Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024
Việt Nam hiện nay là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị trường tương đối ổn định. Từ một quốc gia nghèo nhất, chỉ trong vài chục năm đã vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để có thể làm được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, đánh đổi mồ hôi, nước mắt, xương máu của biết bao người. Vậy hãy cùng timvie365.vn tìm hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức mua tương đương (năm 2024), đứng thứ 127 xét theo GDP danh nghĩa bình quân đầu người hoặc đứng thứ 117 nếu tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2024 là 202 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính đến tháng 11 năm 2024, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đến năm 2024, đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường (VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Đến năm 2024, sau những nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo đã có 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tại một phiên họp Chính phủ.
Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh doanh, kinh tế song phương.
Các chỉ số quan trọng về kinh tế của Việt Nam ở mức rất thấp so với khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2024 đạt 2.540 USD, thấp hơn 4.5 lần so với GDP bình quân đầu người chung của thế giới. Năng suất lao động, chỉ số sáng tạo của nền kinh tế, chỉ số tự do kinh tế, chỉ số hấp thụ FDI thấp hơn nhiều các nước khu vực, kể cả Lào và Campuchia. Đồng thời lao động nam và nữ chưa qua đào tạo của Việt Nam chiếm tỷ lệ cao khoảng 80%. Trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ so với thế giới và vài chục năm so với khu vực, đa số doanh nghiệp đang sở hữu công nghệ rất lạc hậu và máy móc hết khấu hao. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP rất thấp (chưa đến 10%), trong khi tỷ lệ tham nhũng ở mức cao.
>> Xem thêm: Kinh tế đầu tư là gì
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang được hỗ trợ mạnh mẽ không chỉ bởi nhu cầu nội địa lớn mà định hướng xuất khẩu tương đối cao. Tỷ lệ người dân nghèo đã được giảm xuống một cách đáng kể dưới 3%. Đồng thời trong khoảng 30 năm gần đây nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển, không có dấu hiệu suy thoái. Kể từ năm 1988 đến nay nền kinh tế tăng trưởng trung bình gần 7%, chỉ có duy nhất một năm là mức tăng trưởng thấp hơn, khoảng 5%. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người cũng được nâng cao 5 lần từ năm 1988 đến nay. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây thấp hơn mức cao kỷ lục trong thập kỷ 1990, nhưng lại khá bền vững, rộng khắp và thân thiện với việc làm. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2024, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã được phục hồi nhanh chóng và nổi lên thành quốc gia có xuất khẩu mạnh và có kinh tế thu nhập trung bình phát triển mạnh. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng cường tìm hiểu mong muốn góp vốn vào nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, các chỉ số xã hội ngày càng được cải thiện bởi người dân có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục, y tế, các cơ sở hạ tầng tiên tiến.
Trong báo cáo thường niên kinh tế vĩ mô Việt Nam đã nêu rõ sự tăng trưởng của nền kinh tế gắn với 3 điểm sáng quan trọng:
- Thứ nhất: Sự gia tăng kinh tế khá đồng đều bởi nó đến từ tất cả các khu vực
- Thứ hai: Kinh tế tư nhân là vai trò đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế
- Thứ 3: Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao
>> Xem thêm: Cơ chế quản lý kinh tế
Bên cạnh những điểm tích cực như trên thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang tiềm ẩn rất nhiều khó khăn.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng khoảng 40% so với thu nhập bình quân thế giới, nên chúng ta còn một chặng đường khá dài và nhiều chông gai để có thể” sánh vai với các cường quốc năm châu”. Trong những năm sắp tới nhu cầu phát triển nhanh chắc chắn sẽ vẫn còn, tuy nhiên vẫn đang ở mức thấp, thể hiện bởi việc suy giảm các mức độ khác nhau trong năng suất, lực lượng tăng trưởng lao động và đầu tư. Dù được rất nhiều các nước khác ghen tị bởi sự phát triển kinh tế nhưng sự phát triển này vẫn chưa cao để Việt Nam có thể hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2024. Đặc biệt, việc tăng trưởng chậm lại của Việt Nam dường như đã xảy ra trước so với các nền kinh tế Đông Á khác.
Tăng năng suất lao động – động lực chính cho tăng trưởng GDP trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi ở Việt Nam – vẫn còn thấp. Tăng năng suất lao động đã phục hồi phần nào trong những năm gần đây nhờ vào sự mở rộng khu vực FDI, và việc người lao động chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và sản xuất. Tuy nhiên, việc tăng năng suất vẫn còn khá yếu, thể hiện việc thiếu hiệu quả thường xuyên trong phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Hạch toán tăng trưởng trên một loạt giả định cho thấy một bức tranh trong đó tỷ lệ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp trong thập kỷ qua nhìn chung là thấp. Năng suất lao động đã kéo tăng trưởng GDP xuống, mặc dù có nhiều sự khác biệt trong mức năng suất và tốc độ tăng trưởng trong và giữa các lĩnh vực, cũng như trong và giữa các công ty.
Dân số Việt Nam trẻ, tuy nhiên hiện nay lại đang phải đối mặt với những trở ngại lớn. Dân số đông, tăng nhanh đã tạo áp lực vô cùng lớn lên sản lượng tiềm năng. Mặc dù dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động sẽ tiếp tục tăng trong hai thập kỷ tới, nhưng tỷ lệ tăng giảm xuống còn khoảng 1%/năm, thấp hơn hẳn so với mức tăng trung bình 2,5% trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2024. Nếu nhìn tổng thể, thì dân số trong độ tuổi lao động đang bắt đầu giảm. Phạm vi Việt Nam có thể tối đa hoá lợi nhuận thu được từ lợi tức dân số còn lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc Việt Nam có thể sử dụng thanh thiếu niên trong những công việc có hiệu suất cao hơn sẽ quyết định không chỉ tốc độ tăng trưởng tổng hợp mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân.
Mặc dù Việt Nam đang tăng cường và đạt được nhiều thành tích về đầu tư vào con người, tuy nhiên năng suất lao động vẫn chưa được cao. Một đứa trẻ sơ sinh ở Việt Nam có năng suất lao động cả đời thấp hơn một đứa trẻ được học và chăm sóc sức khỏe đầy đủ khoảng 67%. Mặc dù hiện nay nhà nước đang rất chú trọng trong việc phát triển giáo dục các cấp, nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời tạo điều kiện một cách tối ưu cho sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng mức độ kỹ năng vẫn chưa thật tương xứng yêu cầu của một nền kinh tế đang trên đà phát triển.
Mức tăng trưởng tín dụng nhanh, đòn bẩy ngày càng tăng của khu vực tư nhân và nợ công cao tiềm ẩn nguy cơ kìm hãm và làm mất ổn định kinh tế. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang được giữ ở mức tương đối ổn định, nhưng lớp đệm kinh tế vĩ mô vẫn còn khá mỏng.
Di sản thể chế chưa thật sự hoàn chỉnh và môi trường kinh doanh, quyết định đầu tư rắc rối đã và đang cản trở vô cùng lớn đến việc phân bổ nguồn lực kinh tế hiện nay. Đồng thời vai trò của nhà nước và thị trường cần tiếp tục thay đổi, hoàn thiện hơn nữa để giúp bộ máy kinh tế phát triển bền vững, nâng cao giá trị.
>> Xem thêm: Ngành kinh tế quốc tế là gì
Nhà nước Xã Hội Chủ nghĩa đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cho nền kinh tế Việt Nam, bao gồm:
- Đảm bảo cân đối và ổn định nền kinh tế vĩ mô của nước nhà. Giữ vững an ninh tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng để đảm bảo sự phát triển bền vững. Đồng thời tăng cường phát triển chiều rộng và chiều sâu, kết hợp thực hiện tăng trưởng xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nhân lực trong và ngoài nước.
- Giảm thiểu một cách tốt nhất những tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của timviec365.vn sẽ giúp các bạn định hình rõ hơn về thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay. Là một công dân của đất nước, chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ góp phần vào sự phát triển kinh tế, để đưa đất nước tiến bộ và sánh vai với các quốc gia khác trên thế giới.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc