Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Economic Growth - Tăng trưởng kinh tế là gì? Tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta đầu năm thế nào?

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Ngày cập nhật: 07/12/2022

Economic Growth - Tăng trưởng kinh tế dường như luôn là chủ đề nóng được cộng đồng quan tâm, nhất là đối với những quốc gia đang trong giai đoạn phát triển kinh tế như nước ta. Bởi tăng trưởng kinh tế là nhân tố vô cùng quan trọng, nó chính là động lực chúng ta phấn đấu phát triển kinh tế Đất nước để sánh vai cùng với các cường quốc Năm Châu. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta đầu năm 2019 thế nào? Đều có câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây, các bạn tham khảo nhé!

Kiếm việc làm

1. Một số thông tin cần nắm về Economic Growth - Tăng trưởng kinh tế là gì?

1.1. Định nghĩa

Vào năm 1966, Theo Simon Kuznets – Một nhà kinh tế Mỹ gốc Nga, đã từng nói rằng, sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chính là sự tăng lâu dài về khả năng của quốc gia đó cung cấp các mặt hàng kinh tế đa dạng cho số dân ngày càng tăng, và điều đó đều dựa trên công nghệ hiện đại tiên tiến cùng với việc đưa ra những điều chỉnh thể chế, tư tưởng mà nhu cầu của nó đòi hỏi. Suy cho cùng thì ông cũng chỉ muốn nhấn mạnh rằng, tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng gia tăng bền vững của sản phẩm được tính dựa trên đầu người dân.

Nhưng, theo Paul Athony Samuelson – Một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ thì lại cho rằng, tăng trưởng kinh tế chính biểu hiện của sự mở rộng GDP - tổng sản phẩm quốc nội hoặc sản lượng tiềm năng của một quốc gia. Hay nói theo cách khác, thì tăng trưởng sẽ được diễn ra nếu PPF - đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó dịch chuyển ra phía bên ngoài.

 Economic Growth - Tăng trưởng kinh tế là gì?
 Economic Growth - Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đúc kết lại rằng, tăng trưởng kinh tế hay còn gọi là Economic Growth là biểu hiện rõ nét của việc tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế của một quốc gia nào đó trong một khoản thời gian nhất định.

>> Xem thêm: Ngành kinh tế quốc tế là gì

1.2. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thường được xét ở các phương diện nào?

Sau khi đã biết sơ qua về lý thuyết tăng trưởng kinh tế thì các bạn cũng có thể thấy rằng để đánh giá được yếu tố này không hề đơn giản, nó cần phải thông qua khá nhiều nhân tố khác.

– Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu: Đối với quốc gia có sự tăng trưởng theo chiều rộng thì điều đó có nghĩa sản lượng tăng nhờ vào sự tăng của tài nguyên thiên nhiên được khai thác, số lượng lao động và qui mô nguồn vốn. Trong trường hợp tăng theo chiều sâu thì có nghĩa sản lượng tăng do có sự tác động của TFP - năng suất các nhân tố tổng hợp. Thuật ngữ TFP chính là yếu tố phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực, công nghệ,… Và nó cũng chính là bộ phận quan trọng nhất đối với việc tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

– Tăng trưởng trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn: Đối với phần thông tin này thì các bạn cũng có thể hình dung việc tăng trưởng kinh tế nó có mối liên hệ với nhau dựa trên yếu tố tiết kiệm cùng với đầu tư. Hay nói một cách dễ hiểu thì việc tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn có nghĩa việc hạn chế tiêu dùng trong hiện để từ đó tạo ra được mức sản lượng trong tương lai được cao hơn.

>> Xem thêm: Kinh tế đầu tư là gì

1.3. Công thức xác định Tốc độ tăng trưởng - Economic Growth

Để giải được bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là gì thì các bạn cần phải biết được công thức xác định:

Quy mô tăng trưởng (mức tăng trưởng tuyệt đối):

ΔGDPn = GDPn – GDP0

Tốc độ tăng trưởng (mức tăng trưởng tương đối):

G = (GDPn – GDP0 )/GDP0 x 100%

Trong đó:

ΔGDPn: Quy mô tăng trưởng GDP năm nghiên cứu (năm n) so với năm gốc so sánh.

GDPn: Tổng sản phẩm quốc nội năm n.

GDP0: Tổng sản phẩm quốc nội năm gốc so sánh.

G: tốc độ tăng trưởng kinh tế

>> Tham khảo thêm: Công thức tính tỷ suất lợi nhuận

1.4. Lợi ích tăng trưởng kinh tế/ Economic Growth

Lợi ích tăng trưởng kinh tế/ Economic Growth là gì?
Lợi ích tăng trưởng kinh tế/ Economic Growth là gì?

Dựa trên thì lý thuyết thì việc tăng trưởng kinh tế đối với một quốc gia chính làm cho tổng mức sản lượng và thu nhập của một quốc gia tăng lên. Là nền tảng để có thể cải thiện cũng như nâng cao được chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng cho cộng đồng. Hay nói một cách dễ hiểu nhất thì nó chính là tiền đề để nền kinh tế được mở sang trang mới có nhiều hứa hẹn hơn.

Tuy nhiên nếu nói dưới góc độ vĩ mô và thực tế hơn thì tốc độ tăng trưởng nhanh cũng chính là dấu hiệu giúp quốc gia chúng ta từ một quốc gia nghèo có thể đuổi kịp, sánh vai hay thậm chí là vượt qua được nhiều quốc gia giàu có khác hơn mình. Đối với mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cũng sẽ dần được cải thiện, và đó chính là điều kiện thuận lợi để xã hội phát triển hơn, nhu cầu về chất lượng cuộc sống cũng sẽ nâng cao và kéo theo đó chính là cuộc sống nề nếp, văn mình có cơ được tăng lên. Hoặc khi các bạn nhìn vào đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm thì đương nhiên thu nhập cũng sẽ thấp và không đủ để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Và đó cũng chính là lý do vì sao mà một quốc gia nào cũng cần phải làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế vô cùng chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đóng vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu để giải được một số bài toán hóc búa trong vấn đề xã hội. Tuy nhiên khi các bạn đã tham khảo “phương diện xét tăng trưởng kinh tế là gì?” được chia sẻ ở trên thì các bạn cũng đã biết được rẳng việc tăng trưởng theo chiều rộng không thể mang lại sự phát triển kinh tế bền vững được, đồng thời cũng tương đối khó để thực hiện được tốt các chính sách về xã hội. Do vậy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu mới là yếu tố cần thiết.

>> Xem thêm: Kinh tế xây dựng là gì

1.5. Hạn chế tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh những lợi ích vô cùng quan trọng được kể ở trên thì vấn đề về tăng trưởng kinh tế vẫn còn nhiều mặt hạn chế khác mà các bạn cũng cần phải nắm được đó là:

- Khi tăng trưởng kinh tế quá cao, quá nóng thì chi phí mà xã hội cần phải gánh chịu cũng sẽ ra tăng.

- Nếu tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, từ đó sẽ làm ô nhiễm môi trường;

- Khi chất lượng cuộc sống cộng đồng được nâng cao cũng là lúc nguy cơ làm nảy sinh các vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, bất bình đẳng xã hội phân biệt giàu nghèo,…

Việc làm kinh doanh bất động sản

>> Xem thêm: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay

2. Tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta đầu năm 2019 thế nào?

Tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta đầu năm 2019 thế nào?
Tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta đầu năm 2019

Mặc dù nền kinh tế của nước ta vẫn còn nhiều thách thức cũng như khó khăn, nhưng dựa trên những số liệu thực tế thì các chuyên gia cũng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 của nước ta khả năng cao là sẽ vượt mục tiêu cũng như chỉ tiêu trong kế hoạch được Quốc hội đề ra. Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế là gì? Là những chỉ tiêu được đề ra bởi đơn vị có thẩm quyền đề ra cao hơn so với mặt chung của tăng trưởng kinh tế nhiều năm, và nó cũng được đánh giá là đích đến không dễ đi.

Minh chứng cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm 2019 của nước ta đạt 6,76%, mặc dù thấp hơn so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2018 ( cụ thể là 7,05%) nhưng nó vẫn tương đối là cao so với thời điểm cùng kỳ của nhiều năm trước từ 2011 đến 2017. Và dựa theo Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, hiện là Giám đốc của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia chia sẻ, kinh tế của toàn cầu đang dịch chuyển chậm do có nhiều yếu tố rủi ro kinh doanh gia tăng, nhất là đối với các quốc gia có nền kinh tế lớn và Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tương đối là tích cực.

Một số yếu tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta chính là diễn biến cuộc chiến thương mại giữa Trung – Mỹ cùng với sự căng thẳng giữa Mỹ - Iran về lĩnh vực dầu mỏ. Ngoài ra Chính phủ cũng đang đẩy mạnh các dự án thu hút cũng như cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư, đồng thời cũng tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh của việc mở cửa hội nhập kinh tế đa quốc gia. Cùng với đó là những công tác thúc đẩy cơ cấu nền kinh tế, cơ chế quản lý nền kinh tế và không ngừng cơ cấu lại các lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo được chất lượng nhằm tăng khả năng “miễn dịch” của nền kinh tế trước những biến động của nền kinh tế thương mại toàn cầu.

Việc làm marketing - pr

3. Yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế là gì?

Yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế là gì?
Yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế là gì?

Đối với môi trường kinh tế diễn biến khó lường như hiện nay thì các nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra được rằng để đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là sự đầu tư hợp lý. Thực ra, vào năm 1988, các chuyên gia kinh tế cũng đã đưa ra nhận định rằng với hệ thống kinh tế, việc tích lũy vốn con người chính là nội sinh, là nhân tố hàng đầu trong các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nếu có sự đầu tư chuẩn xác. Và vốn con người cùng với kho tri thức thực hiện đối với sự phát triển kinh tế như hiện nay thì nó cũng giống như một món hàng hóa công cộng, dễ hiểu hơn thì các bạn có thể liên tưởng rằng khi kho kiến thức kết hợp với sự phát triển của công nghệ 4.0 dưới sự phản ảnh của vốn đầu tư vật chất thì chắc chắn sẽ tạo ra được những hàng hóa công cộng. Thêm vào đó là sự tác động của hiệu ứng tràn – Spillover Effect thì gây ra sự ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất của nền kinh tế.

Thực tế thì vốn con người được hình thành dựa trên các khoản đầu tư nâng cao trình độ cùng với chất lượng cuộc sống, trong đó điều đặc biệt cần phải quan tâm chính là lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật và khoa học,… Hoặc các bạn cũng có thể hiểu đơn giản, vốn con người ở đây có nghĩa là bao gồm cả về tri thức, tài năng, kỹ năng, năng lực, trí thông minh, kinh nghiệm,…Tức là để đạt được quy mô tăng tưởng kinh tế bền vững thì cần phải có sự đầu tư cho vốn vật chất (máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ kỹ thuật cao,…) và khu vực tri thức. Tuy nhiên so với tình hình thực tế của nước ta trong nhiều năm trước thì dù có cố gắng đến đâu, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đầu tư vì chưa thực sự đáp ứng đủ được những nhu cầu để đảm bảo được nguồn vốn con người. Do vậy mà việc cải thiện cũng như đầu tư vào vốn con người của nước ta trước kia vẫn còn chậm. Nhưng Nhà nước ta vẫn không ngừng đưa ra những phương án để cải thiện được những mặt còn hạn chế đó để đảm bảo rằng sẽ tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai gần.

Tóm lại, để xây dựng, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không phải là chuyện đơn giản mà quốc gia nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên với vai trò là công dân của Việt Nam thì trước tiên chúng ta cần phấn đấu nỗ lực, đóng góp trí tuệ cùng với công sức để nâng cao được sự phát triển kinh tế trong tương lai. Hy vọng những nội dung chia sẻ về “Economic Growth - Tăng trưởng kinh tế là gì?” đã mang hữu ích đến các bạn! Nếu có thông tin gì mới về vấn đề này thì sẽ được cập nhật trong nội dung tiếp theo của Blog Timviec365.vn, các bạn cùng chờ theo dõi nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý