩa tiêu cực chi trong một phút có thể phá vỡ thương hiệu mãi mãi vì nó đồng nghĩa với việc lừa dối người tiêu dùng. Vụ việc về sự “xuống cấp” của thương hiệu bánh Trung thu Long Đình tại Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình. Được các đơn vị quảng cáo tung hô khắp mọi kênh hình từ đài báo đến mạng xã hội nhưng cuối cùng sự làm ăn gian dối trong vấn đề nguồn nguyên liệu thực phẩm kém chất lượng từ nước ngoài tuồn về vào hồi tháng 8 năm 2024 đã đủ sức đánh gục sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. 

Hay như Nike gắn liền với thông điệp “Just do it” ( Cứ hành động đi) nổi tiếng là thế, cũng không tránh được sự lao đao trước những bằng chứng của một nhóm học sinh MIT về tình trạng bóc lột người lao động xảy ra trong nội bộ công ty. Nói cách khác, brand  của một sản phẩm là một có thể tồn tại theo thời gian và cần lòng tin của người tiêu dùng để kiểm chứng. Còn reputation đơn giản là cái “mác” để doanh nghiệp che đậy những scandal có thể xảy ra bất kỳ khi nào. Brand có thể đồng nghĩa với sự reputation ở thời điểm thăng hoa của công ty, tổ chức, nhưng sự danh tiếng có thể là nguyên làm khả năng sụp đổ của thương hiệu nhanh hơn bình thường. 

Do đó, để có thể xây dựng được một thương hiệu, bên cạnh những chiến lược xây dựng danh tiếng từ bên ngoài qua marketing, PR hay quảng cáo, điều quan trọng là củng cố phần chất lượng bên trong. Trong đời sống doanh nghiệp, đôi khi câu trả lời cho brand và reputation là gì và sự khác biệt giữa chúng không dễ để trả lời như nhiều người nghĩ. 

Hi vọng rằng, những thông trên đây về Reputation là gì,cách sử dụng của nó và đôi dòng tản mạn về sự khác biệt giữa reputation với Brand có thể hữu ích với bạn. Đừng quên cập nhật thường xuyên Timviec365.vn để có thêm nhiêu tin mới nhất nhé. Thân ái!

Việc làm chăm sóc khách hàng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;