Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Shark Bình - Vị cá mập khó tính nhất trong Shark Tank Việt Nam

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 04 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Khởi nghiệp khi còn học đại học năm thứ hai, Shark Nguyễn Hòa Bình là át chủ bài của Tập đoàn NextTech. Ông không chỉ được biết đến với vai trò là nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam 2019 mà còn được coi là “tri kỷ” của các Startup Việt với hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp thành công. Ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu về vị “cá mập” được nhiều người kính trọng này nhé.

Việc làm IT

1. Sơ lược tiểu sử về Shark Bình

sơ lược shark bình
Sơ lược tiểu sử về Shark Bình

Shark Bình có tên đầy đủ là Nguyễn Hòa Bình. Ông sinh năm 1981 tại Hà Nội và tốt nghiệp Thạc sĩ Tin học của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Shark Bình là nhà sáng lập kiêm chức chủ tịch Tập Đoàn NextTech với hơn 20 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Tập đoàn NextTech từ lâu không còn là cái tên xa lạ trên thị trường khởi nghiệp. NextTech phần lớn hoạt động trên các lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ tài chính hay giáo dục công nghệ và dịch vụ hậu cần… Hiện nay Tập Đoàn NextTech của Shark Bình đang sở hữu một chuỗi các dự án lớn như FastGo, Ngân Lượng, Vimo hay mPOS…

Bắt đầu lập nghiệp từ những năm 2000, Shark Bình đã được truyền thông, báo chí nhắc đến như một trong những giám đốc trẻ nhất Việt Nam, thành lập doanh nghiệp từ năm 19 tuổi. 

Về giải thưởng, ông đã từng nhận được hơn 30 giải thưởng về kinh doanh công nghệ và được bình chọn là Top những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007-2017.

CV xin việc IT

2. Câu chuyện khởi nghiệp của chàng thanh niên 19 tuổi

Là một người đam mê với công nghệ. Ông bắt đầu tiếp xúc với máy tính và mày mò viết phần mềm từ khi còn học cấp 3. Năm 2001, khi mới chỉ là chàng sinh viên năm thứ 2 Đại học Công Nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), ông Bình đã bắt đầu khởi nghiệp. Ông thành lập ra công ty PeaceSoft – chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Khi đó, ông Bình vừa làm chủ vừa làm nhân viên cho chính công ty của mình và một mình gây dựng, chèo lái PeaceSoft với số vốn 2 triệu đồng. Đây là một trong những start-up công nghệ đầu tiên của Việt Nam chuyên gia công phần mềm.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng thanh niên 19 tuổi
Câu chuyện khởi nghiệp của chàng thanh niên 19 tuổi

Trong một lần tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công, ông Bình có chia sẻ về những khó khăn khi thành lập và phát triển công ty PeaceSoft . Ông tiết lộ, gần 3 năm đầu khiến ông mệt mỏi bởi nghề đi “code dạo” cứ ráo mồ hôi là hết tiền, những khi ốm đau không làm được là đói.

Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, nhà sáng lập NextTech khi đó đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dựng dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chién lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.

Sau thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay (Mỹ) chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á và PeaceSoft là ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.

Đây được cho là thời điểm cực thịnh của Peacesoft bởi theo ông Bình: eBay xuất hiện ở Việt Nam đúng vào thời điểm dân Việt đang “khát hàng ngoại”. Ebay.vn đã “chắp cánh” cho người Việt có thể mua sắm khắp thế giới. Nhân cơ hội đó, Peacesoft đã xây dựng thêm Nganluong.vn nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại điện tử kéo đến. Khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các tên tuổi lớn như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào. 

Shark Bình có niềm đam mê mãnh liệt với ngành công nghệ
Shark Bình có niềm đam mê mãnh liệt với ngành công nghệ

Điều này dường như là một cú giáng trí mạng đối với Peacesoft khi đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam. Đang từ đỉnh cao đứng trên vai người khổng lồ, Shark Bình như rơi xuống vực thẳm khi PeaceSoft dần mất thị trường vào tay các “ông lớn”khác. Thậm chí, ông Bình còn có nguy cơ mất luôn sự nghiệp hơn 10 năm xây dựng.

“Trên mặt đất, khi chợ không có khách thì vẫn còn bất động sản. Nhưng với chợ trên mạng thì chỉ còn một cái tên miền vô giá trị. Chưa kể, thương mại điện tử chỉ có chỗ cho một vài ‘ông lớn’, vậy còn có chỗ cho PeaceSoft?”, ông Bình đặt câu hỏi.

Xem thêm: Việc làm thương mại điện tử

3. Hành trình trở thành Chủ tịch Tập đoàn NextTech

Sau cuộc “ly hôn” với eBay, ông Bình đã lao vào mày mò trong không gian số và dần nhận ra, lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống.

Ông cũng nhận định, trong cuộc chơi thương mại điện tử, PeaceSoft có thể yếu hơn nhiều lần so với các đối thủ đến từ nước ngoài, song, trong môi trường truyền thống, Peacesoft hoàn toàn có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ. “Tại sao không điện tử hóa các giao dịch truyền thống trong đời thực?” – ông Bình đặt câu hỏi. Một tầm nhìn mới về một thị trường ngách rộng lớn được ông Bình nhìn ra và đây chính là một lối thoát mới cho Peacesoft.

Ông Bình đã thuyết phục mọi người chuyển hướng kinh doanh từ “thương mại điện tử” sang phát triển “điện tử hóa thương mại”. Tầm nhìn mới được xây dựng và Tập đoàn NextTech cũng ra đời từ đó.

Hành trình trở thành Chủ tịch Tập đoàn NextTech
Hành trình trở thành Chủ tịch Tập đoàn NextTech

Sau khi ra đời, NextTech liên tục ra mắt các sản phẩm mới như Giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo… và mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác như Mỹ, Indonesia, Singapore,…

Hướng đi của NextTech sẽ là các giải pháp và công cụ công nghệ thông tin nhằm giúp các doanh nghiệp truyền thống có thể tối ưu hóa hoạt động. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể dựa trên các thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm thêm khách hàng và chia sẻ các giá trị gia tăng.

Hiện nay, NextTech là tập đoàn lớn với hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là điện tử hóa thương mại, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử. năm 2018, sản lượng giao dịch của NextText là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu tương lại của NextTech là trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á.

Tham khảo thêm: Chuyên mục tiểu sử doanh nhân

4. Đời tư cá nhân của Shark Bình

Cũng giống như các “Cá Mập – Shark Tank Việt” khác thì cuộc đời và gia đình của Shark Bình vẫn đang là ẩn số, bởi hầu hết các thông tin về cá nhân của ông đều được giấu kín và không chia sẻ với giới truyền thông.

Không chỉ với các startup, Shark Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn NextTech còn chia sẻ câu chuyện về việc "là tri kỷ" của chính con trai mình (bé Minh Quân). Shark Bình cũng luôn dành thời gian để trò chuyện cùng con trai, lắng nghe những câu chuyện về đam mê, hoài bão của con.

Theo ông, mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một sở thích và thế mạnh trong lĩnh vực nào đó. Thế nhưng không phải bạn nào cũng nhận được sự ủng hộ hay đồng hành từ cha mẹ. Ông cũng vậy, nhiều khi mải mê công việc mà sao nhãng trách nhiệm và bổn phận của một người cha với con mình.

Đời tư cá nhân của Shark Bình
Đời tư cá nhân của Shark Bình

Cả ông và vợ đều là những lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn NextTech, đồng thời là người đứng đầu nhiều dự án về công nghệ. Do vậy, khi thấy con yêu thích lĩnh vực công nghệ, vợ chồng ông đã dành thời gian để tìm kiếm một môi trường học tập và phát triển cho con.

Năm 2016, nhận thấy nhu cầu của nhiều cha mẹ Việt Nam về việc đào tạo công nghệ cho con,  vợ chồng Shark Bình quyết định thực hiện và đầu tư một dự án về học viện đào tạo công nghệ cho trẻ em chất lượng đầu tiên tại Việt Nam mang tên Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY.

Cũng như các "cá mập" trong Shark Tank Việt, Shark Bình cũng có sở thích đọc sách, lúc nào ông cũng tranh thủ đọc, từ kinh tế, chính trị đến kinh doanh, tín tức,… đặc biệt về lịch sử, trước là lịch sử Việt Nam và sau là lịch sử Trung Quốc. 

Ông nói " Muốn thành công hãy đọc lịch sử. Tất cả những trận đánh lớn đều có thể cho bạn những bài học để áp dụng vào cuộc sống, không chỉ trên thương trường mà cả trong đời sống cá nhân. Tôi đọc lung tung vậy thôi nhưng kiến thức tự nhiên ngấm vào người lúc nào không hay".

Xem thêm: Tiểu sử Shark Dzung

5. Blog Shark Bình - Vị cá mập khó tính nhất trong Shark Tank Việt Nam

Shark Bình bắt đầu xuất hiện trong chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ – Shark Tank Việt Nam ở mùa thứ 3 (2019). Mặc dù mới tham gia Shark Tank Việt Nam năm 2019 nhưng Shark Bình đã để lại ấn tượng đặc biệt với các Startup cùng khán giả truyền hình. Ông được mệnh danh là vị Shark “phũ nhất chương trình bởi những phát ngôn thẳng thắn, “như tát nước vào mặt” startup.

Blog Shark Bình - Vị cá mập khó tính nhất trong Shark Tank Việt Nam
Blog Shark Bình - Vị cá mập khó tính nhất trong Shark Tank Việt Nam

Shark Bình gây chú ý khi liên tục đưa ra những nhận xét gay gắt cho startup, nhất là về sự “trên trời” của các vị CEO trong việc định hướng kinh doanh. Người ta nói, những phát ngôn của ông Bình chẳng khác nào dội thẳng một một gáo nước lạnh vào mặt các vị founder và CEO của các startup. Thậm chí, có nhiều người còn không giữ được bình tĩnh và suýt rơi nước mắt khi nghe Shark Bình nhận xét.

Ví dụ điển hình nhất là trường hợp của founder Lê Nguyễn Khánh Trình trong Shark Tank Việt Nam mùa 3, tập 6 phát sóng tối 28.8 vừa qua. Tại đây, Startup đã gọi vốn 5 triệu USD cho 10% cổ phần công ty chuyên xuất khẩu khung xếp đa năng tự lực. Tự định giá startup 50 triệu USD dù mới xuất khẩu được khoảng 1.000 đơn hàng, không chỉ Shark Bình, mà các Shark còn lại đều từ chối đầu tư, do startup này đã định giá công ty quá cao so với thực tế. Đặc biệt, Shark Bình không hề kiêng nể khi nhận xét Startup rằng “Em đang bị ngáo giá, điên rồ”.

Nhiều ý kiến cho rằng, Shark Bình đã quá phũ phàng với các Startup. Trả lời về ý kiến này, Shark Bình đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng, sở dĩ ông đưa ra nhận xét thẳng thắn như vậy là dựa vào hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp đầy gian nan, ông rất yêu startup và không muốn startup vấp ngã. Cụ thể, ông Bình viết:

Shark Bình rất thương các startup
Shark Bình rất thương các startup

“Qua Show này mình “sáng tác” câu ăn theo “Shark Tank mồ hôi rơi, thương trường bớt đổ lệ”, vì Startup có bị mắng bị chê (một cách vô tư và hợp lý) thì mới tỉnh ra và trở nên thực tế mà tránh thất bại được. Vì vậy hãy coi Shark Tank như một “thao trường” về kinh doanh, ở đó có các vị “sỹ quan huấn luyện” nghiêm khắc chửi mắng rất gắt nhưng “thương lính như con” giống trên phim vậy.”

Với kinh nghiệm khởi nghiệp hơn 20 năm và từng kinh qua những thời điểm khó khăn nhất, Shark Bình khẳng định, ông thấu cảm sự cô đơn và thiếu thốn trong giai đoạn khởi nghiệp của các startup Việt. Đó cũng là một lý do quan trọng khiến ông sáng lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm Next 100. Ông mong muốn sẽ là người đồng hành và trở thành tri kỷ với các startup trên con đường đi đến thành công.

Những người khởi nghiệp thành công như ông Bình đã trở thành động lực của nhiều bạn trẻ có tham vọng khởi nghiệp. Đây là một người đàn ông có ước mơ, có nghị lực và ý chí phấn đấu mạnh mẽ. Tuy lời nói của ông hơi phũ, nhưng cái tâm thì vẫn sáng và chỉ mong nhiều bạn nhìn ra thực tế chua xót khi lỡ theo con đường này.

Xem thêm về Shark Hưng

Trong chương trình Shark Tank Việt Nam, vẫn còn một cái tên nữa cũng được rất nhiều người nhắc đến mỗi khi nói về chuyện khởi nghiệp là Shark Hưng. Bấm vào ngay link bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn về vị doanh nhân đáng kính này nhé.

Shark Hưng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý